Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

thua vì tự làm sướng

Thế là SAE Games 25 đã kết thúc. Việt Nam đứng thứ 2 trong số 11 nước tham dự lần này. Theo tôi kỳ SAE Games này Việt Nam đã thắng lợi . Thắng lợi không phải vì chúng ta đã vượt dự kiến đề ra là nằm trong tốp 3 với 70-75 huy chương vàng, cũng không phải vì lần đầu tiên trong các kỳ SAE Games Việt Nam đạt được số huy chương lớn như vậy ( 83 huy vương vàng, 75 huy chương bạc, 57 huy chương đồng). Mà thắng lớn là ở chất lượng các bộ huy chương. Thử nhìn lại các lần SAE Games trước, phần lớn các bộ huy chương của chúng ta đều nằm ớ các bộ môn võ, rất ít có huy chương ở các bộ môn nặng ký như các môn điền kinh. Lần này tuy các môn võ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số huy chưng của chúng ta, nhưng đã có sự vươn lên mạnh mẽ ở các bộ môn vốn không phải là thế mạnh của chúng ta như chạy cự ly ngắn, cự ly dài nam và nữ, nhảy cao, nhảy sáo, bơi lội. thậm chí chúng ta đã có những vận động viên phá kỷ lục SAE Gmes ở các bộ môn ấy. Đành rằng huy chương nào mà chẳng là huy chương, chúng chỉ phân biệt ở màu của tấm huy chương thôi. Tuy nhiên không nói ra nhưng ai cũng biết là đối với thể thao thế giới các môn như điền kinh như nhảy cao, nhảy xa, thể dục dụng cụ, nhảy cầu... được dánh giá cao hơn những môn thiếu có khả năng đánh giá chính xác, nói đúng hơn là thiếu những tiêu chí cụ thể chính xác trong đánh giá các quá trình đua tài giữa các vận động viên như các môn võ. Tôi nói chất lượng các bộ huy chương lần này của chúng ta được nâng lên là vậy. Cho dù có ý kiến cho rằng chất lương của SAE Games chẳng được bao nhiêu so với chất lương các đại hội thể thao các khu vực khác, càng không thể so sánh với đại Olimpic nhưng tôi nghĩ cũng phải thấy sự tiến bộ của thể thao nước ta thì mới thật khách quan.
Được vậy là đã mừng lắm rồi, nhưng sẽ là “trên cả tuyệt vời”, sẽ thật là trọn vẹn nếu đội U23 của chúng ta đoạt được huy chương vàng lần này, nói cách khác đội chúng ta vô địch SAE Gemes 25. Đã quá lâu rồi (đã 50 năm qua kể từ ngày đội bóng của Miền nam cũ vô địch tại SAE Gemes) chúng ta không được nếm trải hương vị ngọt ngào đó. Trước khi SAE Gemes diễn ra, có ý kiến cho rằng Việt Nam không cần đứng trong tốp 3 như kế hoạch đề ra mà chỉ cần vô địch bóng đá ở đại hội kỳ này. Ý kiến trên có phần cực đoan nhưng nó lại phù hợp với nguyện vọng của nhiều người (trong đó có tôi). Người ta mong mỏi và người ta hy vọng, niềm hy vọng càng lớn khi đối thủ kình địch nhât của chúng ta là Thái Lan đã bị loại khòi sau vòng bán kết. Nhưng chúng ta đã thua cay đắng, thua ngay một đội đã từng là bại tướng dưới tay mình với một tỷ số khá đậm. Phải nói rằng đội bóng đã phụ lòng của hàng chục ngàn cổ động viên đã lặn ngòi ngoi nước từ Việt Nam sang để cổ đông và mong mỏi được nhìn thấy chiến thắng sau bao năm ròng chờ đợi của đội nhà. Rốt cuộc chỉ còn lại thất vọng và nước mắt...
Vì sao chúng ta thua? Báo chí đã tốn nhiều giấy mực và đã đưa ra nhiều nguyên nhân: Nào là chủ quan, nào là bị căng cùng tâm lý, nào là kiêu ngạo... Theo tôi tất cả các nguyên nhân đó đếu đúng, nhưng có một nguyên nhân của mọi nguyên nhân mà chúng ta đã không thấy, nó mới là nguyên nhân sâu xa đã làm chúng ta thảm bại: Đó là thói quen tự làm sướng của chúng ta trước khi được sướng thật. Khuynh hướng tự làm sướng này không phải gần đây mới có: Tội nghiệp các ông Riedi và Letard, chỉ vì các quan chức bóng đá muốn tự làm sướng mà không được sướng nên các ông bĩ sa thải. Ông thì mới chập chững sang được vài tháng, gặp một giải đấu con nhà nghèo nào đó ông trắng tay thế là phải vế nước (dù sau đó ông khởi kiện và đươc L ĐB Đ V N bồi thường cho ông cả tỷ đồng thì tôi cũng tin chắc rằng đó là chuyện ông không hề muốn). Ông Riedi thì còn thảm hại hơn vì sự tự làm sướng mà ngườ ta bắt ông phải căng sức cầu thủ ra ở những giải đấu và trận đấu không quan trọng, vắt kiệt súc cầu thủ để rối đến giải đấu lớn thì chuyện gì đến phải đến, thế là tất cả đổ lên đàu ông. Đến nỗi ông phải chua cháy thốt lên: "Thắng lợi là công lao của liên đoàn (bóng đá) thất bại là do huấn luyện viên và cầu thủ bất tài...". Cũng vì muốn tự làm sướng mà nhiều năm liền người ta không thuê ông Calisto chỉ vì ông "khó bảo", có còn gì để nói nữa không?
Quay trở lại trận chung kết CAE Games vừa rôi. Trước trận đấu không hề chú ý đến đối thủ mà chỉ toàn là "Việt Nam nhất định thắng", "Việt Nam nhất định đại thắng", "Việt Nam nhất định làm thỏa lòng mong đợi của hàng chục triệu người hâm mộ"... Chúng ta còn đưa lên báo lời của những người làm bóng đá ở nước ngoài nào là "Việt Nam sẽ thắng 3:0...", nào là "Việt Nam sẽ thắng bởi đảng cấp cao hơn"... Sướng quá, trong cơn tự sướng đến mê người đó chúng ta không hề nghĩ rằng trong số những người đang ca ngợi chúng ta đó sẽ có những kẻ nói vì ý đồ không đẹp (nếu không muốn nói là xấu). Sướng như thế nên đến khi đáng sướng thì không sướng được nữa (sức lực có còn đâu). Nguyên nhân sâu xa cùa việc tha ở trận chung kết là ở đó...
Tai hại thay việc tự làm sướng này lại không chỉ ở trong bóng đá

Thơ Phạm Hữu Quang

GIANG HÔ


Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với... giặt đồ?

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không,
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng...

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.

Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chẳng chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ.Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu...

Giang hồ ta chẳng thay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.

Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giầy, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.