Thứ Tư, 28 tháng 1, 2009

Tạp Cảm

Tiếng pháo và ngày tết

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Cứ thế mà suy thì có lẽ tiếng pháo gắn với người việt, với cái tết đã từ lâu lắm. Từ thượng cố người Việt chưa có pháo thì đã biết dùng tre nứa nguyên cây đố cho nổ trong các nghi lễ trừ tà. Từ khi phát minh ra thuốc nổ thì Trung Quóc,Việt Nam và có lẽ cả các nước châu Á đều coi pháo không chỉ là điều tất yếu phải có trong các nghi lễ quan trọng mà còn là tín hiệu báo tin vui của gia đình, của cộng đồng. Ngày xa xưa (cách đây mười bốn, mười lăm măm về trước) khi dân còn có quyền hưởng một thú vui nho nhỏ là đốt pháo khi xuân về thì ngày tết rộn rã lắm, khắp cả nông thôn thành thị, không kể kẻ giàu người nghèo…tất thảy đều có niềm vui khi tết đến. Nhưng rồi có lệnh cấm tiệt vì tốn kém, vì tai nạn…nhưng tôi nghĩ hình như không phải thế. mà có lẽ do tiếng pháo có tính chất trừ tà. Dẫu sao cũng chỉ những người dân nghèo là thiệt…
… Hình như những cái tết gần đây ở Bắc đã có tiếng pháo nổ nhiều, họ đúng chăng? họ sai chăng? tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng đó là lòng dân vì tôi nghĩ rằng tiếng pháo là hồn tết Việt, là hồn tết của người dân nghèo đất Việt. Không phải không có pháo là không có tết nhưng không có tiếng pháo cái tết của người dân xứ này nghèo đi nhiều lắm. Thừ ngẫm xem pháo hoa đâu có phải là thứ pháo của người Việt, càng không phải thứ pháo của người nghèo. Mỗi năm tết đến phào hoa chỉ có ở các thành phố nơi tập trung đa số là những người giàu có, nghĩa là chỉ có những người giàu mới được hưởng thứ xa xỉ đó còn dân nghèo thì không. Như vậy vô tình hay cố ý người ta đã đào sâu thêm cái hố (vốn đã quá sâu) ngăn cách giữa kẻ giàu với người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Vả lại người Việt là cư dân lúa nước, quen với đời sống hướng nội chỉ những khi lễ tết mới có dịp được hướng ngoại, tiếng pháo là cao trào của sự hướng ngoại đó. Đám hỏi, cưới xin, xây cất… tiếng pháo báo hiệu niềm vui đên cho mọi người cùng vui chung. Vậy mà… Bao giờ được trở lại ngày xưa…

Mồng 3 tết Kỷ Sửu
Dương Sinh

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2009

Câu đối tết

CHIỀU BA MƯƠI, CÂU ĐỐI MỘT ĐÔI, THẢO TREO CHƠI, MỪNG TẾT
SÁNG MỒNG MỘT, VĂN SÁCH VÀI DÒNG, VIẾT KHAI BÚT, CHÀO XUÂN

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2009

ĐƯỜNG VỀ TỈNH

Truyện

Cầm bức điện từ bộ phận Cơ yếu vừa đưa qua, Tư Hiền thấy băn khoăn lạ: “Gửi đồng chí Tư Hiền. Về dự họp gấp. Đang chờ Ba Tri – BQ – RA”. Chắc là có chủ trương gì mới và quan trọng lắm. Phải chăng đây là “tình thế mới, cơ hội mới” như mấy tay “tham mưu con” của huyện đội thường kháo nhau mấy lúc rày.

Thật ra đây là lần thứ tư Ba Tri nhận được điện khẩn của tỉnh triệu tập và chính bản thân anh đả ba lần ra đi nhưng chưa lọt được qua lộ. Hai lần đấu, anh theo đường Châu Bình lên Châu Hoà định sang Long Mỹ bằng cách qua lộ ở Đồng Gò, nhưng vừa tới mí đường thì đụng hàng rào điện tử của địch, thế là pháo từ bốn bên đổ đến, phải khó khăn lắm anh mới thoát được về Rạch Vọp. Lần thứ ba thì mới tối hôm kia cachj1 ngày hôm qua đây thôi chứ đã lâu lắc gì: Đem theo Sáu Mun làm bảo vệ, các anh định qua lộ ở Bình Hoà để sang Tân Hào. Đó là con đường do trên vạch ra, có nói rõsẽ cho giao liên dẫn qua lộ. Hai anh em lần mò mãi tới mười hai giờ khuyamới tới Bình Hoà, núp ở ngoài mí ruộng để chờ ám hiệu như đã được dặn. Nưng mười lăm phút rồi nửa tiếng trôi qua vẫn không có ám hiệu. Sáu Mun khều anh: “Có lẽ bị động rồi, phải rút thôi anh Tư !”… Vừa mới lùi lại được vài chục thước thì đụng ngay một toán người lố nhố đi tới. Hai anh em hoảng hồn tưởng đụng tụi mật phục trở về, té ra là mấy ông quân sự tỉnh đang công tác ở Giồng Trôm cũng về tỉnh họp. Hai bên gặp nhau, mừng lắm, mấy ông quân sự quyết tâm qua. Có hai anh xung phong qua trước, không ngờ vừa tới mí lộ thì súng của tụi lính mật phục bắn tới như mưa bấc một anh lùi thoát, một anh hy sinh tại chỗ… Vây là lần thứ ba thất bại, còn lần thứ tư này?... Nhưng lệnh là lệnh, lần thứ tư khôpng được thì lần thư năm. Thứ sáu… cho đến khi nào về được tỉnh mới thôi.

* *

*

Đoàn của họ gồm cả thảy sáu người. Lúc đầu Tư Hiền định đem theo một tiểu đội đặc công làm bảo vệ, quyết tâm hễ đụng địch thì phải quyết tâm nổ súng chiến đấu vượt đường bằng được trong đêm nay. Nhưng tính lại thấy đêm mai đặc công phải đột nhập vào Mỹ Chánh Hoà đánh tiêu hao địch, thêm một tay súng là thêm một phần sức mạnh, huống chi cả tiểu đội, nên anh quyết định chỉ đem theo ba trinh sát và hai giao liên… khởi đầu từ Rạch Vọp vào khoảng tám giờ tối. Theo kế hoạch họ sẽ vòng lên Ba Mt4 tới sát Châu Bình rồi cắt lên phía trên Láng Sen, qua lộ ở vùng giáp ranh Ba Tri và Giồng Trôm, nơi mà với kinh nghiệm của người lính và người cán bộ vùng địch, Tư Hiền biết đó là điểm mà địch thường lơ là cảnh giác nhất vì sự không thống nhất giữa các đơn vị huyện này, huyện kia của chúng. …Họ bước đi lặng lẽ trong đêm. Gió chướng lồng lộng, đêm tháng mười một sương xuống nhiều, se se lạnh, bốn phía bao la. Tư Hiền phóng tầm mắt ra xa, bên phải anh là Châu Bình – vúng căn cứ của Giồng Trôm, sâu hơn vào phía “lộ Đông Dương” và xích lên mé trên một ít là Bình Thành, quay xuống phía dưới là An Ngãi Trung và “làng mới”, nơi mà thế địch rất mạnh còn ta chưa xây dựng được cơ sở nào, nhiều đồng chí ta đã phải hy sinh khi xâm nhạp vào đó. Đối diện bên kia lộ với An Ngãi Trung là An Ngãi tây, mé trên một chút, nằm sát bờ hàm luông là Tân Hưng, lên nữa là Hiệp Hưng, là nơi mà đêm nay Tư Hiền phải vượt qua để sau nữa vượt Hàm Luông về điểm họp của tỉnh ở Mỏ Cày…

…- Bây giờ là mấy giờ rồi? – Có tiếng ai hỏi nho nhỏ.
- Mười hai giờ mười lăm - Tiếng Tư Đấu, tiểu đội trưởng trinh sát, đội trưởng đội bảo vệ đêm nay trả lời. Chậm lại vài nhip6 để Tư Hiền đi kịp, Tư Đấu đề nghị: - Anh Tư, đây cách lộ chừng cây số nữa thôi, cho anh em nghỉ mấy phút, hút điếu thuốc rồi đi tiếp.
Tư Hiền nghiêm giọng:
- Thôi, bây giờ nghỉ thì nghỉ, đi thì đi chư không hút thuốc. Giữa đồng thế này, ánh sáng loé lên sẽ thấy từ rất xa.,,,
Họ ngồi lại trên một bờ đìa nhỏ, anh em chuyền tay nhau bình toong nước… Chợt thằng Thức dúi vào tay Tư Hiền một thứ gì đó, nòi nhỏ:
-Làm một miếng khô chơi cho đỡ lạt miệng đi chú Tư.
Tư Hiền đưa lên mũi:
- Chà, thằng này sang quá ta, có khô lịch củ nữa, ở đâu mày có?
- Dạ má con vừa gửi vợ anh Tư vào cho con hồi hổm, tụi nó đem nhậu gần hết. Con dấu lại được mấy miếng…
Tư Hiền ngả mình xuống vuông cỏ, vừa nhấm nháp miếng khô lịch bùi bùi beo béo, vừa nghĩ ngợi lan man.

Đêm đẹp thật, trăng thượng tuần đã lặn từ lâu nhưng còn những ngôi sao xa u ẩn như những con mắt người đang cớp chớp, nửa như diễu cợt, nửa như thân mật. Những chân ruộng mới gặt trơ gốc rạ lởm chởm nom như những cái bàn chải khổng lồ… Ước gì không còn giặc, mình sẽ cùng vợ làm ruộng nuôi con như những người dân khác, lúc thong thả hay khi chiều xuống, cùng bạn bè lai rai vài ly rượu. Tối đi đặt nò, thả lờ, đặt bung kiếm thêm tiền chợ cho vợ. Ngày xưa Tư Hiền mê vợ ở giọng hò cấy thật mượt mà, còn chi mê anh bởi tài cắt lúa. Rồi đôi bên nên vợ nên chồng…
… Có ai đó khều khều vào chân khiến Tư Hiền giệt mình:
- Anh Tư…Anh Tư..!
- Chết cha, lan man quá, quên mất mính đang làm gì và ở đâu – Tư Hiền nghĩ – Nãy giờ lâu chưa mày?
- Cũng mới độ mười lăm phút thôi anh Tư! Có lẽ mình đi tiếp nghe anh?
- Ừ mà này, cố gắng xác định đúng vị trí vùng giáp ranh để qua nghe Tư Đấu? Đêm nay phải quyết tâm qua bằng được!
- Dạ, anh cứ yên tâm đi, anh Tư…

* *

*

Đang bước ngon trớn, Tư Hiền bỗng va vào người đi trước, thì ra hai trinh sát vừa dừng lại. Tư Hiền ngước mắt nhìn lên:
- Dã tới rồi à?...Sao nhanh quá vậy? Không khéo thì lạc đường rồi…
Vừa lúc đó Tư Đấu lùi xuống sát bên anh, thì thào lúng túng:
- Chết rồi anh Tư ơi! Mình cắt sai vị trí, đây sát bên cống Láng Sen rồi…
Quả vậy, mí lộ chỉ còn cách các anh không đầy trăm thước. Tư Hiền nói gấp:
- Cho anh em lùi lại mau, mình cắt ngược lên phía trên…
Không kịp nữa rồi, những tràng súng AR15 của tụi lính địch phục trên lộ đã bắn xối xả về phía các anh. Mọi người tán loạn chạy ngược trở lại. Tiếng những tên lính la lối lẫn trong tiếng súng nổ:
- Việt cộng, đầu hàng đi…
Tụi nó ào xuống rượt theo. Mặc, họ vẫn chạy, được chừng vài chục thước, chừng như cảm thấy vướng víu, thằng Thức gỗng quẳng cây cạc bin đang cầm trong tay xuống rồi vọt luôn. Nư một bản năng, Tư Hiền cúi xuớng thộp luôn cây súng cầm lên, bụng chửi thầm:
- Mẹ trinh sát gì mà nhát dữ vậy?
Rồi anh lại băng mình chạy tiếp, không kịp nhận định phương hướng, mặc cho tiếng đạn địch rít véo véo bên tai, có lúc nghe mát má tưởng như nó đã ở sát bên mìng rồi, mặc cho những lá lúa cắt nát da, mặc cho những bông lúa quất vào mặt mày… Cũng chẳng biết đã được bao xa, Tư Hiền bỗng thấy lừng lững ngay trước mặt mình là một cây rơm, Vừa lẩn mình vào sau cây rơm, anh bỗng thấy cạnh cây rơm là một khẩu đìa nhỏ. Mừng húm, Tư Hiền trườn vội xuống chém vè ngay mấy bụi cây nhỏ sát bờ…
Lúc này Tư Hiền mới kịp nhận ra xung quanh mình đang sáng rõ như ban ngày. Vì ngay trên đầu anh, bốn trái pháo sáng đang treo lơ lửng trong kgông trung. Tiếng rít của pháo địch từ Ba Tri bắn lên, từ Giồng Trôm bắn xuồng nghe như tiếng xé lụa. Vẫn còn tiếng súng của tụi lính phục kích, tuy nhiên đưa mắt quan sát, Tư Hiền không thấy có toán lính nào rượt theo anh nữa…
Thật lâu, trái sáng trên trời đã tắt ngủm, không còn tiếng pháo địch bắn tới, cũng không còn tiếng súng của tụi lính mật phục – không gian trở lại yên ắng với màn đêm dày đặc… Tư Hiền thận trọng cố chờ thêm một lúc nữa, thấy vẫn không có gì khả nghi, mới từ từ trườn lên. Vừa lên tới bờ, tự nhiên anh thấy ngứa râm ran khắp người. Cởi vội áo ra thì trới ơi! Khắp người anh toàn là đỉa, đỉa mẹ, đỉa cha, đỉa con, đỉa cháu, bu đen mun trông gớm ghiếc như những con sâu róm. Đánh nhau đã nhiều trận, xâm nhập vào vùng địch đã nhiều bận, gặp nguy hiểm cũng đã nhiều lần, Tư Hiền chưa hề biết sợ. Nhưng lúc này nhìn đám đỉa đang bu đặc quanh mình, anh cảm thấy điếng hồn, sởn gai ốc vì vừa sợ vừa ghê… Anh cố gỡ từng con, nhưng những con vật vừa nhớt, vừa dai nhách bám như tjít vào da thịt anh, thật khó gỡ ra nổi…
“Ngồi mà gỡ từng con thì biết bao giờ cho xong, trời sắp sáng rồi” – Tư Hiền thầm nghĩ, chợt anh loé lên một ý…
Trong đêm tối, anh cởi cả áo quần và cọ người vào cây rơm, những con đỉa không chịu được sự chà xát đã rụng xuống lả tả, chỉ một lát sau trên mình đã sạch đỉa… Vừa vắt quần áo cho khô, Tư Hiền vừa tính toán:
“Bây giờ đã hơn hai giờ sáng, về Rạch Vọp không kịp nữa, vả lại kỳ hẹn đã cận quá rồi. Mà chém vè ở lại đây cũng không ổn, nhất định sáng mai địch sẽ rà soát lại vùng này. Bây giờ đành đi bước nào tính bước đó: mình sẽ lùi về phía “làng mới”, có thể đây là nơi địch rất mạnh ta lại không có cơ sở nên địch sẽ chủ quan không chừng. Vả lại trên đường từ dây xuống đấy gặp chỗ nào thuận tiện mình sẽ qua lộ chỗ đó, may ra còn gặp được một vài đứa bảo vệ… Chà không biết mấy đứa ra sao cả rồi…”.
Mặc nhanh quần áo, Tư Hiền nhét chặt khẩu côn vào thắt lưng và cầm lấy khẩu cạc – bin…

*

* *

Vừa bò thụt lùi sau bụi dứa dại thấp, Tư Hiền vừa cố lắng nghe tiếng trò chuyện của tụi lính đang ngồi trên đường. Lúc nãy, theo sự tính toán, Tư Hiền áp sát vào phía trên “làng mới”, cách chừng trăm thước và tiến dần ra phía lộ. Tới bụi dứa dại, anh tụt mình lại để quan sát động tĩnh, nghe chừng yên, nhưng anh vừa vượt qua bụi dứa dại thì chợt phát hiện ra một toán lính chừng năm, sáu tên đang ngồi im lìm ở mé đường, cách anh chỉ chừng vài chục thước… Bỗng một tên bước ra vệ đường, vạch quần đái tè tè, miệng chửi:
- Đ… mẹ thằng chiêu hồi! Nó bảo mấy đêm rày chắc chắn có cán bộ bự của Ba tri về tỉnh họp. Cả trung đội mật phục mấy đêm, đêm nay mới gặp một toán, mà có thằng nào có vẻ chỉ huy đâu…
Nó vừa quay lại mí đường vừa làu bàu:
- Số tụi mình thật là số con ruồi. Trong khi tụi nó khiêng xác mấy thằng Việt cộng về thì tụi mình được lệnh vẫn phải phục tiếp, đề phòng tên chỉ huy vẫn liều lĩnh qua lộ… Chờ mãi cũng đâu thấy chó gì…
Vừa bò lùi, Tư Hiền vừa trào nước mắt. Vậy là ba đồng chí của anh đã hy sinh, không biết là những ai… Lùi được chừng vài chục thước vừa may đụng mí ruộng. Lúc này giũa anh và những tên lính đang phục trên đường đủ khất tầm mắt bởi những bụi dứa dại lớn, Tư Hiền đứng khom dậy quay lưng rảo bước, vừa đi vừa tính: Bây giờ chờ ở đây thì không biết bao giờ tụi nó mới rút. Mé trên nếu đúng như lời tên lính nói thì chúng cũng đang phục ở đó. Thôi đành dang ra lùi lại quãng giữa Giồng Tre và làng Mới mà qua lộ vậy… Dầu sao cũng không thể chờ đợi nữa…

*

* *

… Tư Hiền nhào qua lộ. Vừa tới mí, anh ngả người lăn liên tiếp mấy vòng vào sát gốc dứa dại. Những cái gai dứa cắm vào khằp người làm anh đau điếng, nhưng anh cắn răng cố chịu… Một phút rồi hai phút trôi qua, xung quanh vẫn yên ắng. Vậy là anh đã tính đúng, đây là điểm mà kẻ địch chủ quan nhất. Nhưng bây giờ thì phải nhanh lên, anh biết trời đang sắp sáng. Mà tới khi trời sáng nếu còn lẩn quẩn ở đây thì nhất định sẽ bị phát hiện… Vội đứng dậy, một tay nắm chặt khẩu cạc- bin, tay kia gỡ những lá dứa khô rụng đầy gai đang bám vào khắp áo quần đầu tóc, Tư Hiền rảo bước thật mau. Đượcmột đỗi xa xa, anh đưa mắt nhìn về phía đông: trời đã rựng sáng, xe đò Ba Tri có lẽ sắp sửa lên – Tư Hiền thầm nghĩ, kim chiếc đồng hồ dạ quang trong tay anh chỉ năm giờ thiếu mười phút. Cũng may trời mùa đông lâu sáng lại mù nhiều, tầm nhìn rất hạn chế. Nhưng nếu chậm chân, sáng ra mù tan, thấy người lẩn lút ngoài đồng sớm, chúng sẽ nghi ngay. Dù sao cũng phải vào sâu tận trong những thửa ruộng vừa chín… Anh bỗng ngồi thụp xuống, thở dốc. Suốt đêm qua thức trắng, lại căng thẳng đầu óc để chống chọi với với các tình huống nguy hiểm luôn rình rập quanh mình, bây giờ cái mệt mỏi mới thấm vào người anh. Anh cảm thấy đói, nắm cơm mang theo đã rơi mất từ lúc nào không hay. “Chà, giá bây giờ có nắm cơm ăn vào thì tỉnh người lắm… – Tư Hiền ước - Nhưng thôi, cũng chẳng thể, vì nếu còn đến bây giờ thì cũng không ăn được. Ngâm mình cả tiếng đồng hồ dưới đìa, nắm cơm chắc cũng rã ra hất. Bây giờ phải vào sâu chút nữa, vạch lúa ra chui vào giũa ruộng mà ẩn rồi hãy tính”- Nghĩ vậy, Tư Hiền chỏi tay đứng dậy. Lúc này trời đã bắt đầu sáng, sương mù hơi loãng ra, nhìn ra mé lộ anh thấy lờ mờ hàng dứa dại và mấy ngôi nhà của “làng Mới”. Vội cúi người thấp xuống, anh lom khom bước tới chừng ba dây ruộng, đến một góc anh định vạch lúa chui vào, bỗng nhìn thấy bên cạnh có miếng đất hoang,bên trên là một chòi vịt sập, cây lá nằm đè lên nhau sát mặt nước.
- Chà, ở đây chắc dễ chịu hơn ngồi trong đám lúa, mà nếu có động, mình lủi vào đám lúa cũng còn kịp mà.
Tư Hiền vừa lẩm bẩm vừa tìm cách nâng đám cây lá của cái chòi sập lên,đủ cho anh trườn vào… Nằm trong đám cây lá nhưng nửa người cón ngập trong nước, vừa mệt, vừa đói, Tư Hiền gần như thiếp ngay đi… Một tia nắng rọi ngay vào mắt làm Tư Hiền bật thức dậy. Anh chặc lưỡi: “Mình mất cảnh giác quá! Trời đã trưa rồi sao? – Anh đưa tay lên nhìn – Mới tám giờ, vẫn còn sớm. Phải chờ một chút nữa mới đi được. Lóng rày bọn địch cho dân ra làm đồng trễ lắm…”. Chợt anh giật mình đánh thót khi thấy bên cạnh mình, dưới đường mương mà người chủ chòi đã xắn đất làm nền, có một cái lờ. Anh đã vô ý không nhìn thấy nó lúc chui vào cái chòi sập này, mà thật ra cũng rất khó nhìn thấy trong ánh sáng nhập nhoạng lúc trời vừa rựng. Làm sao bây giờ, đây nhất định là cái lờ vừa đặt đêm qua chứ không phải là cái lờ bỏ quên vì trong lờ mấy con cá rô, cá sặc vẫn bơi lội nhởn nhơ. Nhất định người đổ lờ sẽ phát hiện ra anh, tót nhất là phải lủi ngay vảo ruộng lúa… Tư Hiền định nhổm dậy, nhưng không kịp nữa…Người đổ lờ đã tới sát bên anh, trên vai còn tòn ten hơn chục chiếc lờ…
Vừa cúi mình định nhấc cái lờ lên thì ánh mắt anh ta vô tình bắt gặp ánh mắt Tư Hiền đang ngó mình đăm đăm. Giật mình, mặt biến sắc, anh ta lắp bắp:
- Ông… ông.. là… là…
Tư Hiền hỏi, giọng nhỏ nhưng sắc:
- Chú ở đâu vậy?
- Tôi … tôi… ở An Ngãi Trung…- Có lẽ nhìn thấy khẩu cạc-bin bên cạnh Tư Hiền, anh ta càng lắp bắp hơn – Tôi…tôi… đi… đổ… lờ…
Giong Tư Hiền hơi dịu lại:
Vậy chú đi đi, nhưng đừng nói với ai là tôi đang ở đây nha…
- Dạ, dạ… Toiô không nói, không nói…
Cấm chiếc lờ Tư Hiền trao, anh ta móc vội vào đầu gánh rồi bước đi như chạy, thỉnh thoảng còn ngoái cổ nhìn lại sau…
Người đổ lờ vừa bước đi thì Tư Hiền cũng bật dậy ngay, tay xách khẩu cạc-bin, anh trườn ngưòi vào ruộng lúa rẽ sang một hướng khác. Trườn qua hết mấy thử ruộng anh mới dừng lại ngồi nghỉ mệt.
- Mình thật mất cảnh giác – Tư Hiền ân hận – Bây giờ thì chưa biết sao đây. Nếu người đổ lờ này mà đi báo, thì chỉ trong vòng nửa tiếng nữa địch sẽ đổ quân vây kín vùng này… Bất giác anh đưa mắt theo hướng người đổ lờ đi, thấy bóng anh ta hút lên lộ…
Dầu sao cũng phải đi, Tư Hiền giắt lại khẩu côn vào thắt lưng, kẹp chặt khẩu cac-bin vào nách, vừa đi vừa chù ý thăm dò động tĩnh trên lộ. Thời may, anh gặp hai chiếc lờ khác dặt cạnh nhau (có lẽ là của người đổ lờ lúc nãy nhưng anh ta quá sợ đã không thể đi thu hết những chiếc lờ còn lại). Anh giở lờ, nhổ lấy cây cặm cặp dài theo khẩu cạc-bin làm đòn gánh rồi quảy lờ đi như một thường dân, tất nhiên là không đến gần ai. Chừng hơn nửa giờ trôi qua, vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy địch sẽ tràn ra vùng này, anh yên tâm rảo bước, bụng thầm nghĩ: “Thế mới biết, dù sống ngay trong lòng địch, lòng người dân vẫn hướng về cách mạng…”.

*
* *

Nắng, mệt và đói. Tư Hiền gần như lả đi trong cái nắng quay quắt của buổi xế chiều. Từ sáng tới giờ, trên đường đi tuy không gặp địch nhưng vẫn thật gian nan vất vả: Anh phải tránh những nơi có người, mà rải rác trên đồng đây đó vẫn có chỗ người ta đang gặt, thành ra đường đi càng kéo dài, lại thêm cái đói hành hạ. Nhưng cực nhất vẫn là cái nắng hầm hập của tháng mười một như muốn đổ lửa xuống cái đầu trần không nón của anh. Khắp cánh đồng trống mênh mông thỉnh thoảng lắm mới gặp một cái đìa nhỏ với vài bụi cây dại thấp tè. Những lúc đó anh nhập người vào bóng cây, cố thu mình nhỏ lại rồi cởi áo, nhúng ướt xong mới mặc vào dể trên đường đi bớt nóng. Vậy mà chỉ một lúc, áo đả khô rang và người anh lại tháo mồ hôi…
Tư Hiền dõi mắt nhìn, đã thấy rõ mí vườn của Tân Hưng.
“May quá – anh thầm nghĩ – Đây tới đó chỉ còn non cây số nữa thôi. Nhưng ở đây càng phải cảnh giác, không biết trong làng có địch không…” Vừa nghĩ tới đó, Tư Hiền bỗng thụp người xuống. Anh vừa nhác thấy bóng một người nào đó đang đi về phía mình. Núp sau đám lúa nhưng anh vẫn đưa mắt theo dõi người đang đi tới. Hình như chưa thấy anh, người ấy vẫn chăm chú bước, càng tới gần nhìn rõ thêm, Tư Hiền mừng quýnh: Thì ra đó là người em ruột Tám Chiến, cán bộ an ninh huyện. Anh vội đứng lên và gọi:
- Chú Mười, chú Mười, trong làng có lính không? Chừng như quá bất ngờ, mặt Mười biến sắc, anh ta ấp úng: - Ông… ông là ai, tôi không biết… không biết ông… - Tôi là Tư Hiền nè, chú không nhận ra tôi sao? - Không, tôi không biết…
Tư Hiền nổi nóng:
- Chú không tôi thật à? Vậy thì tôi đi. Nói xong Tư Hiền lách mình qua anh ta, bước thẳng. Được chừng năm chục thước, anh nghe có tiếng bước chân gấp gáp phía sau, vội ngoảnh lại. Thì ra Mười đang vừa chạy theo anh vừa hỏi với:Phải anh thật không anh Tư?
- Tôi chứ ai! Chú quên thật à?
- Lúc nãy tôi quên.
- Trong làng có lính không?
- Ngày hôm nay địch không đi ruồng. Anh cần thì tôi dẫn anh đi gặp mấy ổng. Cũng phải cả tiếng đồng hồ sau, Mười mới dẫn Tư Hiền tìm gặp được ông Bảy Quốc, bí thư Tân Hưng. Vừa gặp nhau, Bảy Quốc nói ngay:
- Tụi tôi tưởng anh “tiêu” rồi chứ! Có hai thằng lính đi cùng anh hồi hôm vừa mới tới đây. Tụi nó nói không khéo anh hy sinh rồi.
Tư Hiền ngạc nhiên:
- Hai đứa nào vậy, tụi nó cũng lần mò được tới đây sao? Đang nói Tư Hiền bỗng ngừng. Từ ngoài cửa thằng Thức và thằng Hoà bước vào. Thằng Thức bước tới trước mặt anh mếu máo:
- Chú Tư, con có lỗi quá…
Tư Hiền cảm động:
- Không sao! Tao đã tưởng tụi bây không tới được đây chớ! Có lẽ hiểu sai ý câu nói của anh, thằng Thức khóc oà lên: - Chú Tư, lúc đó con có hoảng thật, nhưng con còn nhớ chú, chú Tư…
Tư Hiền ôm chặt thằng Thức vào lòng, giọng nghẹn ngào: - Thôi nín đi, ý chú Tư không phải nói vậy… Súng của con đây…
*

* *

Nhìn chiếc hô-bo đang chạy xé ngoài sông, tự nhiên Tư Hiền mỉm cười, anh đang tự cười mình. Có lẽ đoạn đường theo giao liên công khai từ Tân Hưng lên Cái Mít nhẹ nhàng thoải mái quá, bảy giở đi mười giờ tới đã khiến anh nghĩ có lẽ sự vất vả khó khăn trên con đường về tỉnh cuỉa anh đã hết. Nhưng anh nhầm, từ Cái Mít sang Cồn Linh lúc mười hai giờ tới giờ, các anh không tài nào vượt sông nổi với hai chiếc hô-bo của tụi Hải đoàn Kiến Hoà cứ liên tục quần quanh cồn không thôi. Chiếc này vừa khuất bóng là chiếc khác đã hiện ra xa xa, không đủ thời giờ để làm chuyến vượt sông. Đã ba lần chiếc xuồng chở anh và thằng Thức định liều vượt, nhưng cứ vừa ra cận mí sông là gặp hô-bo đến, lại phải lùi lại… Đã có lúc người giao liên chạy xuồng máy nổi nóng văng tục:

- Tổ bà nó! Hôm nay mắc chứng gì mà tụi nó làm quá vậy không biết. Bây giờ đã hơn bốn giờ chiều, bữa ăn sáng ở Tân Hưng không biết đã trôi giạt vào đâu. Lúc đến lên đến Cái Mìt, anh em bảo ăn cơm, Tư Hiền nóng lòng: “Thôi để qua sông rồi hẵng hay, vả lại đây qua đó cũng không còn bao xa!...”. Vậy là đến bây giờ cả hai chú cháu đều đói meo bụng.
Bên anh, thằng Thức bỗng nhận xét:
- Chú Tư, hình như vòng này mấy chiếc hô-bo đảo chậm hơn vòng trước thì phải.
Tư Hiền chưa kịp trả lời thằng Thức đã nghe tiếng quát của người giao liên lẫn trong tiếng máy:
Mau, ngồi xuống vịn chặt vào be xuồng, khéo té.
Ngoài sông, một chiếc hô-bo vừa qua trước mặt các anh chừng hơn ngàn thước thì đột ngột Tư Hiền thấy người giật ngửa xém té, bên anh thằng Thức cũng vậy, dù cả hai đã được báo trước. Thì ra chiếc xuồng các anh đang ngồi đã lao từ vàm lạch ra sông với tốc độ thật kinh người.
Vùa ra chưa tới nửa sông, Tư Hiền bỗng thấy một chiếc hô-bo khác đang từ hướng mũi cồn chạy xuống. Anh nhủ thầm:
“Không biết có thoát được không, mấy cha giao liên này thật là liều” Hình như chiếc hô-bo cũng đã thấy các anh, nó tăng tốc, xé sóng lao xuống:Khoảng cách giừa chiếc xuồng và vàm lạch phía Mỏ Cày ngắn dần nhưng khoảng cách giũa các anh và chiếc hô-bo cũng ngắn dần, ngắn dần… Khi chiếc xuồng lọtđược vào trong lạch chừng hơn trăm mét thì Tư Hiền nghe tiếng súng máy rèn rẹt bên tai.
“Bọn hô-bo đã tới – Tư Hiền thầm nghĩ – Không biết tụi nó có dám xông vào không?”.
Phía sau lái, người giao liên thản nhiên cười khì: - Bây giờ thì tao thách tụi bây đó!
… Từ dưới xuồng nhìn lên, Tư Hiền đã thấy ông Ba Đào cười thật tươi: - Chà, Ba Tri lên kịp rồi, hay quá.
- Vừa bước lên bờ, hai vai anh đã bị ông nắm chặt, lắc lắc: - Tình thế mới, sắp bõ những ngày gian khổ, cơ cực với địch rồi, Tư Hiền ơi! Một lần nữa, Tư Hiền lại ứa nước mắt.
Phía trước các anh là mùa xuân – mùa xuân Mậu Thân năm một chín sáu tám.

Dương sinh

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009

Đã nghe Tagor nói về công việc và tình yêu xin hãy nge Kahlil Gibran cũng nói về công việc và tình yêu
Ta nói rằng đời quả đen tối
trừ khi có sự hưng khởi.
Và mọi sự hưng khởi đều mù lòa
trừ khi có hiểu biết.
Và mọi hiểu biết đều vô hiệu
trừ khi có việc làm.
Và mọi việc làm đều rỗng tuếch
trừ khi có tình yêu ;
Và khi làm việc với tình yêu, các ngươi đã ràng buộc mình với bản thân, với lẫn nhau và với thương đế

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2009

“…Nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông của tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di….”

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009

Có khi nào

Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đợi từ lâu.

Bùi Minh Quốc

PHẢN CHIẾN


Gửi các binh sỹ Irak và liên quân Mỹ – Anh

Tổ Quốc trong anh máu thắm tận nguồn
Tổ Quốc chúng gào đầu lưỡi nhờn trơn
Hãy cảnh giác !
Khi anh đầm mình máu mê trận mạc
Chúng đưa con du học nước ngoài
rúc kín lâu đài du hý trên ngai
Hãy cảnh giác !
Bọn mặt bự dẻo mồm
thời nào chẳng nhân danh Tổ quốc
cao giọng hùng hồn không tiếc máu xương
Toàn máu xương kẻ khác
máu xương lầy đỏ nghiệp đế vương
Hãy cảnh giác !
Sau chiến tranh chúng lại chiến tranh
cuộc chiến tranh một phía
Người sống sót trở về oằn lưng sưu thuế
Bọn lấy máu đúc vàng
độc quyền ngự trị nghênh ngang
độc quyền nghĩ
độc quyền nói
độc quyền ráo trọi
Dân đen chỉ một quyền được ... đói
và thêm nữa là quyền sợ hãi
triền miên ...
Hãy cảnh giác !
ơi dân đen
Cảnh giác !
Lòng ta yêu vô cùng Tổ Quốc
Chúng luôn moi làm bẫy đánh lừa
sập lại chính đời ta
đến cả cháu con ta
vào kiếp chó
canh túi vàng chúng nó


Bùi Minh Quốc

© 2006 gio-o

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009

CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

CỦA CHỦ NGHĨA

BÀNH TRƯỚNG HIỆN ĐẠI

TRUNG QUỐC

Bùi Minh Quốc

Trân trọng gửi nhà văn-chiến sĩ Nguyễn Khắc Phục từng chiến đấu trên chiến trường Khu 5 cũ đang tiếp tục can đảm chiến đấu chống bành trướng, cùng toàn thể các đồng nghiệp, các cán bộ đảng viên và các bạn đọc quan tâm đến dân sự quốc sự.

Kính nhờ báo Văn Nghệ, báo Nhân dân, báo Người Đại biểu Nhân dân cùng tất cả các đài, báo trong ngoài nước và trên mạng internet công bố giùm.

Đúng ra, đối với đất nước ta, chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc đã có cả “diễn biến vũ trang” lúc rộ lên, lúc âm thầm nhỏ lẻ, và trong cái im ắng của những năm tháng bình yên thì kẻ thù nguy hiểm truyền kiếp phương bắc vẫn không ngừng chuẩn bị cho “diễn biến vũ trang”, nhưng dưới đây xin chỉ tập trung nói về diễn biến hòa bình.

Lâu nay khi nói đến “chống diễn biến hòa bình” chúng ta thường chỉ chú ý nhìn về phía tây, phía các nước đế quốc thù địch cũ. Thế là chệch hướng rất tai hại, là mất cảnh giác rất nghiêm trọng, một sự mất cảnh giác chiến lược.

Hãy cùng nhau đọc lại một đoạn hồi ký của bậc lão thành cách mạng Hoàng Tùng, nguyên bí thư trung ương Đảng, trưởng ban tuyên giáo trung ương: “Mùa thu năm 1950, Trung Quốc phái hai đoàn cố vấn sang Việt Nam. Một đoàn chính trị do La Quý Ba làm Tổng cố vấn. La Quý Ba trước là bí thư của Mao, bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao Trạch Đông như một ông thánh. Ông là người tin cẩn của Mao. Còn Tổng cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn, vì nó có đủ cả các bộ máy của quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung Quốc là muốn sửa ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc, lý luận Mao Trạch Đông, lý luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên là họ sửa đổi đã. Họ sửa cả Đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính ủy. Trước, ta chỉ có chính trị viên. Cũng là chính trị cả nhưng có khác nhau về chức năng. Chính ủy là người bao trùm lên Tư lệnh, chứ không phải Tư lệnh là người quyết định. Lập ra Chính ủy là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhằm vào ông Giáp. Vì ông Giáp xuất thân từ trí thức, năm 1950 mới có 10 tuổi Đảng, mặc dù ông tham gia cách mạng từ những năm 1930, nhưng ông hoạt động bị bắt rồi lại đi học mãi đến năm 1940 mới được Bác kết nạp vào Đảng, theo Trung Quốc ông là một trí thức xuất thân không phải công nông, mà để ông nắm quân sự thì không ổn. Đặt ra những Chính ủy để phụ trách Đảng trong quân đội. Có người đưa cho đoàn cố vấn một danh sách cán bộ trong quân đội xuất thân gia đình không phải là công nông định để gạt ra khỏi quân đội. Ai đưa danh sách này cho đoàn cố vấn? Tôi ngờ rằng đó là một người trong quân đội (…). Ông Giáp mới đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo đốt ngay đi, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ…”.

Đoạn vừa trích dẫn trên là rút từ một bản photo truyền tay nhiều năm nay trong các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh và các nhà nghiên cứu, tôi nêu ra để bạn đọc tham khảo khi đối chiếu với thực tế lịch sử trước và sau năm 1950. Phần tôi thì tôi tin những điều ông Hoàng Tùng kể là có thật; cũng như nhà văn Nguyễn Khải viết Đi tìm cái tôi đã mất, bậc lão thành Hoàng Tùng tự buộc mình phải nói với mọi người những sự thật quan thiết đến vận mệnh dân tộc để đáp ứng nhu cầu tâm linh của một người cao tuổi đã sắp về cõi.

Qua vụ việc ông Hoàng Tùng kể, ta thấy cái đòn “diễn biến hòa bình” của Trung Quốc trước hết nhằm vào quân đội ta (hãy nhớ đến luận điểm “súng đẻ ra chính quyền, súng chỉ huy Đảng” của Mao Trạch Đông), nhằm vào từ người đứng đầu là đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho đến hàng loạt sĩ quan trung cao cấp, và đòn này được sự hưởng ứng (hay tiếp tay?) ngay từ trong nội bộ ta. May mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lẳng lặng dẹp khéo ngón đòn ấy, không thì chúng ta không thể có được Điện Biên Phủ.

Nhưng đến cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức với cả một hệ thống cố vấn Trung Quốc từ trung ương tới địa phương kèm sát các đoàn ủy của ta thì mưu đồ nham hiểm bất thành nêu trên đã thành công ở qui mô chưa từng thấy, dưới một hình thái bi thảm chưa từng thấy: Đảng ta tự đưa mình vào cảnh dùng tay nọ chặt tay kia. Hàng nghìn cán bộ đảng viên, hầu hết là những người tận tụy nhất, trung kiên nhất, hy sinh nhất, những người con ưu tú nhất của Đảng, của dân tộc bị giết, bị hành hạ, tù đầy, số sống sót thì bị vô hiệu hóa. Hàng vạn người dân lương thiện, trong đó nhiều người là ân nhân của cách mạng và kháng chiến cũng chịu cảnh tương tự. Tổn thất này vượt ngàn lần so với những tổn thất do thực dân đế quốc gây ra, cùng những hệ lụy tai hại dai dẳng về mọi mặt, nhất là về chính trị và văn hóa.

Nói cho chính xác thì qua vụ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, Đảng ta đã rơi vào cảnh tự chặt đứt dưới chân mình những cội rễ dân tộc mà từ đó Đảng được sinh ra. Đường lối giai cấp trong công tác cán bộ chính thức xác lập, đưa hàng vạn nông dân thất học vốn hiền lành chất phác nhưng được bồi dưỡng để nói điêu, tố điêu rất giỏi, thoắt cái đã trở thành cán bộ cốt cán. Khối đại đoàn kết toàn dân chỉ còn là hình thức, Mặt Trận trở thành nơi trình diễn sự đoàn kết bề ngoài, bên trong là “đoàn kết” kiểu chơi cha thiên hạ.

Giáo sư Phan Ngọc trong bài “Những suy nghĩ ban đầu về vấn đề học thuyết Hồ Chí Minh” cho biết một chi tiết quan trọng trong lịch sử Đảng bấy lâu bị bưng bít: “…khi anh Đào Duy Dếnh tức Đào Phan bí thư thành ủy Hà Nội bị bắt vào tù, anh tuyên truyền đường lối Việt Minh cho anh em cộng sản trong nhà tù Sơn La thì mọi người đều tán thành, nhưng có một người nói: “Có một Nguyễn Ái Quốc chứ mười Nguyễn Ái Quốc mà đi theo con đường ấy cũng thất bại”. Người đó là Lê Đức Thọ”(trang 9 tạp chí “Biển và Bờ” tháng 5.2008 ). “Con đường ấy” mà Lê Đức Thọ bài bác chính là con đường do Nguyễn Ái Quốc vạch ra, là đường lối Việt Minh – đường lối đoàn kết toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật được quyết định tại hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 5 năm 1941.

Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hữu Đang lúc sinh thời, từng kể với nhà thơ Phùng Quán và người viết bài này (tại chòi ngắm sóng của anh Phùng Quán): Hồi ở Việt Bắc, có thời gian sức khỏe yếu, ông được cho đi nghỉ dưỡng. Phụ trách cơ sở nghỉ dưỡng là một cán bộ cao cấp nhưng có tính hay nói tục (sau này lên tới cấp tướng, ở trong trung ương nhiều khóa nhưng vẫn hay văng tục). Một buổi tối ngồi quây quần trò chuyện, khi đề tài chuyển đến vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết tất cả những người yêu nước không phân biệt giai cấp, thì cái vị hay văng tục kia bật ra một câu khiến ông nhớ đời: nói thế chứ đoàn kết thế đéo nào được! (xin phép bạn đọc tôi ghi nguyên si cái từ văng tục của vị kia đúng như cụ Nguyễn Hữu Đang đã kể)

Thế lực bành trướng trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc dễ dàng nhận ra: từ khá sớm, trong đầu óc không ít cán bộ nòng cốt cao cấp của Đảng ta luôn có một mảnh đất mầu mỡ để gieo và thúc cho bốc nhanh những mầm mống giai cấp chủ nghĩa dù tạm thời bị xẹp xuống sau thất bại của Xô viết Nghệ Tĩnh nhưng sẽ sẵn sàng mọc dậy khi có cơ hội. Đấy chính là bàn đạp êm ái và đắc dụng nhất cho những bước chân bành trướng mà tất cả các thế lực bành trướng cổ truyền phương bắc chưa hề có được.

Sau cải cách ruộng đất, ủy viên bộ chính trị Lê Đức Thọ làm trưởng ban Tổ chức trung ương, nắm quyền về cấu trúc, xây dựng tổ chức và sắp đặt nhân sự trong toàn Đảng. Nắm tổ chức, nắm nhân sự là nắm thực quyền hầu như toàn quyền rồi còn gì! Xin hãy nhớ, Lê Đức Thọ nắm tổ chức (có thời gian còn nắm luôn cả tư tưởng) mấy chục năm liên tục cho tới 1986.

Hãy cùng nhau đọc lại những trang hồi ký của nhà cách mạng lão thành Nguyễn Văn Trấn ghi lời kể của ủy viên trung ương Đảng Bùi Công Trừng về hành xử của Lê Đức Thọ trong hội nghị trung ương lần thứ 9, năm 1963; nhân vật đầy quyền uy này ngang nhiên chặn lời cả cụ Hồ - “Bác phải để cho anh em người ta nói chứ!” - và lúc giải lao, Lê Đức Thọ cầm thuốc lá đi mời người này người nọ vừa làm ra vẻ “gần gũi” vừa để “chiếu tướng” . Sau hội nghị, lập trường chính trị của Đảng ta ngả hẳn sang lập trường của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hữu nghị với Liên Xô chỉ là bề ngoài để có vũ khí đánh Mỹ, bên trong là theo Trung Quốc chống Liên Xô kịch liệt. Xảy ra cái gọi là “Vụ án xét lại chống Đảng” do Lê Đức Thọ làm trưởng ban chuyên án, được phong (hoặc tự phong) là “tư lệnh đánh xét lại”, mà sau này nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh trong hồi ký của mình nhận xét rằng đó chỉ là thủ đoạn nham hiểm dựng ra vụ án nhằm thanh toán các đồng chí thật sự tài đức để thoán đoạt quyền bính. Hàng trăm cán bộ sĩ quan trung cao cấp trong và ngoài quân đội cùng gia đình họ bị tù đày, hành hạ triền miên, có người đã chết trong tù, về sau các nạn nhân kể rằng mọi cuộc thẩm vấn đều cố gán ép để họ khai một điều gì đó dính líu đến đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng không ai khai cả vì chẳng có gì để khai (Xin lưu ý: đại tướng Võ Nguyên Giáp một lần nữa lại là đích nhắm của các âm mưu đen tối, và cũng xin lưu ý: vụ việc xảy ra khi ta sắp phải đối đầu trực tiếp với Mỹ, còn Trung Quốc âm thầm chuẩn bị bắt tay với Mỹ và nắm Pôn-pốt thủ lĩnh Khơ-me Đỏ ).

Có bao giờ âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình của phương Tây và của các thế lực bành trướng cổ truyền Trung Quốc đạt kết quả to tát như thế chưa?

Chưa.

Bởi vì phương Tây và các thế lực bành trướng cổ truyền Trung Quốc không có được mối quan hệ giữa hai “Đảng anh em” cầm quyền trên hai đất nước xung đột lâu đời về lợi ích quốc gia. Tính chất đặc biệt nguy hiểm trong âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc đối với nước ta chính là ở đấy: bành trướng thông qua mối quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền. Và tính chất đặc biệt nguy hiểm này chưa bao giờ được đề cập, được làm rõ trong công tác lý luận và tư tưởng, thậm chí còn cố tình lờ đi. Chính nhờ mối quan hệ giữa hai Đảng mà bọn Trần Ích Tắc, bọn Lê Chiêu Thống hiện đại thẻ-đỏ-tim-đen mới ẩn náu lâu đến thế, sâu đến thế trong bộ máy cầm quyền, và bọn này đã từ trong bóng tối ung dung thực hiện mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” một cách “chính thống”. Chưa hề có một cuộc kiểm điểm đến nơi đến chốn về công tác tổ chức công tác cán bộ và công tác tư tưởng, những khâu có tính quyết định, là nguyên nhân của nguyên nhân mọi thành công và mọi sai lầm, nhất là những sai lầm dẫn đến tội ác (xảy ra ngay trong Đảng và ngoài xã hội) trước và sau khi có đổi mới (1986). Công tác bảo vệ chính trị nội bộ (trước kia gọi là bảo vệ Đảng) cũng chưa hề cho toàn Đảng toàn dân thấy tình hình thế lực bành trướng cài cấy người của chúng vào nội bộ ta như thế nào và ta đã đối phó ra sao, chỉ thấy những sai lầm chính trị mang tính hồ đồ rất có hại cho khối đại đoàn kết toàn dân và có lợi cho kẻ địch bành trướng như đẩy người Hoa về nước trong đó có rất nhiều bà con đã đóng góp của cải xương máu cho cách mạng Việt Nam, loại ra ngoài tổ chức hoặc vô hiệu hóa rất nhiều đảng viên người Hoa hoặc gốc Hoa từng chiến đấu vào sinh ra tử, dâng hiến cuộc đời cho Tổ Quốc Việt Nam và cách mạng Việt Nam như một con dân đất Việt. Sau sự hồ đồ đó lại là một trạng thái như thể không còn tên địch nào của thế lực bành trướng cài cắm trong nội bộ ta nữa.

Hãy cùng nhau mở lại báo Tuổi Trẻ ngày 27.4.2008 để đọc trên trang nhất một đoạn trong bài “Trị “chạy” chức” của nguyên phó ban tổ chức trung ương phụ trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ Nguyễn Đình Hương:

“Vụ chạy chức ở Cà Mau không phải cá biệt, có thể nói cái sự “chạy” thì nơi nào cũng có, cấp nào cũng có, trung ương cũng có, tỉnh có, huyện có, các bộ ngành đều có…” ( ) “và chạy ở mức 100 triệu đồng chưa là cái gì, tôi biết có những trường hợp “chạy” lớn hơn nhiều”( ) “Chừng nào công tác cán bộ vẫn do một người hoặc một nhóm người quyết định mà người dân “chẳng biết đâu mà lần”, nạn “chạy chức, chạy quyền” sẽ vẫn còn đất sống”.

Có phải tình trạng “công tác cán bộ vẫn do một người hoặc một nhóm người quyết định” chính là tình trạng cố hữu từ thời trưởng ban Lê Đức Thọ chưa bao giờ được kiểm điểm làm rõ nên kéo dài suốt cho đến nay? Với một tình hình như thế, lấy gì đảm bảo kẻ địch bành trướng không cài cấy ngày càng sâu và ngày càng cao lực lượng của chúng trong nội bộ ta? Những vụ việc nghiêm trọng về gian lận đảng tịch và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác của các đảng viên cao cấp Lê Đức Anh, Nguyễn Khoa Điềm, rồi vụ T4, vụ Tổng cục 2 hoạt động phá hoại có hệ thống kéo dài v.v… bị các lão thành cách mạng tố cáo và đòi hỏi phải giải quyết rốt ráo bao năm nay vẫn chưa xử lý rành mạch có liên quan gì đến những yếu kém, sự chệch hướng hoặc cố ý chệch hướng và buông lỏng trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ?

Gần đây, tại cuộc hội thảo triển khai nghị quyết 23 của Bộ chính trị về văn hóa văn nghệ, ủy viên bộ chính trị, thường trực ban bí thư trung ương Trương Tấn Sang cảnh báo: “Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm tạo ra sự “tự diễn biến” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa trong xã hội ta”.

Cần đi sâu phân tích và làm rõ thêm ý kiến quan trọng nêu trên.

Trước hết phải vạch ra cho cụ thể, dứt khoát: trong “các thế lực thù địch” hiện nay, thì thế lực nào là nguy hiểm nhất?

Câu trả lời đã rõ như ban ngày: đó là thế lực bành trướng hiện đại trong giới cầm quyền Trung Quốc, chứ không phải những thế lực từ phương tây hay từ cộng đồng người Việt hải ngoại.

Chúng đã và đang tạo ra sự “tự diễn biến” trong nội bộ dân tộc ta, mà trước hết là nội bộ Đảng ta như thế nào, và có phải chỉ diễn ra trong lãnh vực tư tưởng-văn hóa thôi không?

Xin nêu một dẫn chứng nho nhỏ mà tôi là một nhân chứng trực tiếp. Năm ngoái, (2007), nhà thơ Phan Đắc Lữ (một người tham gia kháng chiến từ lúc 16 tuổi, thuộc dòng họ Phan ở Bảo An, Gò Nổi, Quảng Nam, bà con gần gũi với các nhân vật yêu nước, cách mạng, và cán bộ cao cấp Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Bôi, Phan Diễn…) đưa tôi đọc bản thảo tập thơ “Bốn mùa tôi” của ông. Ông kể rằng ông gửi bản thảo để xin giấy phép của nhà xuất bản Hội Nhà văn, nhưng bị họ cắt sửa tệ hại quá nên chẳng muốn in nữa. Trong những chỗ bị cắt, có 4 câu thơ này:

Tổ Quốc ta nơi nào cũng đẹp
Từ ải Nam Quan đến Cà Mau
Sông là máu đừng đem mua bán
Núi là xương đừng lấy đổi trao

(“Ký sự ngược sông Thu”)

Quái thật! Dưới chế độ ta, lại có kẻ nào dám cả gan hạ bút cắt bỏ những câu thơ yêu nước như thế? Nhìn kỹ vào các chữ ký trên bản thảo thì thấy, trực tiếp cầm kéo cắt là biên tập viên Ngô Văn Phú, ký duyệt là giám đốc Nguyễn Phan Hách, người kế nhiệm Ngô Văn Phú (đã nghỉ hưu nhưng được mời làm tiếp trong chân biên tập). Ngô Văn Phú và Nguyễn Phan Hách thì tôi biết, đó là hai đảng viên chức sắc trong Hội Nhà Văn và giới xuất bản, khó có thể nghĩ hai nhà văn ấy không yêu nước, nhưng thật tình tôi không hiểu nổi tại sao hai ông lại đang tâm dập tắt một tiếng lòng yêu nước của đồng nghiệp? Rõ ràng, đây là bằng chứng không thể chối cãi về tình trạng “tự diễn biến”. Từ người yêu nước, hai ông đã “tự diễn biến” thành công cụ cho thế lực vong bản bên trong và bành trướng bên ngoài, nếu không sớm tỉnh ngộ thì từng ngày một, qua từng việc một, sẽ dần dà tự hủy tư cách yêu nước của người đảng viên.

Trường hợp tôi vừa kể không phải là cá biệt. Nó diễn ra đầy rẫy hàng ngày trong hoạt động báo chí và xuất bản, bắt nguồn từ một tình trạng “tự diễn biến” ở cấp cao hơn trên qui mô lớn hơn. Cách đây hơn một năm, trong thư ngỏ gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng toàn thể đồng nghiệp trong Hội, tôi đã nêu vấn đề:“Chủ nghĩa bành trướng trong giới cầm quyền Trung Quốc không bao giờ tự lùi bước, tự mất đi, nó là mối họa trường kỳ đối với dân tộc Việt Nam ta cùng các dân tộc Đông Nam Á, và ngay cả với chính nhân dân Trung Quốc. Mấy chục năm qua, trong sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta thiếu vắng hẳn các công trình nghiên cứu và tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài này, thậm chí các cuộc chiến tranh chống bọn diệt chủng Khơ me đỏ ở Cam-pu-chia, bọn bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, ở biển Đông, với xương máu của hàng vạn bộ đội và nhân dân ta, cũng vô cớ (một cách cố ý) bị biến thành đề tài cấm kỵ khiến sự thật lịch sử dần bị vùi lấp. Tại sao lại có một chủ trương thiếu văn hoá, đi ngược lại lợi ích dân tộc như vậy? Vấn đề hết sức nghiêm trọng này cần sớm được làm rõ, mà Hội Nhà văn Việt Nam là nơi cần phải có tiếng nói sớm nhất”. Thư ngỏ của tôi và của nhà văn Nguyễn Khắc Phục (ông có thư ngỏ gửi các nhà văn Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, thư ngỏ gửi thanh niên Việt Nam về nhiệm vụ chống bành trướng) bị báo Văn Nghệ cất kỹ vào ngăn kéo. Hơn một năm qua, ban chấp hành Hội Nhà văn vẫn im lặng. Không thể nghĩ là các nhà văn hội viên không yêu nước nhưng sự im lặng của ban chấp hành Hội khiến nhân dân buộc phải nghĩ rằng cái hội này đã thành công cụ của thế lực vong bản bên trong và bành trướng bên ngoài. Mà không chỉ riêng Hội Nhà văn “tự diễn biến” đáng xấu hổ như thế. Hầu hết các hội đoàn đều im lặng. Mặt trận Tổ Quốc cũng im lặng; bài phát biểu về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của giáo sư Tương Lai, ủy viên đoàn chủ tịch trung ương Mặt trận tại diễn đàn Mặt trận không báo nào đăng. Thanh niên, sinh viên, nhà báo, văn nghệ sĩ đi biểu tình trật tự ôn hòa trên đường phố và trước đại sứ quán, tổng lãnh sự quán Trung Quốc để trực tiếp khẳng định với đối phương Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam thì bị đàn áp thô bạo – bị quật xuống đường, bị bóp cổ, bị còng tay, rồi công an lôi về phường sách nhiễu, không từ cả đến các cựu chiến binh cao tuổi chỉ đứng bên hè hoan nghênh ủng hộ, mọi người phải phẫn nộ hỏi những người lính ăn lương từ tiền thuế của dân để làm nhiệm vụ bảo vệ dân: “Các anh có còn là người Việt Nam nữa hay không?”. Có nhà báo bị đưa ra tòa với một màn xử ngụy trang vụng về gượng gạo bằng khép tội trốn thuế. Phải chăng những người ngồi ghế xét xử đã “tự diễn biến” thành công cụ cho thế lực vong bản bên trong và bành trướng bên ngoài?

Theo nhận xét của riêng tôi, tình hình “tự diễn biến” đã trở nên rất nguy hiểm: trong nội bộ dân tộc, nội bộ đảng cầm quyền đã xuất hiện một thế lực ăn bám, ăn cắp, ăn cướp và mại bản về kinh tế, vong bản về chính trị và tư tưởng. Thế lực này núp trong bóng tối đằng sau cái bình phong Đảng lãnh đạo đang từng ngày từng giờ đẩy đảng viên vào cảnh dần dần tự hủy tư cách yêu nước của mình, đồng thời phá hoại nghiêm trọng tư cách yêu nước, tư cách vì dân của Đảng. Cách đây 20 năm, trước khi qua đời, nhà văn Nguyễn Minh Châu (giải thưởng Hồ Chí Minh) viết: “Làm thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách”. Tôi xin theo cái ý kiến rất xác đáng đó để nói to lên với mọi người rằng: làm người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ và vấn đề chống bành trướng là thiếu tư cách.

TỔ QUỐC TRÊN HẾT, QUYỀN DÂN TRÊN HẾT

Đó là cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cốt lõi của tư cách đảng viên.

Đó là tiêu chí hàng đầu trong phẩm chất chính trị của mỗi cán bộ gánh vác việc dân việc nước.

Đó là nguyên lý tồn tại của Đảng cầm quyền hiện nay và bất kỳ một đảng cầm quyền nào trong một chế độ đa đảng sau này.

Năm ngoái (2007), sau khi trúng cử đại biểu quốc hội, được báo chí hỏi ông thấy thế nào khi vẫn còn một số ít những người bỏ phiếu không bầu cho ông, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu (đại ý): tôi thấy cần phải tự xem lại mình. Một ý kiến rất đáng hoan nghênh, và tôi mong sớm có những việc làm đi đôi với lời nói đó; những người gánh vác việc dân việc nước cần phải thường xuyên “tự xem lại mình” từng ngày một, qua từng việc một.

Xin hãy mở lại báo Tuổi Trẻ ngày 13.01.2008 đọc trên trang nhất bài tường thuật với những hàng tít lớn sau đây:

“TẠI HỘI NGHỊ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG,

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG:

CÔNG KHAI HẾT, CẢ CHI TIÊU NGÂN SÁCH VÀ TÀI SẢN

Theo thủ tướng, có bốn nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là thể chế còn sơ hở, thủ tục hành chính rắc rối phiền hà, tinh thần phê bình và tự phê bình còn yếu, đặc biệt là trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu chưa được thể hiện”.

Gần một năm qua, tình hình tự phê bình và việc xem xét trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu đã thể hiện như thế nào?

Mặt trận chống tham nhũng – theo tôi, cần phải chính thức gọi theo cách của Hồ chủ tịch là đánh giặc nội xâm – diễn biến rất xấu, những nhà báo, những sĩ quan công an được công luận thừa nhận là những chiến sĩ có công trên mặt trận này đáng lẽ được biểu dương thì lại bị áp đặt những bản án phản công lý mà các báo không được phép phân tích bình luận, vậy mà không thấy đâu một lời tự phê bình của Tổng bí thư và Thường trực ban bí thư.

Gần một năm qua, không có một nhúc nhích gì về việc công khai tài sản. Một cán bộ cao cấp phát biểu ở Quốc Hội rằng chưa công khai được vì Hiến pháp qui định phải tôn trọng quyền bí mật tài sản của công dân (!). Ái chà chà, tôn trọng Hiến pháp mà lại để luật báo chí luật xuất bản vi phạm Hiến pháp bao năm ròng như thế? Còn việc kê khai tài sản thì Hiến pháp có cấm việc tự nguyện kê khai và công bố công khai đâu? Hiến pháp và nhân dân không những không cấm mà còn hoan nghênh tất cả các ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương ngay ngày mai tự nguyện công khai tài sản của mình trên các báo đài.

Xin mời các ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ương Đảng, các đại biểu Quốc Hội cùng tất cả mọi người đọc câu thành ngữ dân gian mới đang lưu truyền mà tôi nghe được:

"Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, Chính phủ ra tay, Doanh nghiệp nhà nước ngửa tay, Công ty hữu hạn ngoặc tay, Công an còng tay, Tội phạm bắt tay, Báo chí chùn tay, Trí thức phẩy tay, Đồng đội cụt tay, Quan chức đầy tay, Dân trắng tay".

(Xin ghi chú ngay: tôi hiểu chữ Đảng trong câu thành ngữ trên không phải là toàn Đảng mà chỉ là một thiểu số quyền lực trong Đảng được đưa lên theo cách “công tác cán bộ vẫn do một người hoặc một nhóm người quyết định” như nguyên phó ban tổ chức trung ương Nguyễn Đình Hương đã thẳng thắn phơi bày).

Đó là hậu quả kết đọng đau đớn của tình trạng tự diễn biến bên trong và diễn biến từ bên ngoài.

Tình hình là như thế, theo sự quan sát và nhận thức của tôi. Tôi rất mong có một cuộc thảo luận bình đẳng, công khai và thẳng thắn để nhận được sự chỉ bảo xem nhận định của tôi có chỗ nào quá mức, chỗ nào chưa đúng mức so với thực tế.

Từ những nhận định về tình hình như đã trình bày, xin nêu mấy ý kiến về nhiệm vụ (đây chỉ là mấy ý kiến sơ bộ phác ra, tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ và trình bày thêm sau, mong sớm có một cuộc thảo luận rộng rãi trong toàn Đảng toàn dân, chắc chắn sẽ xuất hiện vô vàn sáng kiến đóng góp cho công việc chung):

1/-Trong nhiệm vụ chống diễn biến hòa bình, phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống diễn biến hòa bình của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc, phải chống triệt để, thường xuyên và lâu dài trên tất cả mọi mặt nhưng trước hết phải tập trung chống thủ đoạn chiến lược diễn biến hòa bình thông qua mối quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền.

2/-Vận động toàn Đảng toàn dân yêu cầu cơ quan lãnh đạo Đảng phải tiến hành ngay việc xem xét lại một cách căn bản mối quan hệ giữa Đảng ta và đảng Cộng sản Trung Quốc (theo tôi, thực tế lịch sử đã cho thấy đó là mối quan hệ giúp một hại mười, sự giúp đỡ là của nhân dân Trung Quốc, chúng ta ghi ơn, nhưng thế lực bành trướng luôn lợi dụng sự giúp đỡ đó để thực hiện mưu đồ bành trướng). Trong khi chờ đợi cơ quan lãnh đạo bắt tay vào việc thì toàn Đảng toàn dân phát huy tinh thần làm chủ, tích cực chủ động tiến hành xem xét lại mối quan hệ đó, đặc biệt là các bậc lão thành, các nhân chứng lịch sử cần nghiêm túc chấp hành chủ trương “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” mà Đảng khởi xướng từ đại hội 6, nói cho toàn Đảng toàn dân biết những sự thật bấy lâu bị bưng bít như lão thành cách mạng Hoàng Tùng đã nói (nhưng cũng chỉ mới nói được một phần nhỏ).

3/-Vận động toàn Đảng toàn dân yêu cầu cơ quan lãnh đạo Đảng tiến hành rà soát lại công tác tổ chức công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ từ sau cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đến nay, tập trung làm rõ những sai lầm chiến lược đã dẫn đến chỗ Đảng rơi vào tình trạng tự làm sa sút, làm mất dần và có nguy cơ mất hẳn tư cách một Đảng yêu nước, vì dân.

Trên cơ sở đó mà tiến hành chỉnh đốn Đảng, đổi mới công tác tổ chức, công tác cán bộ theo đúng tiêu chí TỔ QUỐC TRÊN HẾT, QUYỀN DÂN TRÊN HẾT. Trước mắt vận động thực hiện nguyên tắc mà các nguyên tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đã nêu: không nhất thiết phải là đảng viên mới được làm bộ trưởng, theo đó có thể tiến hành thực hiện lựa chọn người gánh vác việc dân việc nước chỉ căn cứ vào đức tài bất kể những người đó có là đảng viên hay không, làm được như vậy chắc chắn rằng những phần tử cơ hội chui vào Đảng để làm quan sẽ sớm tự động bỏ Đảng, việc chỉnh đốn Đảng sẽ sớm đạt hiệu quả cao.

4/-Vận động toàn Đảng toàn dân yêu cầu cơ quan lãnh đạo Đảng tiến hành xác định lại tính chất của Đảng, chuyển từ Đảng của giai cấp thành Đảng của dân tộc – Đảng là tập hợp tinh hoa trí tuệ và đạo đức từ mọi giai cấp và tầng lớp của dân tộc, chỉ có như thế Đảng mới xứng đáng với vị trí cầm ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc. Trước mắt cần:

-Tổ chức học tập trong toàn Đảng “tự xem lại mình” về thái độ yêu nước thụ động rất xa lạ với truyền thống dân tộc làm sa sút nghiêm trọng tư cách yêu nước của Đảng, đồng thời làm rõ trách nhiệm cá nhân về chủ trương đàn áp những người biểu thị lòng yêu nước trên đường phố vừa qua, trả tự do ngay cho những người đang bị giam cầm.

-Vận động toàn Đảng toàn dân đề nghị không nên treo cờ Đảng ngang với cờ Tổ Quốc vì trái với khẩu hiệu TÔ QUỐC TRÊN HẾT mà Hồ chủ tịch đã nêu ra từ Cách mạng Tháng Tám 1945.

- Vận động toàn Đảng toàn dân đề nghị giữ đúng lời thề của lực lượng vũ trang nhân dân mà Hồ chủ tịch đã nêu “Trung với nước, hiếu với dân”, không nên tùy tiện thêm mệnh đề “Trung với Đảng” vì như thế binh sĩ sẽ mất tinh thần chiến đấu khi nhìn vào tình trạng Đảng đang sa sút tư cách yêu nước, tình trạng chạy chức chạy quyền diễn ra phổ biến trong Đảng, công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng vũ trang sẽ bế tắc, và chung cục sẽ rơi vào bẫy của chủ nghĩa Mao, những thế lực thẻ-đỏ-tim-đen nhân danh Đảng nắm quân đội sẽ thực hiện mưu đồ chính quyền trên đầu súng, súng chỉ huy Đảng. Trong khi chờ đợi sự thay đổi ở cấp vĩ mô thì toàn Đảng toàn dân tích cực chủ động vận động giáo dục thanh niên Việt Nam nắm vững quyên công dân, mỗi thanh niên làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ trật tự trị an cho đời sống nhân dân hoàn toàn có quyền chỉ hô “Trung với nước, hiếu với dân”, và người nào thực lòng không thuận với sự thêm thắt mấy tiếng “trung với Đảng”, người ấy hoàn toàn có quyền nói thẳng với cấp trên rằng nếu ép buộc phải hô cả mấy tiếng ấy thì đó chỉ là hô gượng gạo ngoài miệng mà thôi.

5/-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, làm cho toàn Đảng toàn dân, các thế hệ hôm nay và mai sau, ý thức sâu sắc về mối họa bành trướng, về nhiệm vụ chống chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc. Cụ thể là:

-Sớm biên sọan để đưa vào sách giáo khoa các cấp bài học về địa lý, lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa - những phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước Việt Nam mà tổ tiên để lại cho con cháu có nhiệm vụ gìn gữ hiện đang bị Trung Quốc xâm chiếm.

-Các báo đài sớm công bố các hiệp định về ranh giới trên đất liền và trên biển (có kèm bản đồ cụ thể) giữa nước ta và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đồng thời mở mục thường xuyên về đề tài chống bành trướng, giữ nước, vận động toàn Đảng toàn dân tham gia viết bài, trước mắt đề nghị Quốc Hội, Chính phủ cần có các tuyên bố ngang cấp với các tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa.

-Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về vấn đề chống bành trướng, về chiến lược chiến thuật ứng xử trong quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc, giải quyết tốt quan hệ giữa thái độ cương nhu trên bàn đàm phán với việc biểu thị lòng yêu nước của toàn Đảng toàn dân, chú ý phê phán lập luận ngụy biện nhân danh sự mềm dẻo trong đối ngoại để che dấu thái độ bạc nhược chư hầu làm suy yếu sức mạnh nghìn đời của dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mà vị trí mới của Việt Nam trên trường quốc tế là nhân tố rất quan trọng. Trước mắt cần cho công bố ngay những công trình đã có và tái bản những gì đã được xuất bản trước đây về đề tài này. Biên soạn những cuốn sách mỏng về Hoàng Sa Trường Sa phát hành đến tận thôn cùng xóm vắng và dịch ra tiếng Trung Quốc để nhân dân Trung Quốc biết rõ thực chất tình hình.

-Đẩy mạnh sáng tác văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác về đề tài cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, về cuộc chiến đấu giúp nước bạn Cam-pu-chia chống bọn diệt chủng Pôn-pốt tay sai của thế lực bành trướng, cuộc chiến đấu chống bọn bành trướng Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, xâm lấn các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, một số đảo ở Trường Sa năm 1988. Cần chú ý có những bài thơ, bài hát về Hoàng Sa Trường Sa cho thiếu nhi từ tuổi mẫu giáo trở lên.

-Biểu dương những cá nhân và tổ chức có thái độ tích cực chủ động trong việc biểu thị tinh thần giữ nước, chống bành trướng, đặc biệt chú ý biểu dương Đoàn luật sư TP HCM đã chủ động ra tuyên bố chính thức khẳng định chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với sự biểu quyết nhất trí của hàng ngàn thành viên, phát động các hội đoàn trong cả nước học tập tinh thần và phương pháp công tác của Đoàn luật sư TP HCM.

Chung qui lại, công việc chống “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc phải do toàn Đảng toàn dân thực hiện theo đúng nguyên tắc tư tưởng Hồ Chí Minh TỔ QUỐC TRÊN HẾT, QUYỀN DÂN TRÊN HẾT, nghĩa là tất cả những người Việt Nam yêu nước phải kiên quyết nắm lấy quyền làm chủ của mình, đảng viên làm chủ Đảng, công dân làm chủ các hội đoàn mà mình tham gia, trước hết phải kiên quyết và sáng suốt làm chủ diễn đàn, làm chủ từng lời phát biểu, làm chủ từng lá phiếu để giành lại quyền làm chủ công tác cán bộ từ tay “một người hoặc một nhóm người” về tay toàn Đảng toàn dân; làm chủ là lẽ sống, là nếp sống, là niềm vui sống hàng ngày của mỗi con người, của mọi người.

Đà Lạt 30.12.2008

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2009

Câu đối tết

Tết Đến Không Pháo Không Hoa Vạn Nhà Đón Tết
Xuân Sang Thêm Tiền Thêm Bạc Dăm Kẻ Mừng Xuân

Làng Quỳnh

Đô Lương dệt gấm thêu hoa
Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời
(Câu hát quê tôi)
Kính viếng hương hồn bà ngoại và kính tặng mẹ.

Mặc dù khí hậu quê tôi và đất Nam bộ này thật khác xa nhau: Khi quê tôi là những ngày nắng nóng như thiêu thì nơi đây lại là lúc mà những trận mưa mùa đổ xuống như tuôn. Khi nơi đây gió chướng nắng hanh làm xao xác cả lòng người thì quê tôi mưa phùn, gió bấc và cái rét cắt da ngự trị... Ấy vậy mà những sớm mai có mây mù lãng đãng, có gió thu se sắt hay những buổi trưa hực nắng tươm vàng... lòng tôi còn trào lên một nỗi nhớ khôn cùng về quê hương, về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Huống chi chiều nay bỗng nghe mẹ tôi nhắc: “Còn vài ngày nữa là hăm ba tháng chạp, ông táo chầu trời. Ngày xưa ở quê, khi ông mày còn sống là đã bắt đầu chuẩn bị tết rồi !”. Giọng của người bùi ngùi, da diết như nhớ về một cái gì xa vắng có lẽ không bao giờ còn trở lại...
... Vâng ! Quê hương...
*
* *
Không biết với ai thì sao, chứ với tôi thì...
Quê hương là buổi chiều đông, trời xám xịt màu chì, mưa lất phất. Dưới ruộng, những người đàn bà mang áo tơi, đội nón lá vừa cấy vừa xuýt xoa vì cái rét cắt da. Trên ngọn cây gạo cổ thụ ở ngay đầu làng, từng đàn quạ đông vô kể, vừa vần vũ bay... vừa kêu lên những tiếng... quạ... quạ... nghe thật thê lương. Quê hương là những chiều ngày năm đói, đứa nhỏ lẹp kẹp đôi guốc gỗ vào nhà bà ngoại để bỏ thêm vào bụng những ngọn rau lang luộc vội. Quê hương là những chiều đón mẹ hai chị em con chú bác theo những luống khoai đang bới, nhặt những rễ cái bằng ngón tay út ăn đến mồm. Quê hương là chiều nhạt nắng, mẹ vắng nhà, thằng bé bị bạn đánh lỗ đầu đang ngồi khóc một mình. Quê hương là người đàn bà hàng xóm đã giúp mẹ khi lon gạo, khi củ khoai những ngày đói kém... Quê hương là... tất cả.
Nói thế chứ tôi có cái không may là không được sống nhiều trên đất làng Quỳnh chôn nhau cắt rốn. Hầu hết tuổi thơ tôi trôi theo những chặng đường chức nghiệp của cha. Từ khi trưởng thành thì lăn lóc khắp nơi. Theo bước quân ngũ rồi theo những bức xúc áo cơm của cuộc đời. Tính đến bây giờ gom đi gom lại cả những ngày lẻ, may chi tôi chỉ được ở quê nhà trên dưới mươi năm. Có lẽ hầu hết những hiểu biết về quê hương và cao hơn thế, tình yêu quê hương là của bà ngoại tôi truyền cho.
Bà ngoại tôi không có con trai, chỉ có hai người con gái là dì tôi và mẹ tôi. Vì thế khi về già bà ở với gia đình tôi (nhà dì tôi khó khăn hơn). Cho đến bây giờ tôi còn nhớ như in, bà ngoại tôi vóc người cao lớn nhưng gầy khô như hạc, bà thường mặc cái váy dài (quê tôi gọi là cái “mứn”) nhuộm nâu rồi đem nhấn bùn, khiến nó dày và cứng cồm cộp, đến tưởng có thể bỏ ra dựng lên mà không bị đổ xuống. Bình thường bà tôi thật hiền, nhưng bà có cái miệng hay chửi của người đàn bà chuyên buôn tơ lụa tư Thanh chí Nghệ, lại có thêm chút hiểu biết của con gái một ông đồ nho hay chữ. Nên chi, không phải chỉ những lúc “thằng cháu trời đánh” (là tôi) chọc ghẹo bà để nghe bà chửi chơi thì bà mới chửi thành câu thành vần có ca có kệ hẳn hoi, mà cả những khi không vừa ý mẹ tôi điều gì, bà cụng rên rẩm ca thán bằng những câu ca dao, câu tục ngữ mà bà thuộc tự thửa nào.
Nào là: “...Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”...
Nào là: “Của mẹ thì ngon, của con thì đắng, con ơi!”...
Ôi thôi, nhiều vô kể...
Nhưng tôi nhớ bà ngoại nhất là những đêm mùa đông, khi gió rít từng cơn ngoài vách nứa. Bà cháu tôi nằm trên bộ “giong” (Nam bộ gọi là bộ “ngựa”), dưới lót rạ đóng thành từng tấm, bên trên trải chiếu, trên người là một tấm chăn bông mỏng và trên cùng là một tấm chiếu đắp vừa dày, vừa dài lại vừa rộng. Tôi gối đầu lên cánh tay gầy guộc của bà, nghe bà kể về làng quê tôi. Bây giờ thì tôi hiểu, mỗi khi kể chuyện như thế là bà đã gửi gắm vào đó nỗi nhớ quê da diết trong tuổi gần đất xa trời. Nhưng ngày đó, tôi chỉ cảm nhận được những điều bà kể về “làng ta”như những câu chuyện cổ tích thật mơ mộng. Những lúc đó tôi như lạc vào một thế giới đầy huyền thoại truyền thuyết, một xứ sở thật đẹp cũng thật buồn. Nhiều đêm, tôi đã thiếp đi một lúc lâu, tỉnh dậy vẫn nghe bà kể một mình, giọng đều đều mà đầy tình thương mến, tôi phải nói: “Thôi bà đừng kể nữa, cháu buồn ngủ rồi”.
Không hiểu sao những chuyện bà tôi kể hồi tôi lên tám lên mười, bây giờ tôi cũng chẳng hề quên. Nào là chuyện người Tàu để của rồi lạc mất dấu đến bây giờ ban đêm, thỉnh thoảng người ta còn bắt gặp những đàn vịt vàng, lợn bạc chạy quanh quẩn nơi Cầu ao. Chuyện ông Hồ Sĩ Đống theo võng tiểu thư con gái ông quận công người Hàu để xin trầu mà nên duyên chồng vợ. Chuyện mả bà cô linh thiêng, ai đi qua mà không bỏ vào đó một nắm đất thì bị cô hành... Chao ôi! Cả một pho sử về làng Quỳnh quê tôi trong bụng bà, bà cứ rút dần, rút dần ra kể cho đứa cháu thơ dại nghe, không cần biết nó có hiểu gì hay không. Vì thực ra cái bà cần là có người nghe để trút vơi nỗi nhớ. Tuy nhiên những bài học đứt đoạn về lịch sử quê hương ấy cứ thấm dần, thấm dần trong tôi thành nỗi nhớ nhung, thành tình cảm quê hương lúc nào không hay, không biết. Mà về sau nó khiến cho một kẻ giang hồ lãng tử như tôi mỗi khi nhớ lại, cảm thấy những điều bà kể thấm đượm như máu như thịt trong hồn mình.
Bây giờ thì bà mất đã gần bốn mươi năm, một nắm xương tàn cũng không sao tìm lại được. (Cái nghĩa địa nơi bà nằm đã bị bom đạn Mỹ đào lên xới xuống không biết bao nhiêu lần và không ai có đủ khả năng để tìm trong đó bộ hài cốt của bà tôi). Vậy mà chiều nay, khi viết những dòng này, tôi như thấy linh hồn bà ngoại tôi lãng đãng đâu đây, giữa khói hương của một chiều áp tết, ở miền đất vạn dặm xa cái “làng Quỳnh” của bà. Điều khiến tôi xiết bao nhớ tới câu tục ngữ “con cháu ở đâu, ông bà ở đấy !”. Và lòng tôi bỗng dấy lên một nỗi hoài niệm về những ngày xa xưa. Khi những người dân Việt từ đất tổ ra đi đã gánh theo cả bàn thờ tổ tiên trong những cuộc thiên di mở nước.
*
* *
Sáng nay đưa con đến trường mẫu giáo, lòng chợt chạnh buồn khi thấy một đứa trẻ ba, bốn tuổi nói với người bán căn tin: “Này... này... bán cho cục kẹo !”. Và người bán hàng thản nhiên đưa cho cháu bé cục kẹo, lấy hai trăm, rồi lại vội vàng quay sang bán cho người khác, không nói một lời không tỏ một thái độ nào. Vâng ! Có lẽ lỗi không chỉ ở đứa bé hỗn hào, thậm chí nó là người ít có lỗi nhất, nó đã biết gì đâu! Lỗi cũng chẳng chỉ của người bán hàng, lỗi là ở một cái gì đã đi qua, đã mất đi trong truyền thống đạo lý của dân tộc: tôn sư trọng đạo, tiên học lễ hậu học văn, quốc pháp, gia phong... Lan man thế rồi tự nhiên lại nghĩ về làng Quỳnh lúc nào không hay. Mà có lẽ cũng chẳng phải tự nhiên đâu. Ngày xưa, khi nói ông đồ xứ Nghệ là người nghĩ ngay đến những người thầy đạo cao đức trọng. Người ta đã tính ra rằng cứ ba bốn ông đồ trong cả nước thì có một ông đồ Nghệ, mà trong một phần tư số ông đồ của cả nước thì cái làng Quỳnh nhỏ bé của tôi đóng góp một phần không ít... Nếu đối với cả nước, Nghệ An là nơi địa linh nhân kiệt, mảnh đát đẻ ra không biết bao nhiêu nhân tài, là tấm gương sáng về sự học hành, khoa cử thì Quỳnh Đôi lại là một Nghệ An nhỏ trong Nghệ An lớn, là một phần thật sáng trong tấm gương sáng đó. Có lẽ không có gì phải mặc cảm khi nói rằng chính Hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ là một trong những nguyên nhân làm cho đất Quỳnh Đôi trở thành đất học hành văn vật. Khó khăn rèn đúc nhân tài, quả có thế! Quỳnh Đôi đất hẹp người đông thì chỉ có con đường học vấn mới là con đường giải thoát cho con người trong những trăm năm phong kiến ấy. Và thế là cha dạy con, anh bảo em, bạn bè nhìn nhau mà học. Người ta vừa gánh nước thuê vừa học, lấy que vạch trên đất mà học, đứng ngoài hàng rào tường nghe lóm lời thầy mà học... Từ khi hiểu ra hai chữ “học gạo” tôi cứ nghĩ nó phải xuất phát từ làng quê tôi vậy. Bà ngoại tôi kể: “Nhà ông Hồ Sĩ Đống nghèo lắm. Lúc còn nhỏ, thường ngày phải đói, phải đợi lúc bà mẹ lúc bà mẹ đi làm thuê cho người ta về lần ra trong yếm một cục cơm (là phần bà đã dành lại từ trưa), ông mới được ăn. Lớn lên một ít ông chuyên đi quét lá ở chợ nồi và gánh nước thuê để sống. Nhưng ông ham học lắm, học bất cứ lúc nào, hầu như tay không lúc nào rời quyển sách. Có người thấy thế có ý dè bỉu, ông đáp:
“...Hôm nay gánh nước chai vai
Ngày mai võng giá làng nồi nghênh ngang...”
Và khi tin ông đậu tiến sĩ, vinh quy về làng thì mẹ ông vẫn còn đang đi cấy thuê cho người ta. Dù nghe tin con đậu bà vẫn không dám bỏ buổi cấy giữa chừng. Chao ôi ! Người làng Quỳnh quê tôi là thế đấy.
Người đậu đạt nhiều, người làm quan cũng lắm, nhiều người đã vào hàng đại thần, thậm chí có người đã từng giữ quyền nhiếp chính như ông Hồ Sĩ Dương, nhưng làng tôi xét cho cùng vẫn là đất “nhiều khoa ít hoạn”. Hình như với người quê tôi học hành, đậu đạt là phương tiện để thoát ra khỏi sự đói khổ, để kiếm miếng cơm thiên hạ chứ họ không có chí làm quan. Vì thế, biết bao ông cử ông tú khi đã đậu đạt rồi thì khăn gói ra Bắc vào Nam làm nghề dạy học (mà biết đâu trong đó có niềm tự hào là đã được đem chữ nghĩa thánh hiền truyền cho thiên hạ).
Những ông đồ đi suốt quanh năm, chỉ ba ngày tết mới về quê, đưa cho vợ được vài quan tiền làm mâm cơm cúng tổ tiên, rồi đến mồng năm mồng mười tháng giêng lại khăn gói ra đi, cứ thế... Còn người đàn bà, người phụ nữ nghĩa là người mẹ, người vợ đất Quỳnh Đôi cứ phải chạy vạy tảo tần, dệt lụa buôn tơ để thờ cha mẹ chồng, nuôi con ăn học, thánh tài rồi con lại ra đi, cứ thế...
Nói “Quỳnh Đôi tơ lụa” có lẽ chỉ là một cách nói, vì Quỳnh đôi chỉ có nghề dệt lụa mà không có nghề nuôi tằm ươm tơ (chí ít cũng từ trăm năm trở lại đây, nghĩa là khoảng thời gian mà bà và mẹ tôi nhớ được). Dầu vậy có thể nói một điều mà không sợ bất cứ ông cử, ông nghè nào tự ái là chính nghề dệt lụa đã “đẻ” ra các ông, bởi đó là sự thật. Năm ngày một tấm lụa, người nghèo thì dệt lụa thuê hay vay vốn mua tơ dệt lụa rồi bán lụa trả vốn lời thì ăn, người không phải vay vốn thì được nhiều lời hơn chút đỉnh, kẻ khá thì buôn tơ bán lụa khắp nơi trong tỉnh và ra cả Thanh Hóa, Hà Nội, nghề lụa quê tôi đã thành truyền thống bao đời. Có ông cử ông nghè nào không có tuổi thơ lẫm chẫm bên khung cửi của mẹ đâu và khi lớn lên thì những tấm lụa của người mẹ, người vợ đã trải thành đường cho các ông đi đến công danh khoa cử...
Lầm lũi làm ăn, người phụ nữ làng Quỳnh không ngờ rằng họ cũng nổi tiếng như chồng con họ. Nếu chồng họ, con họ nổi tiếng là những người học hành, khoa cử hay chữ, đạo đức thì họ nổi tiếng là những người mẹ, người vợ chịu thương, chịu khó, đôn hậu, thủy chung... Nhiều năm về sau, trong những dịp hiếm hoi về lại quê nhà, những khi đêm khuya nhìn bóng mẹ gầy guộc hắt lên vách đất dưới ánh đèn dầu leo lét, hai tay mẹ thoăn thoắt đưa thoi, miệng lẩm nhẩm vài câu hát truyện nôm. Lòng tôi bỗng trào lên nỗi xót thương vô hạn, xót thương mẹ và xót thương cho những người phụ nữ làng Quỳnh muôn đời vẫn lặng lẽ hy sinh cho chồng, cho con không mệt mỏi.
Nhiều năm không về lại chẳng biết làng Quỳnh quê tôi bây giờ ra sao, chắc đã đổi thay nhiều lắm. Nhưng cho dầu quê tôi ra sao thì tôi vẫn nhớ nó yêu thương nó hết lòng. Vì nếu tôi yêu cái làng Quỳnh dệt gấm thêu hoa, làng Quỳnh tơ lụa, làng Quỳnh văn vật học hành với mười hai ông tiến sĩ, hàng trăm cử nhân tú tài thời phong kiến và cũng hàng trăm cán bộ, giáo sư đại học ngày nay. Cái làng Quỳnh đất tổ của Nguyễn Huệ, Hồ Xuân Hương... Cái làng Quỳnh của truyền thống cách mạng với lời khen tặng “ba mươi năm thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Cái làng Quỳnh chỉ có mấy ngàn dân thôi mà đã có trên hai trăm năm mươi (250) liệt sĩ và hàng ngàn bộ đội thương binh của hai cuộc kháng chiến... Thì tôi cũng yêu cái làng Quỳnh nghèo khổ phải đốt lá đa lên mà học, ké nhờ ánh đèn hàng xóm qua vách mà học. Cái làng Quỳnh của những người nông dân chất phác đôn hậu mà hóm hỉnh, giàu chất “u mua” như Trạng Quỳnh, Xiển Bột. Cái làng Quỳnh với những câu đầu lưỡi “người làng ta”, “đất làng ta”, “tục làng ta”... mà mới nghe thật khó chịu vì tưởng chừng trong đó sự bảo thủ, địa phương chủ nghĩa nặng nề. Tuy nhiên nếu lật lên, ta sẽ thấy đằng sau những câu chữ ấy là niềm tự hào chính đáng về con người, nền nếp, truyền thống quê hương, là tình yêu quê hương sâu đậm mà không phải ai, không phải nơi nào cũng có được.
Tôi biết quê mình là nơi đất hẹp người đông, lại khô cằn sỏi đá. Nhưng biết làm sao được, đâu phải vì cha mẹ nghèo mà con cái không yêu cha mẹ. Vả lại có ai có thể chọn được cho mình nơi sinh ra, mà dẫu bây giờ có ai đó cho tôi phép lạ để có thể chọn cho mình quê hương thì có lẽ tôi vẫn chọn cho mình cái làng Quỳnh nghèo khổ của tôi như tôi đã sinh ra thuở nào vậy thôi.
*
* *
Bây giờ thì tôi đã “xin nhận nơi này làm quê hương”, gốc rễ đã mắc cả vào đây rồi. Trong huyết quản của con trai tôi là sự hòa hợp của hai giòng máu Bắc Nam. Và nếu nói như Xuân Diệu thì nó đã trở thành kẻ “cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong”. Là người suốt đời chống lại những định kiến hẹp hòi, phân chia Nam Bắc, chủ nghĩa bản vị địa phương (theo cách riêng của mình) tôi thật tự hào về điều đó. Tuy nhiên trong những chiều cuối năm này, khi đốt lên vài nén nhang, nhìn khói nhang lên quấn quýt dịu dàng, để lòng mình chùng lại, tưởng nhớ về nơi quê cha đất tổ với tấm lòng thành kính. Tôi bỗng thấy mắt mình rưng rưng./.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2009

Đất nước và Nhân dân


Tiểu luận của Đào Hiếu
Viết riêng cho BBC từ TP.HCM

Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.

Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.

Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”.

Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.

Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.

1

Từ thuở bé, con người đã gắn liền với đất nước mình qua lũy tre làng, dòng sông, bến đò, những bờ biển thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh…tất cả, góp phần tạo ra tâm hồn, tính cách và tình yêu của mỗi người, từ đó hình thành những mối dây ràng buộc, nhờ thế mà khi có ngoại xâm thì cả dân tộc cùng đứng lên, đồng lòng đánh đuổi chúng, giành lại từng tấc đất, từng ngọn rau…

Đó là những điều có thật. Đã từng xảy ra. Những tấm lòng yêu nước, những hy sinh vì tổ quốc, những anh hùng dân tộc… tất cả đều có thật.

Duy chỉ một điều nghịch lý, đó là: trong lịch sử nhân loại CHƯA BAO GIỜ ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN.

Ngày xưa, khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù. Chỉ có Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, cùng nhau lên núi Thú Dương, hái rau độ nhật.

Sau, có người đến bảo: “Nhà Chu đã trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, ăn rau núi này chẳng phải ăn rau nhà Chu ư?”

Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.

Rõ ràng thời ấy người ta quan niệm sông núi, kể cả rau rừng đều “của nhà Chu” nào phải của nhân dân. Ngay cả hạt thóc là do mồ hôi nước mắt của nông dân làm nên mà cũng được gọi là “thóc nhà Chu” thì nhân dân còn lại gì?

Trong bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý khi ông viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì thật sự cũng đã “xí phần” cho triều đình hết rồi, còn gì cho đám dân đen nữa?!

Thời phong kiến, đất nước là của nhà vua nên mới có cha truyền con nối, nên trung quân và ái quốc mới gộp làm một.

2

Ngày nay người ta nói nhiều đến dân chủ.

Có vẻ như đất nước không còn là của “nhà Chu” nữa, có vẻ như “Nam quốc sơn hà” không còn của “Nam đế” nữa.

Vậy chắc là của nhân dân rồi!

Thử xem có phải vậy không?

Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?

Sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất?

Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân?

Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản…chỉ để kiếm chưa đến một trăm đô la mỗi tháng?

Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp?

Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới… để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản…và hàng ngàn vụ khác?

Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu?

Nếu đất nước là của nhân dân sao lại chỉ có một nhúm các tập đoàn tài phiệt phất lên nhờ kinh doanh rừng, biển, đất đai và lúa gạo… trong khi nhân dân thì bị cướp đất, rừng thì bị phá, thóc lúa thì bị thương lái ép giá, đẩy nông dân vào kiếp sống bần cùng?

3

Có quá nhiều bằng chứng để nói rằng trong lịch sử chưa bao giờ đất nước là của nhân dân.

Đất nước chỉ là của nhân dân trong các học thuyết, trong văn thơ, trong âm nhạc.

Đất nước chỉ là của nhân dân trong hoài niệm tuổi thơ, trong tâm tình chôn nhau cắt rún.

Trên thực tế đất nước bao giờ cũng là tài sản riêng của giai cấp cầm quyền.

Ngày xưa thì đất nước là của vua chúa, ngày nay đất nước là của các chính quyền.

Còn nhân dân?

Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, đại đa số nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương…chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu.

Những nhà hàng, những khách sạn sang trọng, những vũ trường xa hoa, những cửa hàng lộng lẫy kia không phải của nhân dân.

Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia… không bao giờ là của nhân dân.

Những mỏ bô-xit, mỏ than, mỏ dầu trị giá hàng ngàn tỉ đô la kia, những lâm sản, hải sản vô tận kia…chưa bao giờ là của nhân dân.

Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày.

Nhân dân không biết nghe nhạc giao hưởng, không biết hát Opera, nhân dân chỉ biết rao: “Cháo huyết đây!” Bánh mì nóng giòn đây!” Báo mới đây!” “Mài dao mài kéo đây!”…

Nhân dân không có vé vào xem thi hoa hậu hoàn vũ hay xem trình diễn thời trang, nhân dân chỉ có năm ngàn đồng đủ trả một cuốc xe ra đứng đầu đường Huyền Trân Công Chúa và gọi: “Đi chơi không anh?”.

Nhân dân không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố.”

Trong thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵng sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” “thánh chiến” “vệ quốc”…

Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “đồng hương” chuyên nghề vơ vét.

Đất nước đã bị cưỡng đoạt.

Giờ đây, đối với nhân dân Việt Nam, nếu đất nước có còn được chút ý nghĩa, chính là vì nó đang ôm giữ trong lòng nó xương cốt của những người thân đã chết vì một lý tưởng hoang đường và một ước mơ không bao giờ có thật.

4

Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa.

Vài trăm người biểu tình bị đàn áp, bị bắt, bị đe dọa.

Nhiều người hỏi tôi: “Sao không thấy ông viết về Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ viết về nhân quyền, về dân chủ?”

Chẳng lẽ tôi lại phải trả lời như thế này:

“Vì hai hòn đảo ấy đã lọt vào tay bọn Tàu rồi. Ai đòi lại được? Mà nếu như có đòi được thì cái lãnh thổ giàu tài nguyên ấy cũng đâu phải của nhân dân. Hai hòn đảo ấy cũng sẽ là tài sản của những kẻ cầm quyền và bọn tài phiệt, cũng sẽ bị chúng chia chác nhau mà ăn thôi.”

Về tác giả: Nhà văn Đào Hiếu, sinh năm 1946 ở tỉnh Bình Định, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1968. Tham gia phong trào sinh viên miền Nam chống Mỹ, sau năm 1975 ông làm việc tại báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ TP. HCM. Năm 2008, ông công bố trên mạng hồi ký Lạc Đường, gây nhiều tranh luận.