Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

LỜI BÌNH PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG 2010 (Nguồn: Trương Duy Nhất-Blog)

Lý Toét

1. “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm... cứ dẹp đi thì bầu không kịp!”- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.
Lời bình: Cán bộ hỏng hết, phế bỏ thì không không bầu được người lãnh đạo. Dân toàn người ngu, không thể chỉ định thay thế!
2. “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hỏi các cháu học sinh trong ngày khai trường.
Lời bình : Ông tự hỏi ông đi. Ông đúng là người chưa ?Chúng cháu không trả lời được!
3. “Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cảm ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản - Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Lời bình : Ông chỉ biết đánh giặc thôi, chẳng biết làm gì cả thì tốt nhất ông hãy về nghỉ sớm đi. Nhưng chí ít thì trước khi bay về trời ông cũng phải lợp lại cái nhà dột cho mẹ ông, dọn cái đống tre đằng ngà ngổn ngang kia đi chứ! Lịch sử và huyền thoại đã thành một mớ hổ lốn để người đời vẽ rắn thêm chân
4. Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về thành công của đại lễ nghìn năm.
Lời bình: Chỉ mỗi ông PCT thành phố Hà Nội là nhận thức tốt thôi. Đầu ông chứa đất Thủ Đô mà!
5. “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”- Ông nghị Trần Tiến Cảnh.
Lời bình :Ông nghị này có chỉ số thông minh (IQ) cao ngất ngưởng. Đề nghị đem máy thử đo chỉ số IQ của ông ta xem có cao hơn chú Cuội không?!
6. “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân”- Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận.
Lời bình : Nền văn hóa giáo dục xuống cấp sẽ tạo dấu ấn cá nhân cho ông!
7. Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm- Bộ trường KH & ĐT Võ Hồng Phúc trả lời chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc Vinashin.
Lời bình ; Ông ra làm bộ trưởng kế hoạch đầu tư làm gì?
8. “Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước”- Giáo sư Vũ Khiêu.
Lời bình: Người già gần đất xa trời thì sa sút trí tuệ là chuyện bình thường.
9. “Về mặt lý thuyết là an toàn”- Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên trấn an dư luận về độ an toàn của hồ chứa bùn bauxite Tây Nguyên.
Lời bình: Về mặt lí thuyết? Còn thực tế thì sao? Chắc cũng như Hung ga ri?
10. Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu.
Lời bình:
Chẳng qua lực bất tòng tâm
Tài hèn lại muốn giữ “chân” hứa bừa
Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Hứa suông đôi bận cũng vừa về hưu

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Tự chữa khỏi bệnh ung thư bằng cây lược vàng

Tôi đưa bức thư của chị Nguyễn Thị Nga cán bộ Công ty kim loại màu Thái Nguyên gửi báo Người cao tuổi về việc tự chữa khỏi cho mình căn bệnh ung thư ác tính bằng cây lược vàng về blog của mình để các bạn có dịp qua đây cùng tham khảo


"Trước hết, tôi cảm ơn chân thành tới Báo Người cao tuổi đã đăng bài "Chữa khỏi bệnh ung thư bằng cây Lược vàng" của tác giả Lưu Sĩ Mùi (Báo Thái Nguyên). Bài báo thuật lại chuyện tôi sử dụng Lược vàng để chế ngự ung thư sau khi đã phẫu thuật và hoá trị liệu ở Bệnh viện K Hà Nội hàng năm trời. Sau đó, nhiều độc giả xa gần đã gửi thư, gọi điện đến thăm hỏi, động viên tôi. Tôi xin thuật lại quá trình điều trị bệnh ung thư bằng cây Lược vàng.

Mấy chục năm, tôi công tác ở phòng Hoá nghiệm Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên. Bỗng nhiên, tháng 4 năm 2006, tôi thấy người mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ, sút cân. Bệnh viện K phát hiện tôi bị u limphô ác tính (hạch ngoại biên). Lúc đầu, bệnh viện từ chối điều trị và khuyên tôi về nhà dùng thuốc nam chữa. Khi đó, tôi hiểu ngầm là y học hiện đại bó tay, khuyên tôi về nhà để cho gia đình chuẩn bị lo "hậu sự". Theo đề nghị tha thiết của con gái tôi, bệnh viện nhận điều trị bằng phẫu thuật. Khi mổ ra, phát hiện trong ổ bụng có rất nhiều hạch. Sau đó, bệnh viện tiến hành 10 đợt hoá trị liệu. Sau 8 tháng liền sử dụng hoá chất chữa bệnh, sức khoẻ tôi càng bị suy kiệt. Đầu tôi rụng hết tóc, thân cao 1,55 mét mà cơ thể chỉ còn lại 29kg (trước đó cơ thể tôi nặng 48kg). Sau khi lâm bệnh phải chữa trị dài ngày, rồi kiệt sức, giấu hết bệnh án, đội tóc giả ra Hội đồng giám định sức khoẻ để xin được về hưu mà không thể chờ đến khi đủ tuổi theo luật nhằm có điều kiện tập trung chữa bệnh.

Đầu năm 2007, nghe tin cây Lược vàng có tác dụng chữa trị được nhiều bệnh, tôi trồng một số cây Lược vàng và nhờ bà con ở phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên cho Lược vàng ăn hàng ngày. Tôi giữ kín việc sử dụng Lược vàng không cho ai hay biết. Thời gian 6 tháng đầu, tôi cứ âm thầm sử dụng Lược vàng với liều lượng nhai sống nuốt tươi 10-12 lá Lược vàng (có hôm tới 15 lá/ngày) với tia hi vọng tự cứu lấy mạng sống bản thân. Hằng ngày, tôi chia số lá đó ra làm 3 lần, nhai trước bữa cơm 15 phút. Không thấy có diễn biến gì khác thường, tôi yên tâm và quyết định tự chữa bệnh với số lượng lá Lược vàng nhiều đến vậy. Sau 6 tháng, tôi ăn giảm xuống còn 3 - 6 lá/ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi uống 1 thìa cà-phê rượu ngâm Lược vàng. Cứ nhai sống lá Lược vàng trong thời gian một tuần thì tôi ngừng nhai một tuần, sau đó lại tiếp tục nhai như vậy rồi lại ngừng một tuần. Cứ như thế, lặp đi lặp lại hằng ngày liên tục từ giữa năm 2007 đến nay, tôi đã uống rượu Lược vàng liên tục hằng ngày.

Rượu Lược vàng, tôi tự làm lấy bằng các vòi và thân cây Lược vàng ngâm vào rượu 40 độ được nấu từ gạo nếp. Ngọn cây Lược vàng và ngọn của chồi nhánh tôi cắt ra trồng lại. Sử dụng Lược vàng được một thời gian, tôi đã cảm nhận được những hiệu quả trông thấy như: 1/ăn uống ngon miệng, do nhuận tràng. Trước đó, tôi đã bị táo bón kéo dài do hoá trị liệu nhiều đợt. 2/Đã chữa khỏi bệnh viêm họng mạn tính, do nhiều năm liền làm việc trong môi trường độc hại của các hoá chất chì, kẽm, thiếc v.v... 3/ Điều đặc biệt là nhờ Lược vàng, vết mổ của tôi đã lành lặn. Tôi dị ứng với chỉ tự tiêu, nên mỗi khi có một đầu chỉ đùn ra ngoài, sau khi bác sĩ lấy đi, thì vết thương được liền lại rất nhanh và để lại sẹo không rõ ràng. 4/ Sau 6 tháng tự chữa trị bằng Lược vàng, tóc tôi bắt đầu mọc trở lại. Một năm sau, bộ tóc tôi hoàn toàn trở lại như thời con gái (ảnh).

Trong quá trình tự chữa bệnh bằng Lược vàng như vậy, cứ 6 tháng một lần tôi lại xuống Bệnh viện K kiểm tra. Kết quả kiểm tra cuối năm 2007, bệnh viện kết luận bệnh tôi ổn định.

Về ăn uống trong thời gian chữa bệnh, tôi luôn thực hiện lời bác sĩ căn dặn: "Suốt đời kiêng dùng vi-ta-min B12, sâm nhung, trứng vịt lộn". Bây giờ, tôi có thể dùng các thứ đó bình thường. Tôi thích uống nước chè xanh. Trong suốt thời gian dùng Lược vàng để trị bệnh ung thư đến nay, tôi không sử dụng tới bất kì một loại thuốc điều trị nào khác, kể cả sinh tố. Chỉ dùng thảo dược Lược vàng, ăn uống bình thường, kết hợp vận động hàng ngày. Tôi duy trì vẩy tay theo bài tập "Đạt Ma Dịch cân kinh" (Báo Người cao tuổi đăng). Tập vẩy tay 1.800 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng. Khi khoẻ lên, tôi theo chị em luyện tập đi bộ hằng ngày.

Sau phẫu thuật và hoá trị liệu, cơ thể tôi chỉ còn bộ xương bọc da, bộ tóc trên đầu rụng sạch. Một sự thật hiển nhiên, chỉ duy nhất dùng cây Lược vàng đã giúp tôi khỏi bệnh hiểm nghèo và khoẻ mạnh như hôm nay. Tôi tha thiết mong các nhà khoa học để tâm nghiên cứu tác nhân nào đó trong cây Lược vàng đã chế ngự được bệnh ung thư và giúp nâng cao sức khoẻ con người.

Nguyễn Thị Nga


Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

CHỊ TÔI

Tên chị là Phạm Thị Hoa, thứ ba trong gia đình, nhưng trong thời chống Mỹ, mọi người thường gọi chị là chị Năm Thắng Lợi. xưng chị và gọi tôi bằng cậu em, chị nói:

Chị tham gia hoạt động ở xã từ năm sáu mốt (1961), đến năm đầu sáu ba (1963) là xã đội phó của du kích Châu Bình. Giữa năm sáu ba chị được gọi đi học lớp quân sự “Vũ Tấn Nhất”, đào tạo cán bộ xã đội do tỉnh mở ở Thạnh Phú, thời gian sáu tháng, đến cuối năm sáu ba thì mãm khóa. Về nhà được hơn một tháng thì có lệnh triệu tập đi thành lập đơn vị bộ đội nữ đầu tiên của tỉnh. Đơn vị thành lập ngày bốn tháng một năm sáu tư (4-1-1964) tại ấp Phước Hảo, xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày lấy phiên hiệu là C170, do chị Sáu Thu Hà làm chỉ huy trưởng đầu tiên. Vì thế mà về sau, đơn vị của các chị được bà con quen gọi là “bộ đội Thu Hà”.

Suốt gần mười năm trong “bộ đội Thu Hà” (từ 1964 đến1973), chị cùng đồng đội đánh địch cả mấy chục trận ( chưa kể tới các công tác khác như điều nghiên, binh vận, giao liên…), độc lập có, phối thuộc có, thủy có, bộ có, công đồn có, diệt ác có… làm sao mà có thể kể hết cho cậu nghe được. Thôi thì để chị kể cho cậu nghe một vài kỷ niệm nho nhỏ của chị trong thời gian ấy vậy…

` *

* *

Đó là trận tiêu diệt bọn bình định ở chợ Tân Xuân (Ba Tri).

Chắc cậu còn nhớ, địch tiến hành bình định Ba Tri từ giữa năm sáu sáu (1966). Cái thời mà chỉ riêng trên địa bàn ba Mỹ (Mỹ Nhơn, Mỹ Chánh, Mỹ Thạnh) đã bị Trung đoàn mười sư đoàn bảy bộ binh ngụy cùng bọn bình định đóng đen kịt như ruồi, cứ năm người dân có một tên lính. Bọn này đã gây không ít khó khăn cho phong trào cách mạng của Ba Tri lúc bấy giờ. Sang năm sáu bảy (1967), để giảm áp lực của bọn bình địnhvà hỗ trợ phong trào cách kháng chiến của Ba Tri, tỉnh đã đưa nhiều đoàn cán bộ, bộ đội (trong đó có “bộ đội Thu Hà) về huyện, với mục đích vừa tuyên truyền chính trị vừa luồn sâu diệt ác, phá thế kìm kẹp cho dân. Chị còn nhớ những người cùng về Ba Tri với chị hồi ấy có con Hồng Vân, con Thủy, con Phượng lùn, con Liên Phong… Còn đứa nào về đâu thì lâu ngày quá chị không nhớ nổi. Riêng chị được phân công về Tân Xuân. Tân Xuân cũng là một trong những trọng điểm bình định của địch lúc ấy. Về đây được ít lâu, chị nhận được lệnh trực tiếp từ ông Tư Nguyễn (lúc này là tỉnh đội phó) điều nghiên để chuẩn bị đánh bọn bình định ở chợ Tân Xuân. Lúc này chị đang ở trong nhà một cơ sở là chị Ba Bê. Nhà chị này làm nghề hàng xáo, nhưng toàn bộ gia đình từ cha mẹđến anh chị em trong gia đình đều tham gia cách mạng. Nhận lệnh rồi chị trong vai người bán hàng xáo của chị Ba Bê hàng ngày gánh lúa gạo lên chợ Tân Xuân bán để tiến hành điều nghiên. Có điều chị vốn không quen gánh nên trong khi chị Ba Bê có rhể gánh chạy một hơi đến chợ thì chị chỉ gánh được từng quãng ngắn rối phải đặt xuống nghỉ, mỗi lần nghỉ lại lấy dầu “Huê Lạc” ra xức chỗ đau trên vai. Nhiều lần chị đang xức dầu thì gặp bọn bình định, bọn lính Sư đoàn bảy đi qua “kiêu ngạo”, chọc gẹo. Những lúc ấy, khi thì chị im lặng khi thì đưa đẩy vài câu rồi gánh chạy.

Chợ Tân Xuân nằm trên một con giồng, giữa đồng trống, không có cây cối, vườn tược nên rất khó ém quân. Vì vậy nếu đánh bằng cách chọi lựu đạn thì không có chỗ để bố trí đơn vị cản đường hỗ trợ cho người đánh chạy. Tính đi tính lại, chị thấy chỉ có cách đánh bằng mìn hẹn giờ là tốt nhất. Trong quá trình trinh sát chị thấy có hai nơi mà hàng ngày bọn lính và bọn bình định tập trung đông nhất, nếu đánh vào hai nơi ấy thì khả năng sát thương địch là rất lớn. Đó là dãy hàng ăn tronh nhà lồng chợ và “nhà việc” của bọn tề xã Tân Xuân nay bị bọn bình định chiếm, dùng làm văn phòng chứng, cấp các loại giấy tờ cho dân… Nói thì nhanh vậy chứ thời gian điều nghiên kéo dài cả tháng trời. Những ngày không gánh kúa lên chợ thì chị mượn đứa nhỏ con chị Ba Bê rồi hai gì cháu bồng nhau lên chợ, dạo tới dạo lui ngó cho đã để rồi chỉ mua nửa ký cá và ra về (vậy chứ đi chợ hoài tiền đâu mà mua cho nhiều). Sở dĩ phải đi tời đi lui như vậy là do định đánh bằng mìn hẹn giờ. Đánh cách nàythì phài tính toán được thật sát thời gian, từ thời gian từ nhà lên chợ, đến thời gian đặt trái, thời gian thoát đi… Nếu tính thời gian không sát là dễ xảy ra chuyện lớn: dây cháy ngắn quá trái có thể nổ bất thường, người đánh hy sinh mà không diệt được địch, dài quá dễ làm kẻ địch nghi ngờ và trận đánh có thể thất bại. Hồi đó tụi chị đâu có đồng hồ, vả lại ai đời đi bán hàng xáo mà deo đồng hồ theo bao giờ. Vậy là chị phải đo quãng đường từ nhà ra chợ bằng cách đếm bước chân rồi tính ra cứ mỗi bước chân là bốn tấc. Nói thì có vẻ dễ chứ thật ra không đơn giản chút nào. Vì nếu không có sự vấp váp gì thì giũa ngày này và ngày khác cũng đã có sự khác nhau rồi, chưa kể là nhiều lúc đang đếm như vậy thì ý nghĩ của mình tự nhiên lảng đi quên mất tiêu số đã đếm và phải làm lai, nhưng thường nhất là đang đếm mà gặp người quen đi chợ, chào hỏi rồi cùng đi, vừa đi vừa nói chuyện…

Hơn một tháng sau khi giao nhiệm vụ, ông Tư Nguyễn gặp lại chị và hỏi:

- Sao, đánh được chưa?

Chị nói:

- Đánh được rồi!

Sau khi trình bày cách đánh, chi nêu băn khoăn là đánh trong chợ như vậy khó tránh khỏi thiệt hại cho người dân đi chợ.

Ông Tư Nguyễn chấp nhận cách đánh của chị và căn dặn;

- dù có gì thì cũng phải cố gắng giảm thiểu càng nhiều càng tốt sự thiệt hải cho dân.

Hôm đó là một ngày trung tuần tháng bảy năm sáu bảy (7-1967). Khoảng bảy giờ rưỡi sáng chị và chị Ba Bê (ở nhà đã phân công cụ thể: chị đặt trái trong khu hàng ăn nhà lồng chợ, chị Ba Bê đặt trí trong “nhà việc” tụi nó). Vào chợ rồi, chị em đi loanh quanh một vòng để quan sát thì thấy cũng như mọi khi: tụi lính Sư bảy tập trung trong khu hàng ăn rất đông nên dân chúng hầu như không có mấy, còn trong văn phòng tụi bình định thì dân đang vào xin giấy khá nhiều…Hai chị em tách ra, chị vào nhà lồng chợ ngó quanh ngó quất một hồi như đang tìm những thứ cần mua rồi bước tời một quán hủ tiếu có đông lính đang ngồi ăn nhất. Lựa một bàn có người đàn bà đang ngồi ăn sắp xong, chị ngối xuống và gọi:

- Chị ơi ! cho tô hủ tiếu đi chị.

Người bán hủ tiếu nói:

- Cô Hai chờ cho chút xíu nhen! Hôm nay đông khách quá, cô Hai thông cảm.

Thật là đúng ý chị. Chị bèn đặt giỏ đồ lên chiếc ghế ngồ rồi nói:

- Vậy cũng được, chị cho em gửi giỏ đồ đây, em ra mua thêm ít đồ rồi trở lại

ăn, chị làm cho em liền nghe.

- Được rồi, cô hai cứ đi đi ở đây còn nhiều người, mất mát gì mà lo. Tôi làm cho cô hai liền hà!

Bước ra ngoài, chi nhìn quanh coi chị Ba Bê đang ở đâu thì thấy chỉ đang đứng cách nhà việc của tụi nó chừng hai ba chục thước, giỏ đồ vẫn còn trên tay. “Vậy là nguy rồi!”. Chị nghĩ bụng, Vì tính theo thời gian hẹn trên mìn thì chỉ còn năm đến mười phút nữa là mìn nổ. Chị bước tới gần chị Ba và hỏi rất tự nhiên: “Chị mua đồ rồi chưa?”. “ Tao không vào được!”. Chị Ba Bê mặt hơi tái đi, lại gần chị và trả lời nhỏ. Chị chụp vội giỏ đồ trên tay chị Ba và tính rất nhanh: “Hông có chỗ nào khuấtđể tránh vào mà giựt sợi dây điện ra được, đành phải liều thôi, chết chung với tụi nó là cùng chứ gì!”. Nghĩ thế, chị cúi xuống hỏi người bán rau bù ngót:

- Mấy đồng bó bù ngót chị?

Người bàn hàng nói giá, chị trả tiền vàlấy bó bù ngót đặt lên giỏ xách bước thẳng vào nhà việc tụi nó.

Lúc chị vào thì số người dân tới làm giấy còn lại không nhiều. Riêng tụi bình định còn lại khoảng năm sáu đứa trong phòng và mấy đứa trước cửa, có hai đứa đang đứng vịn tay vào cánh cửa nhìn ra. Chị vừa vào vừa đánh tiếng: “Để xin miếng giấy rồi về kẻo trưa coi!”. Tiếp đó chị nói với con bình địnhđang ngồi ở bàn giấy:

- Cô ơi cho xin cái giấy lên Sài Gòn thăm người nhà đi cô!

Con bình định đang lục soạn gì trong đống hồ sơ để trên bàn, quay cổ trả lời chị:

- Chị chờ chút đi!

Chị nói:

- Vậy cô cho tôi gủi giỏ đồ đây, tôi ra mua thêm mấy con tép rồi vào ngay.

Nói xong, không đợi nó trả lời, chị đặt giỏ đồ vào góc nhà rồi quày quả trở ra. Lúc này có cả vài người dân làm giấy xong cũng cũng ra theo sau chị. Vùa tới chợ cá, chị chưa kịp cúi xuống giả vờ mua tép thì gần như đồng thời, cả hai tiếng nổ ở nhà lồng và “nhà việc” vang lên cùng lúc. Cả chợ la hét, chạy tàn loạn. Chị cũng chạy, ra đến cửa chợ, bắt gặp gánh cá biển của ai đó chạy để lại, chị bèn chụp lấy gánh chạy một hơi đến đầu cầu Mỹ Quý mới dừng lại chờ chị Ba Bê, mãi tới trưa cũng không thấy bóng dáng chị Ba đâu khiến chị rất lo lắng. Về sau nghe chị chị Ba Bê kể lại chỉ bị tụi nó bắt đi biểu tình cùng những người đi chợ khác để “phản đối Việt cộng phá hoại an ninh trật tự của nhân dân”, mãi tới chiều tối mới được thả về…

Trạn ấy địch chết và bị thương hơn chục tên vừa lính Sư bảy vừa bình định (có cả một đại úy mỹ da đen và một trưởng đoàn bình định). Lúc ở trên cầu Mỹ Quý chị đã thấy có chiếc trực thăng bay về hướng chợ, chắc là để đưa những thằng chết và bị thương đi. Dân chợ chết hết một người, người này chị có biết tên tuổi nhà cửa hẳn hoi, nhiều năm sau ngày cứ đền ngày giỗ chị ấy là chị lại muốn tới thắp cho chỉ một nén nhang, để mong chỉ thông cảm đó l;à điều rủi ro khó tránh khỏi trong chiến tranh chứ chị chẳng hề muốn thế. Nhưng chị lại sợ người thân trong gia đình chỉ không thông cảm được…

Sau trận này, tụi nó ở Tân Xuân rúng động dữ lắm…

*

* *

Một kỷ niệm nữa chị cũng còn nhớ rõ là lần bị bắt ở “đục” Bà Tang (Bảo Thạnh, Ba Tri).

Dạo đó là mùa khô năm sáu chín (1969). Buổi chiều chị cùng mấy chị em đang ở Hưng Khánh Trung (Mỏ Cày) thì nhận được lênh của ban tham mưu tỉnh đội về điều nghiên để đánh chợ Ba Tri. Chị và con Thủy thu xếp lên đường ngay.

… Lối bốn giờ chiều hai chị em tới chợ An Định ngồi ăn hủ tiếu, ăn xong đi tiếp đến chập tối thì vượt sông sang Thạnh Phú Đông (Giồng Trôm). Đêm hôm đó các chị vượt lộ “Đông Dương” (con lộ chính chạy từ thị xã xuống Ba Tri) ở chỗ Đồng Gò (gần khu lưu niệm cô Ba Định bây giờ)

Lần mò mãi đến hơn bồn giờ sáng hai chị em mới tới được “đục” Bà Tang, vào nhà cơ sở là chị Năm Mãnh. Tới đây cả hai chị em đều díp mắt lại, buồn ngủ đến nỗi Chị Năm đưa cho mấy con cá bảo làm để kho ăn cơm mà cũng cắt bạy cắt bạ cho xong. Ăn, cơm tắm rửa xong hai đứa leo lên giường đánh một giấc, hết biết “số quân”… Đang ngủ ngon lành, chợt có ai đập đập vào người và nghe có tiếng gọi: “Dậy! dậy! Dậy hỏi chuyện chút coi!”. Nhướng con mắt không lên, chị hoàn toàn không nghĩ mình đang ở trong nhà cơ sở tại Ba Tri mà cứ nghĩ đang ở đơn vị, mấy tiếng gọi dậy đó chắc là của mấy anh bộ đội nam ở bên cạnh sang phá chơi. Chị nghĩ bụng: “Thôi đi mất cha nội! Ban đêm ngủ cho đã con mắt rồi chọc phá hoài à!”. Đã định lên tiếng, nhưng rồi như một linh cảm, chị mở bừng mắt ra thì thấy trời đã sáng trưng, xung quanh lố nhố chừng hơn chục thằng lính ăn mặc rằn ri quằn quện, đứng chật cả căn nhà trên của chị Năm Mạnh. Phản ứng đầu tiên của chị là giật mình khi chợt nhớ trong túi còn tờ lệnh điều đông đi Ba Tri của Tỉnh đội Bến Tre mà chị vô ý chưa kịp hủy đi. “Chết bà rồi, tụi nó mà tìm thấy tời giấy thì chỉ có nước chết…”. Nghĩ bụng như vậy chị bèn xốc đứa con chị Năm Mạnh lên tay (đứa nhỏ đang ngủ tại giường trước khi tụi chị tới) bước nhanh vào buồng như định trao cho mẹ nó. Vào buồng rối, chị rút lá thư, chuồi tay xuống chiếu đút vào khoảng giữa giường. Trên giường có thúng đồ của mấy đứa nhỏ con chị Năm (về sau tụi nó cũng lục tung cả thúng đồ này nhưng không có đứa nào lật chiếu lên, thật là may). Lúc chị trở ra, thằng chỉ huy tới, nó nắn hết lai quần lai áo chị (có cái nhẫn vàng mười tám trong tay trong tay nó bắt cởi ra, giả đò coi đi coi kại rồi bỏ ngay vào túi, nói sẽ trả lại sau, mà chị biết chừng nào nó mới trả lại). Không thấy gì trên người, nó hỏi căn cước chị, chị đưa căn cước ra. Trong căn cước chị tên là Nguyễn Thị Phụng (chuyện làm căn cước của chị lại là một kỷ niệm đáng nhớ khác mà nếu có dịp chị sẽ kể cho cậu nghe sau). Coi xong nó bắt chị ngồi xuống ghế, còn nó ngồi chồm hỗm trên ghế đối diện, nó nói:

- Cô nhìn thẳng vào mắt tui đây nè và nói cho thật. Cô không phải người vùng này, vậy cô từ đâu tới đây?

Chị cũng nhìn thẳng vào mặt nó và trả lời:

- Đây là nhà chị Năm tui, hôm qua nhà chỉ có đám giỗ, tụi tui xuống ăn giỗ, tính chiều về nhưng chị bảo ở lai hôm nay lưới cá chị sẽ cho ít con về trển ăn… (Cũng may hôm qua nhà chị Năm có đám giỗ mẹ chỉ thật).

Nó lại hỏi:

- Nhà mấy cô ở đâu?

Chị nói:

- Nhà tôi ở Châu Bình, chỗ giáp Giồng Trôm và Ba Tri

Nó giở ra một tấm bản đồ thật lớn, nhưng gấp lại chỉ để phần các huyện Ba Tri và Giồng Trôm ra rồi hỏi:

- Đâu! Nhà các cô chỗ nào, chỉ tôi coi?

Chị thừa hiểu là nó muốn thử mình coi có biết coi bản đồ không nên trả lời:

- Mấy ông biểu tui chỉ mà tui có biết cái này là cái gì đâu mà chỉ.

Nó lại chỉ vào một điểm giáp giới giữa Giồng trôm, Ba Tri và hỏi:

- Phải chỗ này không?

- Tui không biết cái đó, mấy ông muốn biết tui dẫn mấy ông tới chỗ là biết liền hà!- chị trả lời tụi nó

Thằng chỉ huy có vẻ tức, nó vừ gấp bản đồ lại vừa nạt

- Đừng làm bộ, giao liên hay y tế đây?

Chị đáp:

- Các ông nói gì kỳ, tui đi đám giỗ nhà chị tui, chỉ biểu ở lại thì tui ở lại…

Nó bỏ chị, quay sang hỏi con Thủy. Lúc này con thủy đang giả bệnh tim nằm trên giường (con nhỏ giả bệnh tim thật khéo: nó ôm ngực rên rỉ, quằn quại, trán lấm tấm mồ hôi, thở hào hển ngắt quãng…). Con Thủy cũng nói là tụi tui đi đám giỗ… Nó kêu thằng y tá cho con Thủy mấy viên thuốc rồi quay sang chị tính hỏi nữa thì chị Năm Mạnh từ ngoài đi vào (chắc chị đi chợ từ sáng vừa về), thấy nhà toàn lính liền hỏi:

- Có chuyện gì mà mấy ông lính vào đông vậy?

Thằng chỉ huy hỏi:

- Chị là chủ nhà hả? Các cô này là sao với chị?

Chị Năm đáp (như đã thống nhất từ trước, trong trường hợp địch xét hỏi):

- Tụi nó là em tôi trên Châu Bình xuống đám kỵ cơm bà già tôi hôm qua. Chiều qua tụi nó định về nhưng tui nói ở chờ hôm nay lưới cá cho ít con về trển ăn nên tụi nó còn ở lại đó.

Nó nói:

- Chua tin được.

Nói xong nó quay ra bảo mấy thằng lính:

- Tụi bây để con nhỏ bệnh tim lại đó, đưa con nhỏ này về bên kia cho tao…

Tụi lính đưa chị sang một con giồng nhỏ đối diện và cách nhà Chị Năm Mạnh chừng năm bảy trăm thước, là nơi tạm đóng quân của chúng (Thì ra tụi này là lính Sư đoàn bảy đi ruồng từ vùng trên xuống). Đến đây chúng bỏ chị ngồi một mình trong căn nhà dưới của một ngôi nhà khá khang trang (cũng là nhà dân nhưng chúng chiếm làm trụ sở hành quân) trên giồng, tới trưa cũng không thấy đứa nào hỏi tới. Lúc này muốn thoát đi thì không khó nhưng chị tin là chưa bị lộ, nếu giữ được thế hợp pháp là tốt nhất, vả lại nếu trốn đi thì sẽ ảnh hưởng đến cơ sở. Ngồi lâu bức bối, chị bước ra sân đang thơ thẩn ngó tới ngó lui mấy cây kiểng, chợt nghe có tiếng hỏi nhỏ:

- Chị Năm, chị đi đâu đây?

Chị quay lại thì thấy một thằng lính, nhìn kỹ chị nhận ra đó là Tiến, một nội tuyến của ta mà lúc trước ở Mỏ Cày chị có trực tiếp liên lạc nên còn nhớ mặt, chị đáp:

- Tui bị tụi nó bắt bên “đục” Bà Tang…

Tiến nói:

- Chị phải trốn ngay đi. Trong chiều nay bọn này sẽ hành quân về Mỹ Chánh, chúng sẽ giao những người gị bắt ở vùng này cho xã trưỡng Nghiệp…

Chị chưa kịp nói gì thêm thì trong nhà đã có tiếng vọng ra:

- Thị Phụng vào khai tiếp:

Tiến bước nhanh ra chỗ khác. Chị bước vào nhà mà trong bụng hơi rối: về Mỹ Chánh chắc chắn tên Nghiẹp sẽ nhận ra chị vì nó biết mặt chị từ trước… vào nhà vẫn gặp lại tên chỉ huy lúc sáng, nó hỏi chị đúng y những câu đã hỏi và chị cũng trả lới đúng y những câu đã trả lời lúc trước. Nó cáu:

- Thôi đi bà! Tôi còn lạ gì mấy bà nữa! Cho bà gan, chiều nay về tới Mỹ Chánh rồi biết…

Nói xong nó bỏ ra ngoài. Chị nghĩ bụng: “Vậy là đúng như lời Tiến nói rồi, không thể để chúng đưa về Mỹ Chánh được, dọc đường phải tìm cách thoát…”.

… Lối hai giờ, chiều tụi nó ra lệnh hành quân. Bọn này có ước chừng đại đội nhưng chúng bắt theo cả mấy chục người dân. Những người nat2 phải mang vác quân trang cho chúng. Lạ một điều là trong khi mọi người phải mang vác thì chị lại không bị nó bắt mang gì cả. Đi gần đầu trong đội hình hành quân trải dài của địch (xen cả người bị bắt và lính), chị vừa đi vừa tính: “Có lẽ phải tụt dần ra sau gặp Tiến, khi gặp Tiến và gặp chỗ thuận lợi sẽ kêu đau bụng xin đi cầu để Tiến đưa sang vệ đường rồi chạy!”. Tính rồi chị đi chậm dần lại, khi thì làm bộ sửa dép, khi thì lấy khăn lau mồ hôi… lối chừng ba giờ rưỡi chiều thì chị tụt tới chỗ Tiến (lúc này cả đoàn đang đi giữa một con giồng nhỏ, hai bên đường có nhiều cây bụi lúp xúp, bên kia con giồng là rộc).Hai người đi ngang hàng nhưng chưa kịp trao đổi gì thì chợt có lệnh phía trên truyền xuóng:

- Truyền chuyển thị Phụng lên.

Chị chưa kịp nói gì thì Tiến đã hô lên: “Truyền thả thị Phụng!” và quay sang nói nhỏ với chị: “Chị đi đi!”. Chị liền bước tạt ngang qua giồng xuống con rộc, vừa khuất tụi nó là chị vùng chạy ngay. Được một đỗi thì chị nghe tụi nó la hét đuổi theo rầm rập, súng bắn rùm trời, chị chạy bán sống bán chết về đến Bảo Thạnh…

… Ít ngày sau chị và con thủy được điều sang Tân Thủy, cũng sống công khai trong nhà cơ sở. Từ tân thủy bọn chị đi điều nghiên chợ Ba Tri hơn một tháng thì xin đánh. Chợ Ba Tri lúc đó là một chợ khá lớn của Bến Tre, hàng hóa nhiều, người mua bán tấp nập đông vui. Lúc này, địch đang tập trung quân để thực hiện công việc bình định vùng này nên sáng sáng có rất nhiều sắc lính ra ăn ngoài chợ. Thường thì mỗi sáng hai dãy hàng ăn trong nhà lồng chợ đầy kín lính ngồi nên hầu như không có người dân nào. Nắm chắc như vậy nên chị xin cấp trên cho đánh như ở chợ Tân Xuân là đặt mìn hẹn giờ và được chấp thuận. Tiếc thay trận đánh không thành công: Đến giờ hẹn chỉ có kíp nổ mà mìn không nổ. Về sau chị cứ tiếc mãi, giá hôm đó chị dùng mìn plastic của “Hà Nội” thì tụi nó chết không biết bao nhiêu mà kể. Đằng này vì muốn tăng hiệu quả sát thương cho địch cáng nhiều càng tốt, nên bọn chị đã dùng hai quả mín tự tạo, mỗi quả được kết bằng hai trái bom bi, của “công binh xưởng Vạn Thành”(Công binh xưởng của huyện Ba Tri do anh Hai Vạn Thành làm chỉ huy trưởng)…

Tuy là trận đánh không thành công nhưng đã tạo ra một tâm lý hoang mang khiếp sợ lớn trong kẻ địch: hàng tháng sau, khu nhà lồng chợ Ba Tri còn vắng ngắt, không thấy bóng dáng một tên lính nào…

*

* *

… Đó! Cậu muốn chị kể thì chị kể cậu nghe chơi chứ chuyện đã cũ xì cũ mèm từ đời tám hoánh nào, đến nay đã ba mấy bốn chục năm có dư rồi còn gì. Có điều cậu ạ, cho dẫu cuộc đời chị đã trải qua nhiều gian truân vất vả, đến bây giờ cũng chưa sung sướng gì nhưng không hiểu sao chị vẫn cho những tháng ngày ở trong “bộ đội Thu Hà” của chị là những tháng ngày đẹp nhất. Thời con gái ấy sao mà hồn nhiên vô tư đến thế, không sợ chết, không sợ gian khổ hy sinh, chị em đồng đội thương nhau còn hơn cật ruột nữa… Những ngày ấy luôn ở trong chị, đến nỗi bay giờ về nhà đã lâu lắm rồi, đã trở thành mẹ, thành bà ngoại của mấy đứa cháu mà mỗi khi nằm mơ chị vẫn thường mơ thấy những ngày còn ở trong đơn vị, đang vui cùng mấy đứa nữ tụi nó, hoặc mấy đứa bộ đội nam của đơn vị bên cãnh…

Thôi! Chị cứ kể thế rồi cậu viết được thế nào thì viết. Mà sao tự nhiuên chị thấy muốn khóc quá…

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

NHỮNG HẠT SẠN

Mấy hôm trước ngồi ở quán cà phê, tình cờ nghe được mẩu đối thoại:

- Ông đã bao giờ được xem một đám rước rồng mà thấy đuôi mà không thấy đầu bao giờ chưa?

- Ông nói đùa!

- không đùa tý nào đâu! Ông có xem cuộc diễu hành nhân kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long không?

- Có, mà sao?

- Thì đó! Đám rước một nghìn năm Thăng Long mà chỉ thấy ảnh Bác Hồ mà không thấy tranh vẽ hay tượng của Lý Thái Tổ…

Còn nhờ cảm giác của mình lúc đó là khó chịu, mình nghĩ: “Vẽ chuyện…”. Nghĩ là nhĩ vậy, nhưng không hiểu sao mẩu đối thoại kia vẫn cứ ám ảnh mình mãi, làm mình cứ phải nghĩ về nó. Mà càng nghĩ càng thấy câu nói: “Đám rước rồng chỉ thấy đuôi không thấy đầu…” không phải là không có lý của nó. Bởi vì lấy hình ảnh một ngìn năm tượng trưng cho chiều dài một con rồng thì triều Lý (mà công đầu là Lý Thái Tổ) phải là cái đầu ròng mà thời đại ngày nay là cái đuôi rồng.. Cuộc diễu hành chỉ có duy nhất ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo cho người xem cảm giác chúng ta chỉ biết đến hiện tại mà không biết đến cha ông (mặc dù trước đó đã có làm lễ đốt lửa trước tượng đà vua Lý).

Thực ra thì không phải chỉ có thế, còn có những hình ảnh khác trong cuộc diễu hành có làm phát sinh phản cảm đối với nhân dân và bè bạn như việc đặt hình Hồ chủ tịch lên mặt trống đồng hay việc dùng máy bay trực thăng rước cờ diễu hành thì đảng kỳ đi trước rồi mới đến quốc kỳ. Tại sao không dùng một xe riêng để đặt hình Chủ tịch Hồ Chí Minh mà lại đặt trên mặt trống đồng. Ai cũng biết trống đồng là biểu trung của hồn thiêng dân tộc mà không ai có thể ngự lên trên đó cả. Hay tại sao không để máy bay rước quốc kỳ đi trước, máy bay rước đảng ký đi sau (chí ít cũng là song hành). Việc cờ đảng đi trước tạo ra cho người xem cảm giác người tổ chức đã đặt đảng lên trước tổ quốc. đó là điều mà chắc chắn số đông quần chúng nhân dân sẽ không đồng tình…

Ba thiếu sót kể trên của lễ hội ngàn năm Thăng Long Hà Nội nói lớn thì không lớn nhưng nói nhỏ thì cũng không nhỏ đâu. Vì nó sẽ tạo nên phản cảm cho mọi người, dù là trực tiếp dữ lễ hay qua hình ảnh trên tivi, mà phản ứng biểu hiện của người đàn ông ở quán cà phê hôm nọ chỉ là một…

Mình chỉ băn khoăn một điều: không hiểu ai là tổng đạo diễn của toàn bộ chương trình lễ hội mà đã để cho những thiếu sót không đáng có ấy xảy ra. Nó như những hạt sạn lớn trong một chén cơm, dù là đang đói bụng nhưng người ăn sẽ mất đi phần lớn cảm giác được hưởng thụ.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

ĐÊM HOA LỬA

Ba giờ chiều ngày hai mươi tám tết.

Ruột Thắng Lợi nóng như lửa đốt: Đây đã là ngày trinh sát cuối cùng, các anh ấy đang đợi ở nhà. Nếu cô và Thanh Hùng bị bắt hôm nay thì có thể cả một kế hoạch lớn bị gãy đổ. Mà cho dẫu kế hoạch chung vẫn tiến hành thì mũi do cô phụ trách sẽ mất người dẫn đường, vì bản thân cô là người đã trực tiếp phụ trách trinh sát khu vực tấn công của mũi này trong suốt gần tháng qua…

Từ đầu tháng mười một âm lịch, qua các đợt chỉnh huấn, chỉnh quân, mấy tay “quân sư quạt mo” trong các đơn vị nam đã xì xầm: “Cuối năm nay chắc đánh lớn đây”, thậm chí có tay còn cả gan tuyên bố: “Có thể năm nay sẽ giải quyết chiến trường miền Nam luôn…”. Đầu tháng Chạp, ban chỉ huy C710 (Bộ đội Thu Hà) được phổ biến sơ bộ chiến dịch Mậu Thân. Sau đó vài ngày, Thắng Lợi được gọi lên ban tham mưu Tỉnh đội, ở đây cô được gặp các anh Ba Đào, Tư Nguyễn, Mười Phục… Sau khi tham mưu báo cáo tình hình nhiệm vụ chiến dịch, ông Ba Đào trực tiếp giao nhiệm vụ cho cô:

- Nhiệm vụ của em trận này là sẽ dẫn một mũi do Tiểu đoàn ba đảm nhận đánh vào hậu cứ Trung đoàn mười thuộc Sư đoàn bảy ngụy. Vì thế công việc của em trong những ngày tới là trực tiếp trinh sát, vẽ cho được bản đồ khu hậu cứ và con đường mà đơn vị sẽ hành quân tiến đánh…

Sau những ngày trong vai một cô gái quê tần tảo với một gánh hàng bông, lang thang khắp cả khu vực từ cầu Bà Mụ lên tới hồ Trúc Giang qua sân vận động đến chợ Lạc Hồng để ghi nhớ mọi đường ngang ngõ tắt, cô đã vẽ xong bản đồ đường hành quân của đơn vị. Về báo cáo tình hình xong, cô xin ý kiến cấp trên cho tiếp cận khu hậu cứ… Giao liên công khai đưa Thắng lợi đến một cơ sở ở nội thị là nhà chị Châu gần bên hậu cứ. Chị Châu tiếp đãi cô rất thân tình. Chiều hôm đó chị Châu vào hậu cứ gọi người em cũng là cơ sở nội tuyến của ta là thiếu tá Chí về. Sau khi nghe Thắng Lợi trình bày kế hoạch, thiếu tá Chí vui vẻ nhận lời ngay. Đưa Thăng Lợi vào hậu cứ, Chí giới thiệu:

- Đây là nhỏ Phụng, em bạn gì tao ở Bình Khánh. Mấy lâu nay nhỏ bệnh quá, bà gì phải đưa nhỏ lên thị xã để chữa bệnh, nhân tiện tao đưa nhỏ vào đây chơi bồi dưỡng cho nhỏ ít ngày.

Với vai vế là em thiếu tá Chí, lại thêm thời kỳ này Thắng Lợi bị bệnh thương hàn vừa khỏi, người xanh lét vì thiếu máu (tuy vậy cô vẫn giữ được những nét đẹp tự nhiên của tuổi thanh xuân) nên không có bất cứ sự nghi ngờ từ phía địch. Những ngày ở trong hậu cứ, công việc của Thắng Lợi không gặp khó khăn gì lớn. Cô em gái thiếu tá Chí có thể tha thẩn khắp nơi, quan sát và ghi nhớ mọi ngóc ngách, đường đi nước bước khu hậu cứ. Cô làm quen với tụi lính, cười đùa vui vẻ với chúng và thu lượm từ chúng những tin tức cần thiết cho công việc của cô. Bọn lính đối với cô rất tử tế, đến nỗi có lúc cô hơi lấy làm lạ là tại sao tụi lính ở khu hậu cứ này lại khác xa những tên lính mà cô thường thấy mỗi khi chúng đi càn. Tụi này xem ra thật hiền lành thậm chí có thể nói là đàng hoàng nữa. Về sau thì cô hiểu ra: phần vì cô là em gái thiếu tá chớ bộ giỡn sao, phần nữa vì ở trong hậu cứ muốn tác oai tác quái với người khác cũng khó có điều kiện. Riêng mấy thằng thiếu úy, trung úy thì săn đón cô ra mặt. Có đứa còn nửa đùa nửa thật nói với thiếu tá Chí:

- Nếu được làm em rể thiếu tá thì vinh hạnh quá!...

Có điều lạ mấy đứa nhỏ trong khu gia binh cũng đều rất mến cô, có lẽ bởi tính cô vui vẻ xởi lởi, hay bồng ẵm chúng. Kể cả hai đứa con của thiếu tá Huệ (chỉ huy trưởng khu hậu cứ) cứ thấy cô là đòi ẵm đi chơi, có khi còn đòi đưa ra ngoài mua bánh kẹo. Đó cũng là những lợi thế lớn cho cô trong công việc.

Được một tuần, thấy công việc đã ổn cô nói với thiếu tá Chí để về. Lúc cô về thiếu tá Chí có làm cơm để tiễn “cô em gái” đàng hoàng…

Vậy mà bây giờ cô và Thanh Hùng lại phải ngồi ở đây, rõ thật là “chết sông chết biển không chết, lại chết ở vũng trâu đằm”. Sáng nay cô và Thanh Hùng được lệnh đi kiểm tra địa bàn lần cuối. Chừng hơn chín giờ công việc đã xong, cả hai dạo ra chợ bông đầu nhà lồng mua ít bánh trái đồ Tết cho có vẻ đi chợ về rồi vòng ra đằng sau nhà đèn đĩnh theo lối đó ra bến xe lam mà về Phước Thạnh. Bất ngờ tới ngã ba nhà đèn. Một chiếc Hon đa “sáu bảy” vọt từ trong hẻm ra tông vào Thanh Hùng. Cũng may người chạy xe máy đã kịp lạng tay lái đi một chút nên Thanh Hùng chỉ bị quẹt, xây xát thâm tím cả mặt mày và trẹo mắt cá chân. Phần đã tức vì bỗng dưng Thanh Hùng bị thương, lại thêm người thanh niên chạy xe ngang ngược đổ lỗi cho hai cô và lớn tiếng, Thắng Lợi cự lại thẳng tay (còn Thanh Hùng thì đang ngồi ôm chân nhăn nhó ở vệ đường), thế là cảnh sát giao thông đến. Tụi nó đưa hai cô và người thanh niên về bót cảnh sát (gần trung tâm điều tra của ty cảnh sát Kiền Hòa).

Điều lo lắng của Thắng Lợi lúc này là đáng lẽ sau khi xử xong vụ tai nạn giao thông (tụi nó buộc người đi xe máy phải bồi thương cho Thanh Hùng hai trăm tiền thuốc) hai cô đã được cho về ngay nhưng không hiểu chúng nghi ngờ điều gì mà giữ cả hai cô lại từ trưa tới giờ… Tụi nó đã nghi ngờ hay đây chỉ là sự gắt gao bình thương của những ngày áp tết? Từ lúc ấy tới giờ chúng đã nhiều lần hỏi vặn hai cô: Nhà ở đâu? Tên gì? Làm nghề gì? Làm gì vào thị xã?... Cả hai đứa đều trả lời: Là hai chị em ruột, nhà ở Phước Thạnh, trước ở trong ấp một nay vì sợ bom pháo nên đã làm nhà ra ngoài đồng. Cha chết, gần Tết phụ mẹ đi bán bánh còng kiếm thêm tiền, nhân thể ra chợ sắm đồ Tết… Hỏi tới hỏi lui chán tụi nó bỏ đi, để hai cô ngồi với nhau trong bót, tới trưa bụng đói meo phải lấy mấy cái bánh mua ở chợ ra ăn với nhau.

Mải suy nghĩ, Thắng lợi chợt giật mình vì có tiếng người hỏi lớn:

- Ủa chị Hai, sao chị lại ở đây, mà cả cô Tư nữa nè, hai chị em làm sao vào đây vậy?

- Thắng Lợi ngước nhìn thì thấy một tên cảnh sát lạ hoắc mặt mũi còn non choẹt, chừng hai mốt hai hai tuổi đang nhìn các cô với vẻ tươi cười. Cô hơi ngỡ ngàng chua kịp nói gì thì người cảnh sát đã nói tiếp:

- Em là Năm Tùng, em anh Ba Ngọc nè chị không nhớ sao?

“Không biết có phải là người của cơ sở không, nhưng thôi cũng đành liều…”. Đang nghĩ vậy, nhưng Thắng Lợi chưa kịp trả lời thì bỗng thấy Thanh Hùng đạp nhẹ dưới chân cô và nhanh nhảu:

- Ủa, anh Tùng hả? Anh đi cảnh sát từ bao giờ vậy, trông lạ hoắc à!..

Vừa kịp Thắng Lợi nhìn thấy một góc chiếc “mùi soa” trắng viền sọc tím thò ra trên túi áo ngực của anh ta. “… Trong trường hợp khó khăn, nếu gặp người nào nói trúng con số mười bốn và trên túi áo ngực có chiếc “mùi soa” trắng viền tím là người của cơ sở…”- Thắng Lợi chợt nhớ lời anh Ba Đào. “Nhỏ Thanh Hùng tinh mắt thật!”, cô nghĩ vậy và tiếp lời Thanh Hùng:

- Chị và con Tư đi bán bánh còng, tiện sắm Tết luôn, không may bị hon đa đụng nhằm, con Tư bị trẹo chân. Vụ xử xong rồi không hiểu sao mấy ổng không cho bọn chị về?...

Lúc này tên trung sĩ xếp bót đang ngồi trước mặt hai cô từ nãy tới giờ hỏi người cảnh sát:

- Hai cô này là người quen của mày à?

- Thưa xếp, hai cô này trước là hàng xóm nhà em, sau chuyển ra ngoài đồng vì sợ bom pháo. Chị hai Phụng đây còn là bạn của anh Ba em.

- Có thiệt không mầy?

- Dạ! Em đâu dám nói dối xếp. Nhà chị Hai và cô Tư đây có nghề làm bánh còng ngon nổi tiếng ở Phước Thạnh…

- Đ… mẹ! Mày tía lia à, từ sáng tới giờ mày đi đâu mà không thấy trong bót?

- Em đi công vụ dưới chốt cầu Cá Lóc mà, xếp không nhớ sao?

Thằng xếp bót hỏi hơi gằn giọng:

- Mày dám bảo lãnh cho hai cô này không?

- Dám mà, thưa xếp! Không gặp thì thôi chứ gặp trường hợp này mà em không bảo lãnh cho các cô, mai mốt về Phước thạnh người ta chửi chết…

Thằng xếp quay sang nói với hai chị em Thắng Lợi:

- Đã có thằng Tùng bảo lãnh tôi cho hai cô về!

… Lúc này mắt cá chân của Thanh Hùng đã sưng vù, cảnh sát Tùng phải cùng Thắng Lợi dìu cô ra ngoài rồi mướn xe lôi…

Gần tám giờ tối hai chị em mới về đến Phước Thạnh

*

* *

Phước Thạnh 6 giờ chiều ngày mồng hai Tết.

Không khí Tết vẫn còn rất đậm, đây đó tiếng pháo “tạch đùng, tạch đùng” vẫn vang lên khắp thôn ấp. Bàn thờ mỗi gia đình vẫn nghi ngút khói hương. Lẽ ra, theo lệ thường vào giờ này các nhà đã xúm xít đoàn tụ cùng nhau bên mâm cơm ngày Tết, những đám nhậu lai rai đang vào lúc vui vẻ rôm rả nhất… Nhưng hôm nay ở đây không khí lại nhộn nhịp cách khác: những chú bé cứ níu chân mấy chú bộ đội đòi đi theo, những bà mẹ vừa móm mém nhai trầu vừa vuốt ve những đứa con bộ đội sắp sửa ra đi, những cô gái mắt rân rấn nước cạnh những anh bộ đội mà những ngày ở lại nơi đây đã trở nên thân thiết với các cô, những anh lính trẻ đang nhận từ tay những người mẹ, người chị người em mình những món quà Tết nho nhỏ…

Hoàng Thọ nói với thắng lợi lúc này đang đứng tựa gốc dừa nhìn vào chỗ anh nuôi phát khẩu phần ăn đêm nay:

- Em vào lãnh phần bánh đi!...

- Em đã nhờ con Thanh Hùng lãnh giùm rồi.

Thắng Lợi nói dối, lúc này đừng nói gì tới chuyện ăn uống, cả đến chuyện nhấc tay động chân cô cũng còn không muốn: cô thấy mệt bã người, căn bệnh thương hàn từ mấy tháng trước tưởng đã dứt hẳn nay chừng như muốn trở lại. Chiều nay cô lại thấy ngây ngấy sốt, nếu là bình thườn chắc cô đã gục hẳn, nhưng nghĩ tới nhiệm vụ quan trọng đêm nay nên cô vẫn ráng gượng…

Bóng đêm đã nhập nhòa. Có tiếng hô bộ đội tập hợp. Những giọt nước mắt, những cái bắt tay thật chặt, những lời nhắn gửi cuối cùng… Rồi thì kẻ ở người đi chia thành hai khối: bộ đội với bòng bột, vải dù ngụy trang, súng ống… đứng thành hang ngũ chỉnh tề, những người đi tiễn lố nhố lao xao… Rồi bộ đội lên đường…

Thắng Lợi đi đầu hàng quân, cơn sốt hình như đã dứt nhưng cô vẫn còn mệt lắm, dầu vậy cô vẫn cố tỏ ra vững vàng. Có lẽ sự gắng gượng của cô không qua được mắt của chính trị viên Hai Thành, anh bước lại gần sát bên cô và hỏi nhỏ:

- Mệt lắm không em?

Lần này thì Thắng Lợi nói thật:

Dạ mệt, nhưng em còn gắng được.

- Ừ! Phải gắng nghe em, lúc này mà thiếu em là lỡ hết đó!

- Dạ, anh yên tâm đi.

Gần chín giờ đêm, bộ đội ra đến giữa đồng Hữu Định (phía trước là Phú Hưng) thì có lệnh dừng lại nghỉ. Rồi có lệnh cán bộ từ trung đội trở lên tập trung họp nhanh với Ban chỉ huy tiểu đoàn. Đến lúc này các cán bộ đại đội, trung đội mới chính thức được biết hướng xuất kích và nhiệm vụ của đơn vị họ trong đêm nay.

Vượt lộ đá đỏ ( nay là đường Nguyễn Thị Định) ngay sát ngã ba lộ Thầy Cai, đoàn người cứ lặng lẽ đi, chỉ có tiếng bước chân của họ vang lên khe khẽ trong đêm vắng. Gió chướng đêm đầu tháng giêng làm không khí trở nên se lạnh. Thắng lợi chợt rùng mình, hình như cơn sốt muốn trở lạ… “Mình không thể gục xuống lúc này được…” cô nghĩ bụng và gắng cắm cúi bước đi… Đến đoạn cầu Bà Mụ, bộ đội phải vượt qua phần ngọn của rạch Cá Lóc khá rộng. Một con đò lớn (có lẽ đã được cơ sở chuẩn bị từ trước) đang làm vật nối giữa hai mố của cây cầu đã bị ta đánh sập từ dạo nào. Chiếc đò không đủ dài, còn để lại một khoảng gần hai mét… Bộ đội được lệnh nhảy qua. Tiểu đội trinh sát đi trước, cả tiểu đội qua gọn nhưng Thắng lợ vẫn ngập ngừng không dám nhảy. khoảng cách này lúc bình thường nếu ráng sức cô vẫn có thể nhảy qua không khó khăn lắm, nhưng lúc này thì khác… Những chiến sĩ phía sau vẫn lần lượt vượt qua cô và nhảy sang bờ bên kia một cách gọn ghẽ. Một bóng người nữa lướt qua và một tiếng quát khẽ:

- Nhảy đi, còn chần chờ gì nữa…

Thắng lợi giật mình, nhưng cô chưa kịp phản ứng thì một bàn tay ai đã đẩy mạnh vào lưng cô và hô:

- Nhảy!...

“Ùm”! Do không được chuẩn bị trước, cái đẩy đã làm Thắng Lợi rơi tòm xuống nước, cũng may khoảng cách ngắn nên chỉ một sải tay là cô đã tới bờ. Ngay lúc ấy có mấy bàn tay cùng đưa ra cho cô nắm lấy. Không kịp nhìn, cũng không kịp cảm ơn người đã kéo mình lên, Thắng Lợi vội vàng chạy lúp xúp lên phía trước. Sát mé lộ nhựa, tiểu đội trinh sát đang khựng lại vì thấy thiếu Thắng Lợi. Cô tới vừa kịp nghe tiểu đội trưởng kêu lên:

- Chị Năm đâu, chị Năm đâu?

- Tôi đây!- Thắng lợi trả lời.

Nhìn cả người ướt sũng của cô, tiểu đội trưởng hỏi:

- Chị bị làm sao vậy, té xuống nước à?...

Thắng Lợi đáp:

- Không có gì đâu, bây giờ phải nhanh lên kẻo không kịp giờ G…

Và cô nhanh nhẹn bước lên đầu, cả đơn vị lại đi tiếp. Được một đỗi, Thắng lợi dẫn cả đoàn quân tạt vào một ngõ hẻm. Đoạn đường này những ngày trước Thắng Lợi đã trinh sát rất kỹ: từ con hẻm đang đi, vượt qua ba con đường ngang rồi tạt sang mé trái sẽ dẫn đến một con hẻm khác là ranh giới giữa một bên là sân vận động (cũng là bãi pháo của địch), một bên là nhà in Võ Văn Vân. Ra khỏi con đường chạy hơi chéo khoảng hơn năm mươi mét là đến hậu cứ Trung đoàn mười… hai bên hàng phố vẫn lặng lẽ, mọi người như vẫn đang chìm vào giấc ngủ dịu dàng của đêm xuân. Có lẽ không một ai trong số họ có thể ngờ rằng, chỉ chốc nữa đây thôi một điều kinh thiên động địa sẽ xảy ra trên đất này: giải phóng thị xã… Dưới chân Thắng Lợi, xác pháo ngày Tết vẫn còn vương vãi khắp nơi, những làn gió nhẹ thổi qua làm chúng lăn lăn tạo nên những âm thanh xào xạc trong đêm và vấn vít theo từng bước chân cô…

…Giờ G…

Cả đơn vị đã kịp áp sát mục tiêu. Thị xã Bến Tre bỗng bùng lên thành một đêm hoa lửa khổng lồ bởi ánh sáng của những làn đạn: đại bác, cối, DK75 của quân ta. Rồi pháo địch. Rồi đạn súng máy súng trường của cả hai bên…

Lúc này, theo kế hoạch, Thắng Lợi đã đưa được đại bộ phận các chiến sĩ ta tiến sát đến hậu cứ Trung đoàn mười, chỉ còn cách mặt lộ và một bức tường mà phía trên dày đặc dây kẽm gai. Công việc thứ nhất coi như đã hoàn thành. Cô quay người chạy với ý định là phải nhanh chóng đưa tiếp mũi thứ hai đánh chiếm đài phát thanh Kiến Hòa, nếu chiếm được ta sẽ lên đài kêu gọi binh sĩ địch đầu hàng. Được như vậy sẽ bớt đổ rất nhiều máu. Đang chạy Thắng Lợi chợt nghe đau nhói ở đầu gối như có ai vừa cầm chiếc búa lớn mà đập mạnh vào đó làm cô ngã lăn ra đường. Cô cố chống tay ngồi dậy nhưng không được, thì ra một làn đạn bất ngờ từ trong hậu cứ bắn ra cày nát mặt đường, một cục đá văng lên đã đập vào đầu gối cô, làm cô bị thương… Có ai đó bồng xốc Thắng Lợi lên. Người đó đặt cô vào phía trong hành lang một ngôi nhà rồi chạy vọt đi mà không kịp nói gì, có lẽ để theo kịp mũi của mình…. “Vậy là kế hoạch đánh chiếm đài phát thanh đã không thực hiện được!...”, Thắng Lợi nghĩ bụng. Lúc này cô cảm thấy cơ thể mệt rã rời. Người bèo nhèo. Cơn sốt vẫn hành hạ cô cộng thêm vào đó là sự nhức nhối của vết thương nơi đầu gối và sự vất vả của gần suốt đêm… cô chìm vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh… Không biết đã mấy phút trôi qua. Chợt cô nghe có tiếng người lay gọi:

- Chị Năm, chị Năm! Chị tỉnh lại đi.

Thắng lợ mở mắt, nhận ra người tiểu đội trưởng trinh sát của đơn vị, cô định ngồi dây nhưng bị anh ấn nằm xuống:

- Chị cứ nằm yên đi, cho tui hỏi: thằng trung tá Huệ vừa bị bắt đã trốn thoát, anh em nhận định nó chưa ra khỏi hậu cứ, vậy theo chị nó có thể ẩn nấp ở đâu?

Hình ảnh toàn bộ khu hậu cứ lướt nhanh qua đầu Thắng Lợi: những dãy nhà lính, nhà kho, khu giải trí, nhà ở sĩ quan… đằng sau nhà trung tá Huệ có một kho chứa đồ phế liệu… có thể nó ở đó chăng?... Cô đáp liền.

Người tiểu đội trưởng trinh sát vừa nghe xong đã vọt nhanh đi, Thắng Lợi lại chìm vào trạng thái cũ…

Khi tỉnh lại Thắng lợi thấy mình đang ở dưới một :trảng xê” lộ thiên, ngay mé ngoài hành lang của một nhà dân đối diện với cổng khu hậu cứ. Trời đã rạng sáng, cô nhận ra Năm Vân (y tá đơn vị) đang băng bó vết thương nơi đầu gối cho mình. Thấy Thắng Lợ mở mắt, Năm Vân nói:

- Cô cố gắng chút đi, bị nứt xương bánh ché, đau lắm nhưng phải băng bó lại ngay, kẻo không sau này dễ thành tật…

Thắng Lợi hỏi:

- Trận đánh thế nào anh?

- Về cơ bản ta đã giải quyết xong, trung tá Huệ đã bị bắt lại rồi…

Tiếng súng trong hậu cứ có phần dịu đi nhưng trên khắp toàn bộ thị xã cuộc ciến hình như đang vào hồi quyết liệt.

- Xong rồi, cô cứ nằm yên ở đây nhé!

Thắng Lợi gượng ngồi dậy. Một ánh chớp lóe lên trên đầu họ, và cô không còn biết gì nữa…

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

NƯỚC VIỆT NÀY LÀ CỦA AI ?


Lê Phú Khải
Sẽ có người phẫn nộ muốn mắng ngay vào mặt kẻ viết bài này khi đặt một vấn đề như thế! Nhưng xin quý vị hãy bình tĩnh để cho tôi “được mở mồm” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chủ là để cho dân được mở mồm”).
Xin thưa: trong suốt chiều dài lịch sử, khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, những kẻ cầm quyền đất nước đồng lòng với nhân dân đánh giặc giữ nước thì người Việt Nam là những thiên thần của lòng yêu nước. Lịch sử đã chứng minh điều này bằng những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ… Nước Việt chúng ta ở ngay bên cạnh kẻ xâm lăng thường trực 4000 năm, còn được đến hôm nay là nhờ xương máu của những người yêu nước đó.
Nhưng khi giặc xâm lăng đã cút rồi thì với chủ thuyết Khổng giáo, nước là của vua, yêu nước là phải trung với vua (trung quân ái quốc) – dân ta cứ hồn nhiên nhiễm phải tà giáo này suốt chiều dài lịch sử. Tất nhiên vua chúa thì minh quân rất hiếm, đa số là hôn quân bạo chúa, có ông vua là thằng bé con mồm còn hơi sữa, mẹ nó buông mành nhiếp chính đằng sau, làm bao điều hại nước hại dân, thế thì nhân dân đâu có thể yêu cái nước của vua ấy được. Nhân dân phải đi tìm một con đường yêu nước kiểu khác cho mình. Kẻ sĩ có liêm sỉ thì đi ở ẩn! Còn dân thì “quan có cần nhưng dân không vội, quan có vội quan lội quan sang!”.
Nhà nước với nhân dân hiện thân trong câu ca dao như thế nên nước yếu! Nước yếu thì giặc ngoại xâm lại tới! “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”! Đó là lỗi tại vua chúa, vì chức năng của đàn bà là sinh con đẻ cái, không phải để đánh giặc! Giặc đã đến nhà rồi thì còn gì nữa, nó đốt phá giết chóc, cướp bóc tha hồ! Nếu nước mạnh thì phải đánh giặc khi nó mới lấp ló ở biên cương kia!
Đọc những câu ngạn ngữ như thế, chúng ta thấy thương người phụ nữ Việt Nam quá! Thấy đau cho dân tộc Việt Nam quá! Thấy bà mẹ Việt Nam trong lịch sử ngàn đời của đất nước vĩ đại quá, vừa làm lụng, vừa nuôi con và đánh giặc. Còn có phụ nữ nào trên trái đất này gian truân như các bà mẹ Việt Nam .
Trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, một vị tướng ở Hà Nội đã nói với người viết bài này rằng: Không phải chỉ có Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện… là anh hùng, mà tất cả các chiến sĩ Điện Biên Phủ đều là anh hùng, vì họ đã xung trận mà không tiếc xương máu!
Nhưng sau trận đánh “không tiếc xương máu” đó, là đấu tranh giai cấp, là cải cách ruộng đất, là cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, là đấu tố Nhân văn Giai phẩm… từ đó đất nước là của Đảng, của Chủ nghĩa Xã hội. Cái CNXH phải xếp hàng cả ngày ấy, bắt nhân dân “Yêu nước là yêu CNXH” thì nhân dân lảng tránh!
Ngày xưa vua chúa dạy dân “Trung quân ái quốc”. Vua ở trên nước. Nay khẩu hiệu của Cụ Hồ: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân” người ta đổi là: “Trung với Đảng, hiếu với dân”, thì dân hiểu ngay nước bây giờ là của Đảng! Cơ quan công an còn trưng khẩu hiệu “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình” thì sự trắng trợn đã lên đến tột đỉnh! Đảng đã thành vua, dân là đầy tớ cho Đảng! Đất nước lại suy vi! Sau năm 1975, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi! Đất nước đứng bên bờ vực thẳm. Công cuộc đổi mới, mở cửa để Đảng tự cứu lấy mình đó, mở đầu bằng cải cách kinh tế. Đất nước như người bệnh được hồi sức. Nhưng kinh tế thị trường định hướng XHCN đã dẫn đất nước đến tình trạng tiền maphia. Đất nước không còn là của nhân dân nữa. Đất nước bây giờ là của các nhóm lợi ích, của Tập đoàn Than và Khoáng sản để dẫn người Tàu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, của Tập đoàn Vinashin ném hàng núi tiền của dân xuống biển, của dự án đường sắt cao tốc toan bắt dân khoác lấy cả một hàng núi nợ nần… Trong lúc các bệnh viện hai, ba cháu thiếu nhi phải nằm một giường, các bà mẹ phải nằm dưới đất mà ông Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khoa tay, lớn tiếng trên diễn đàn Quốc hội rằng: “Không thể không làm đường sắt cao tốc” thì nhân dân biết rõ, đất nước này không phải là của mình nữa rồi. Vì thế, mạnh ai người ấy sống, mọi chính sách của Nhà nước họ bỏ ngoài tai. Vì thế người người trốn thuế, nhà nhà trốn thuế. Đến nỗi nhà xã hội học Nguyễn Trần Bạt phải đau xót thốt lên rằng, trốn thuế là “sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam!”. Ở các nước văn minh, trốn thuế là một tội rất lớn, cầm chắc ra tòa và ngồi tù. Ở nước ta, lần đầu tiên có một người phải ra tòa vì tội trốn thuế là anh Điếu Cày! Khi xử anh, công an gác bốn bề, khiến nhiều người rất ngạc nhiên! Vì tội chính của anh là “tội” biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa! Vì tội chính của anh là “tội” yêu nước Việt Nam của mình! Lịch sử Việt Nam bây giờ lại có “tội danh yêu nước”!
Năm 2001, tôi có hỏi một thanh niên Pháp ở Paris rằng, vì sao một năm nay anh không về quê thăm bố mẹ? Anh ta trả lời rất tự tin: Tôi mải làm ăn, và tôi đóng thuế rất đầy đủ cho Chính phủ, như thế là tôi có hiếu với cha mẹ tôi, tôi đã làm đầy đủ bổn phận của một người con!
Ở các nước dân chủ, người ta biết rằng, tiền thuế của mình đóng cho nhà nước thì quỹ phúc lợi xã hội sẽ chăm sóc người già yếu bệnh tật, chăm sóc cho chính gia đình, cho bố mẹ họ, nên họ không trốn thuế. Ở các nước đó, đóng thuế là biểu hiện rõ rệt nhất của lòng yêu nước.
Vậy dân ta trốn thuế thì phải nghĩ thế nào đây? Ai làm nên nông nỗi này với một dân tộc đã chiến thắng ở Điện Biên Phủ mở đường cho các dân tộc nô lệ vùng lên, chấm dứt một thời đại các dân tộc nhược tiểu còn bị nô dịch ở cuối thế kỷ XX. Đau xót quá! Chính vì biết rõ đất nước không phải của mình nên nhân dân lao động lầm lũi đi tìm con đường sống cho mình ở khắp nơi, kể cả đi lấy chồng, đi làm ô-sin ở ngoại quốc. Chỉ vì biết đất nước không phải của mình nên một số người tìm cách luồn lách, tìm một chỗ yên thân, thậm chí đi định cư ở nước ngoài. Nhưng khi “mất nước trong lòng”, khi nền “độc lập chẳng còn ý nghĩa gì” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì!”) thì hạnh phúc của người Việt Nam không bao giờ trọn vẹn, nếu không muốn nói là bi kịch truyền kiếp! Tôi có một anh bạn, có con định cư và nhập quốc tịch nước sở tại. Anh tâm sự với tôi: “Con tôi làm công cho một công ty nước ngoài, phải nhập quốc tịch nước đó để đi lại khắp nơi cho dễ, thế thôi. Chứ nó buồn lắm, và rất muốn về làm ăn tại quê nhà. Tôi cũng mong nó về lắm, và tôi chắc thế nào nó cũng đưa vợ con về nước.” Tôi có một ông bạn vong niên rất thân là nhà báo lão thành Trần Minh Tân ở báo Nhân dân. Ông quê ở Hải Dương, đậu Tú tài toàn phần trước 1945. Ông chỉ có một thằng con trai định cư ở Úc. Vì thế ông đã quyết định dọn cả bàn thờ tổ tiên sang Úc. Rồi vợ ông cũng sang Úc đoàn tụ, ông quyết chết ở bên đó. Nhưng rồi ông lại về nước sống một mình tại Hà Nội. Tôi đến thăm ông, tự tay ông lọ mọ nấu ăn. Lúc ngồi vào mâm cơm dọn ở đầu hè, ông vừa so đũa vừa kể: “Tao đã định chết ở bên đó. Nhưng một hôm tao đang ngồi trong vườn biệt thự của thằng con, bỗng dưng một đàn bồ câu ở đâu sà xuống sân kiếm ăn. Nhìn đàn chim kiếm ăn trong sân tao nhớ nhà quá, nhớ nước quá, thế là đành bỏ vợ con lại, về nước.” Hớp một hớp rượu, rồi mắt ông bỗng rưng rưng, tay vỗ xuống chiếu than với tôi: “Mình không phải là Cụ Hồ mà cũng yêu nước, nên mới khổ thế này!”. Tôi chưa bao giờ thấy ai than thân trách phận một cách xót xa mà lại humour đến thế! Cụ Hồ mà nghe được câu than này, chắc Cụ cũng ngậm cười nơi chín suối!
Ít lâu sau ông lại vô TP HCM thăm cô con gái đầu lòng, rồi đến chào từ biệt vợ chồng tôi để lại sang Úc với thằng con trai. Ông nói: “Vĩnh biệt vợ chồng cậu, mình đành gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người vậy thôi!”. Nói rồi ông già rưng rưng nước mắt.
Bẵng đi một thời gian tôi không có tin tức gì về ông. Tháng Tư vừa rồi, tôi đang ngủ gật trong phòng đợi tại sân bay Nội Bài để về TP HCM, bỗng có một bàn tay vỗ nhẹ vào bụng tôi. Mở mắt ra thì là anh Tạ Quang Ngọc, con trai cụ Tạ Quang Đạm ở báo Nhân dân. Cụ Đạm xưa kia là bạn thân với bác Minh Tân, cũng là bạn vong niên với tôi. Anh Ngọc kéo tôi vào phòng VIP uống trà rồi nói: “Đã biết tin ông Minh Tân mất chưa?”. Tôi sửng sốt: “Mất ở bên Úc à?!”. Anh Ngọc kể: Lúc lâm chung, cụ Tân nhất định đòi về chết tại Việt Nam. Cụ bảo con trai: “Ở bên này chúng nó đều nói tiếng Anh, tao chết xuống âm phủ không ai nói tiếng Việt với tao cả, buồn lắm, cho tao về quê chết, để còn được trò chuyện với bạn bè!”. Thằng con thương bố nên đã đem cụ về Việt Nam để chết! Nghe đến đây tôi bỗng nhớ đến câu chuyện trong lịch sử nước nhà. Lê Chiêu Thống là một tên vua bán nước, theo quân xâm lược chạy về bên Tàu. Nhưng trước lúc chết còn dặn gia nhân rằng, khi nào có điều kiện thì bốc hài cốt của ông về đất Việt. Riêng chi tiết này, người đời sau có thể ngậm ngùi cho ông vua lỡ bước!
Thì ra lòng yêu nước của thần dân nước Việt chúng ta nó nhiều cung bậc, nhiều gam màu đến như thế. Nó sâu thẳm vô bờ! Đất nước ta hiện nay lại đang đứng trước nạn ngoại xâm biển đảo, nạn thâm nhập đất liền, mà nhân dân lại thấy đất nước càng ngày càng không phải là của mình thì hiểm nguy cho dân tộc khôn lường!
Chỉ có con đường dân chủ hóa đất nước, nhân dân hiểu đất nước là của mình, tiền đóng thuế của dân không phải để rót vào con thuyền không bến Vinashin, không phải để làm đường sắt cao tốc cho ông Nguyễn Sinh Hùng và phe nhóm ông, không phải để mở rộng Thủ đô một cách vô lý và láo xược… thì nhân dân và nhà cầm quyền mới thành một khối, lòng yêu nước của nhân dân sẽ thăng hoa trở lại và không một kẻ thù nào có thể “đến nhà” chúng ta được. Người Việt chỉ biết có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của Cụ Hồ năm 1945. Cái XHCN làm cho dân xa nước, nước không phải của dân, nước của một chủ nghĩa đã bị nhân loại ruồng bỏ, ném vào sọt rác lịch sử thì bỏ hẳn nó đi, đừng gắn nó vào hai chữ Việt Nam thiêng liêng của dân tộc nữa, chỉ làm cho nhân dân thêm đau buồn và phẫn nộ, chỉ làm cho thế giới người ta cười cho. Đến nước Tàu cũng đâu có gắn XHCN vào tên nước. Nước người ta là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kia mà! Hồn thiêng sông núi bốn nghìn năm sẽ phù hộ cho dân tộc ta trên mỗi bước đường để vượt qua cơn hiểm nghèo này. Việt Nam dân chủ sẽ tồn tại và hùng cường! Tôi tin là tuyệt đại đa số nhân dân và đảng viên cộng sản Việt Nam đều khát vọng như thế. Đó là điều nhiều đêm tôi không ngủ để suy nghĩ về đất nước tươi đẹp và đau khổ của mình./.
TP HCM 9/2010
L.P.K.