KIÊU BINH KHIẾP ĐẢM
... Vị tướng già trầm ngâm một chút rồi nói, tiếng ông không lớn nhưng giọng vẫn còn trong và ấm, đến nỗi nếu chỉ nghe mà không nhìn, sẽ không ai nghĩ đó là giọng của một ông già đã sang tuổi bảy mươi tư:
- Trong đời người lính, có những trận đánh mà họ sẽ nhớ suốt đời không phải vì quy mô to hay nhỏ của nó, cũng không phải vì diệt được nhiều hay ít sinh lực địch...
Ông chợt ngừng lời. Tôi vẫn ngồi im lặng, không dám lên tiếng vì sợ cắt đứt dòng hồi tưởng của người lính già về quá khứ hào hùng một thưở của bản thân, và biết chắc mình sắp được nghe kể về một trận đánh đã để lại những ấn tương sâu sắc trong lòng những người đã trực tiếp tham gia... Quả nhiên, sau một phút ngừng như để nhớ lại, ông nói tiếp:
- Không phải chỉ có tôi mà có lẽ bây giờ hỏi lại bất cứ người lính náo của Tiểu đoàn Năm mười sáu (516) đã từng tham gia trận đánh ấy, chắc chắn họ sẽ kể lại tường tận diễn biến của trận đánh, bởi lẽ nó khá đơng giản không nhiều diễn biến gay go, nhưng nó lại mang một ý nghĩa lớn. Đó là trận đánh chiến đoàn thiết giáp M.113 của địch ở lộ mười bảy (17) đoạn ngã ba lộ Điệp đi An Hóa.
Sau đây vẫn là lời ông Tám Vị kể về trân đánh ấy.
*
* *
... Dạo đó là vào nâm một chín sáu sáu (1966) , phong trào cách mạng của Bến Tre đang ở giai đoạn phát triển mạnh. Trong đó những trận đánh của Tiểu đoàn Năm mười sáu đã góp phần không nhỏ hỗ trợ phong trào. Thành lập từ tháng tư năm sáu tư (4 – 64), lúc này Tiểu đoàn đanh ở thời ký sung sức. Các trận đánh của Tiểu đoàn hấu như trải ra khắp địa bàn tỉnh, vừa có tác dụng tiêu diệt sinh lực địch, vừa có vai trò hỗ trợ cho phong trào hoạt đông quân sự ở các xã, huyện ... Trước tình hình đó, kẻ địch ở Vùng Bồn chiến thuật đã đưa về Bến Tre (lúc đó gọi là tỉnh Kiến Hòa) một thiết đoán Thiết giáp M.113 gồm hai mươi bốn (24) chiếc. (Việc đưa thiết giáp về địa phương này chắc đã được quyết định sau khi nghiên cứu kỹ về tính chất của địa bàn Bến Tre lúc ấy).
... Cho đến trước trận đánh lộ Điệp, bọn M.113 này ỷ váo lợi thế là chiến xa nên hoạt động rất táo bạo và ngổ ngáo. Nên biết rằng M.113 là loại xe rất thuận lợi ở địa hình sông nước. Nó có thể lội sông, Kinh rạch có chiều rộng vừa lọt chiều dài thân xe là nó có thể vượt qua. Trên bộ, nó có thể càn lướt vào vùng có cây cối cỡ bắp chan mà coi như không có cản trở gì. Duới ruông, ở độ lầy một người vác theo một giạ lúa vượt được là nó có thể vượt được. Đạn của vũ khí bộ binh chỉ như gãi ngứa ngoài vỏ thép của chung... Nhiệm vụ của bọn náy là hỗ trợ bộ binh trong các cuộc càn quét, ruồng bố, đồng thời giải tỏa những đồn bót bị quân ta và du kích bao vây trong những vùng thuận lợi cho chiến xa hoạt động. Do tính chất đặc biệt của nó nên những nơi nào bọn này đến là du kích phải rút chạy (vũ khí nặng diệt cơ giới thì vào lúc này bộ đội cũng còn thiếu nói chi du kích). Vì vậy công việc giải tỏa của tụi nó đã nhiều lần thành công. Có thể nói bọn này đã “hù nhát” được anh em du kích ở các địa phương một thời gian. Chính điều này càng làm tăng thêm tính ngổ ngáo, ngang tàng của chúng. Chúng táo tợn đến nỗi từ Kiến Hòa qua phà An Hóa, xuống Bình Đại rồi tràn qua Rạch Mây ra sông Ba Lai mà về lại tỉnh lỵ. Lần khác chúng qua Mỏ Cày, xuống chợ Tân Trung, ngược lên Bình Khánh ra vàm sông Hàm Luông rồi xuống tàu trở về... Nên nhớ rằng các Rach Mây, Tân Trung, Bình Khánh là các vùng giải phóng mạnh hay căn cứ của ta lúc bấy giớ, nhưng ta cũng chưa có cách gì trừng trị được bọn này...
... Khoảng tháng ba, tháng tư năm sáu sáu (1966), anh Hai Thanh lúc đó là Phó Tư Lệnh chính tri Khu tám theo Tiểu đoàn Gi – Rông về Bến Tre. Lúc này Tiểu đoàn Gi – Rông hoạt động ở một hướng khác nhưng anh Hai Thanh khi làm việc với Tỉnh đội Bến Tre đã nhận thấy áp lực lớn của Thiết đoàn chiền xa M.113 đối với chiến trường Bến Tre. Ông ra lệnh:
- Phải đánh cho bọn kiêu binh này một trận (từ “kiêu binh” là do anh Hai Thanh đặt), nếu không tiêu diệt được chúng thì cũng cho chúng một trận phủ đầu. Làm nhụt nhuệ khí của chúng, để chúng bớt nghenh ngang, làm giảm bớt áp lực tâm lý về sự bất khả chiến bại của chiến xa trong anh em chiến sĩ và hỗ trợ cho phong trào kháng chiến phát triển mạnh hơn...
Sau đó, một nhóm cán bộ do anh Chín Dũng (lúc đó là cán bộ tham mưu tỉnh đội) chỉ huy, đi chuẩn bị chiến trường. Sau một tuần điều nghiên, anh Chín Dũng về báo cáo với tỉnh đội là khó khăn lắm vì không có địa bàn để phục kích. Anh Hai Thanh nói:
- Tám vị đâu, vì sao nhiệm vụ này sẽ giao cho Năm mười sáu mà không gọi Tiểu đoàn trưởng của nó về làm công tác điều nghiên? Gọi Tám Vị về đây cho tôi...
Lúc này tôi đang cùng Tiểu đoàn đóng ở Lương Phú (những điều trên là về sau tôi nghe anh em nói lại). Điện của Tỉnh đội chỉ nói là về gặp anh Hai Thanh mà không nói rõ lý do. Tôi về tỉnh đội mà lòng hơi lo lo vùa vì không biết vì sao phải gấp như vậy vừa vì anh Hai thanh là người nổi tiếng khắp Khu Tám về sự nghiêm khắc. Nhiều anh em Bến Tre sau khi tiếp xúc với anh Hai Thanh đã nhận xét: “Ông Hai Thanh còn dữ hơn cả ông Tám bàn tay đỏ (Tám Chữ) nữa!”.
Gặp tôi anh Hai Thanh giao nhiệm vụ và hỏi ngay:
- Thế nào, liệu có làm được không?
Tôi xin để sau khi điều ngiên về mới trả lời. Nghiên cứu lại hoạt động của chiến đoàn Thiết xa mấy tháng qua và báo cáo của nhóm điều nghiên lần trước tôi thấy quả thật khó khăn: Bọn này hoạt động gần như không có quy luật gì cả. Trên địa bàn tỉnh, nơi nào bị vây hãm, nơi nào tổ chức ruồng bố cần đến chúng là chúng có mặt. Thường bọn này đi không cần bộ binh hỗ trợ, khi năm, bảy chiếc, khi mười mấy chiếc, cũng có khi chúng đi nguyên cả Thiết đoàn... Chỉ có một đoạn đường là chúng hoạt đông tương đối có quy luật , đó là đoạn đường từ tỉnh lỵ Kiến Hòa đến bến phà An Hóa:
Có khi năm bảy ngày, có khi mười ngày chúng lại làm một vòng từ tỉnh lỵ xống An Hóa rồi về (Về sau tôi mới biết đây là một hoạt động bắt buộc của công tác chuẩn bị trước đối với những loại vũ khí, khí tài có khả xảy ra nhiều sự cố bất ngờ về máy móc...). Tuy nhiên rất khó tổ chức phục kích ở đoạn đường này vì nó hết sức trống trải, hai bên lộ đều là đồng ruộng trống trơn, lại không có điểm chặn đầu để bắt xe địch chạy chậm lại, vì mé trên gần quận lỵ Trúc Giang là khu dân cư. Thêm một khó khăn nữa là tại ngã ba Lộ Điệp có một bót lớn với vài chục tên lính và một cây mi-đo cao, có thể khống chế cả một vùng từ rất xa... (Cũng cần nói thêm đây chính là đoạn đường mà về sau, vào năm bat3 tư (1974) Tiểu đoàn Năm mười sáu đã phối hợp vói một đại đội của Tiểu đoàn Hai sáu ba đánh tiêu điệt Tiểu đoàn Bảo an Bốn lẻ một (401) và tên Sáng – Tiểu đoàn trưởng ác ôn)... Nhưng lệnh là lẹnh, nhất lại là lệnh từ ông Hai Thanh.... Tôi cùng một số anh em đi điều nghiên suốt ba bốn ngày. Qua nghiên cứu thực địa, tôi thấy chỉu có một địa điểm dùng làm vị trí chặn đầu đoàn xe khi chúng từ An Hóa quay về. Đó là một khu vườn chừng vài công đất nằm thành một giải tương đối hẹp kéo từ mí vườn chính phía đầu trên xã Qưới Sơn ra cách lộ Mười bảy khoảng ba bốn chục thước. Dãy vườn này nằm cách điểm dân cư gần nhất của xã Tân Thạch hơn năm trăm mét, nên khả năng dân chúng bị ảnh hưởng khi trận đánh xảy ra là không nhiều. Còn một điểm nữa có thể dùng để phục kích địch, là mí vườn xã Phú An Hòa, mé dưới Lộ Điệp. Chỗ này cách đồn Lộ Điệp (và lộ Mười Bảy) khoảng bảy tám trăm thước. Nếu bố trí hỏa lực ở đây, ta có thể kiềm chế đồn Lộ Điệp, không cho nó có điều kiện ứng cứu khi đoàn xe bị chặn lại ở mé trên...
Tôi vừa trở về, gặp anh Hai Thanh, anh đã hỏi ngay:
- Thế nào, đánh được chư?
- Có thể đánh được – Tôi vừa cười vừa trả lời.
- Hoặc đánh được hoặc không đánh được chứ không “có thê” - Anh Hai Thanh nghiêm giọng.
- Vâng, đánh được – Tôi cũng vội vàng lấy lại thái độ thật nghiêm.
Sau đó tôi trình bày kế hoạch tác chiến. Nghe xong anh hai Thanh chính thức giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn Năm mười sáu. Nhận nhiệm vụ xong, tôi có đề nghị anh Hai Thanh cho mượn của tieu3 đoàn khác một số khẩu DK75 và cối 82 ( bọn M.113 có một nhược điểm là rất sợ đạn cối, vì cấu trúc xe to lớn dềnh dàng mà lại không có nắp che phía trên như xe tăng, nên nếu lọt một trái đạn cối từ phía trên xuống là tanh banh hết). Tôi còn nhớ khi nghe tôi nói sẽ dùng đến bốn khẩu DK 75 để khống chế bót Lộ Điệp, anh Hai Thanh hỏi:
- Cái bót bao lớn mà phải dùng đến bốn khảu DK.75
Tôi trình bày:
- Thực ra cái bót thì không lớn, nhưng nếu không khống chế được nó ngay từ đầu thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến trận đánh vì nó nằm trên đường xung kích của bộ đội...
( Nói thế chứ về sau tôi chỉ bố trí mé đó hai khẩu DK.75!)
... Theo kế hoạch, đêm trước ngày diễn ra trận đánh, ta cho du kích áp sát đồn An Hóa, làm như chuẩn bị vây hãm đồn. Quả nhiên trưa hôm sau, vào lúc gần mười một giờ, gần nguyên cả Thiết đoàn của chúng gồm hai mươi mốt xe ầm ầm lao theo lộ Mười Bảy xuống An Hóa với tất cả sự nghênh ngang “mục hạ vô nhân”. Đoàn xe vừa qua khỏi Lộ Điệp, tôi ra lênh cho bộ đội chiếm lĩnh trận địa ngay. Cũng cần nói thêm ở đây là không chỉ ta không thể bố trí đánh chúng trên đường từ trên xuống như đã nói ở phần trên mà cũng không thể bố trí phục kích từ trước vì ở đây địa hình trống trải, phạm vi đội hình hành quân của bọn chiến xa lại lớn nên rất dễ lộ. Chỉ còn cách là khi bọn chúng vừa đi qua xuống dưới, ta bố trí phục kích ngay để đón chúng trên đường về. Như vậy ta chỉ có vài tiếng đòng hồ để bố trí trận địa...
Trận địa bố trí xong, mười hai giờ... rồi mười hai giờ rưỡi... vẫn chưa thấy bóng dáng địch quay trở về. Một sự căng thẳng bao trùm lên tất cả... Mười hai giờ bốn lăm, đài quan sát báo cáo đoàn xe địch đang chuẩn bị khởi hành trở về. Tôi ra lệnh cho anh em tất cả vào vị trí... Khoảng hơn một giờ chiau62, đoàn xe địch đi dần váo trận địa phục kích. Trái với lúc đi, chùng không tỏ vẻ hùng hổ nhưng lại rất chủ quan. Dàn thành đội hình hàng hai, một trên lộ Mười Bảy, một dưới ruộng đã gặt, cự ly gián cách khoảng năm mươi mét một xe với tốc độ khá chậm như kiểu nhởn nhơ...Khi những chiếc đi đầu còn cách điểm chặn đầu của ta khoảng hai trăm mét, tôi hạ lệnh: “Băn!”. Lập tức các loại súng của ta đồng loạt nhả đạn. Loat65 đạn đầu, chưa trúng chiếc nào, chúng khựng lại định bố trí đội hình để phản công thì loạt thứ hai bắn tới trúng ngay hai chiếc đi đầu, cả hai chiếc đều bốc cháy... Lúc này bên Lộ Điệp, cây mi – đo đã bị bắn sập, không thấy địch trong đồn xuất kích hay chống cự... Rồi tiếng hô xung phong của bộ đội vang rền cả một giải đồng Phú An Hòa. Có lẽ lúc này chúng mới thấy sợ, nhất là khi chiếc xe thứ ba bị trúng đạn DK cử ta bốc cháy rùng rực trên lộ Mười Bảy ngay phía dưới đồn Lộ Điệp. Lập tức cả đoàn xe quay đầu chạy trở lui về phía An Hóa với tốc độ cao nhất (kể cả ba chiếc trúng đạn cũng mang theo cả khói lửa trên mình mà chạy... Về sau hình dung lại trận đánh, tôi nghĩ: Người ta nói “chạy như ma đuổi”, có lẽ cũng chỉ chạy đến vậy). Lúc này bộ đội ta vẫn xung phong đuổi theo...
... Chạy thoát khỏi trận địa chừng trên hai cây số, ra hẳn ngoài tầm bắn của ta và tiếng hô xung phong của bộ đội đã ở lại phía sau rất xa. Chúng mới tổ chức lại đội hình, quay đầu xe bắn về phía quân ta. Lần này chúng bắn xối xả, không tiếc đan . bắn vô hồi kỳ trận, có thể gọi là mưa đạn cũng không sai. Đạn bắn dày đặc đến nỗi về sau khi nghe tôi nói đùa là tụi nó “bắn lột da dép” thì Tám Ngọc, đại đội trưởng đại đội Một trong trận ấy, nói: “Phải nói là chúng bắn “cuộn bánh tráng” mới đúng!”. (nghĩa là đạn bắn dày tới mức cỏ do lớp đạn trước dẫy lên, lớp đạn sau liền tấp tới và dẫy tiếp, cuối cùng cỏ cuộn lại thành từng cuộn như bánh tráng người ta đem nhúng nước rồi cuộn lại để ăn – Tam Ngọc giải thích vậy)... Lúc này ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Nhận thấy trận đánh đã hoàn toàn thắng lợi, nhưng ta cũng chẳng thể làm gì hơn với bọn còn lại. Hơn nữa nếu không rút nhanh sẽ phải hứng chịu đòn phản ứng của bọn trực thăng trên hạm tàu phía sông Tiền và pháo các nơi đổ về. tôi hạ lệnh cho anh em thu dọn chiến trường và rút nhanh... Quả nhiên, khi quan ta vừa qua được sông Ba Lai thì trực thăng và pháo địch đã quần nát khu vực trận đánh vừa xảy ra.Trận này, địch bỏ ba xe M.113 nằm lại trận trận địa. khoảng ba bốn chiếc khác bị thương. Ta diệt luôn đồn Lộ Điệp và điều quan trọng là không bị tổn thất một chiến sĩ nào... Có điều vui vui là sau khi trận đánh kết thúc, anh em đại đội Hai (mé Lộ Điệp) gặp tôi báo cáo, có bắt được trong đồn một đứa nhỏ lối mười ba, mười bốn tuổi. Nó khai người Châu Bình và là “cháu ông Tám Vị”. Lúc đầu tôi hơi ngớ ra nhưng khi nghe nói nó khai rành rẽ tên tuổi, cha mẹ, ông bà... thì tôi mới biết nó là con đứa cháu gọi tôi bằng chú (nó kêu tôi tới bằng ông). Thì ra ông già nó “kiết”, sai nó sang Mỹ Tho xin đứa em vợ (cậu thằng nhỏ) mấy cục pin đại dùng trong thông tin của lính về để nghe radio. Về ngang bót Lộ Điệp, tụi lính xét thấy hơn chục cục pin lớn, nghi nó mua về cho du kích đánh trái, liền bắt lại. Khi ta bắn vào đồn, nó liều chui đại dưới gầm giường, may không dính đạn.
` *
* *
... Gọng ông Tám Vị càng trở nên hào hứng:
Cái được lớn nhất của trận đánh ấy, đúng như ông Hai Thanh nhận định: Nhuệ Khí của bọn này nhụt hẳn đi. Kiêu binh đã khiếp đảm, không còn dám ngang tàng, phách lối như trước. Nếu trước đây chúng đi không cần bộ binh hỗ trợ thì từ đó trở đi chúng đi đâu cũng phải có bộ binh hộ tống. Trận Sơn Phú năm một chín sáu tám (1968), khi chuẩn bị đổ bộ lên bờ, chúng phải điện hỏi xem có bộ binh chốt bến không, khi biết có chúng mới dám lên. Chính sự co vòi lại này của bọn chiến xa đã giúp cho phong trào du kich trong tỉnh hoạt động có hiệu quả hơn... Cái được thứ hai cũng lớn không kém là xóa đi sự ám ảnh về tính “bất khả chiến bại” của tụi thiết xa trong anh em chiến sĩ. Sau trận đánh, tâm lý mọi người được giải tỏa hẳn vì biết chắc rằng: Thiết xa vẫn có thể thất bại, thậm chí để chiến thắng chúng không đến nỗi quá khó... Còn cái được thứ ba...
Ông cười hà hà, tiếng cười nghe thật trẻ trung...