NGHỀ
Người xưa có câu: “Nhân sinh thập sự bất nghư ý cửu”. diều đó thật đúng. Tuy nhiên, đối với riêng tôi, có một sự trong chin sự bất như ý vào lúc đó thì đến bây giờ tôi lại thấy không biết có đúng là bất như ý hay không. Đó là việc tôi không bước hẳn vào con đường văn chương mà lại đi làm một thầy giáo dạy sinh học. Nỗi đam mê thời trẻ bây giờ trở thành một thú chơi, một thứ nghề tay trái.
… Tôi có ý định viết vào cuối những năm 60 (lúc đó tôi bước vào đầu tuổi hai mươi) khi đang học năm cuối phổ thông trung học. Nguyên nhân thì cũng giản đơn thôi: Đọc một số truyện ngắn và thơ trên tuần báo văn nghệ và sách báo phát hành ở miến Bắc lúc đó, tôi cho rằng nó quá tệ (?!). “Viết dở thế này thì mình cũng viết được. Không! Mình có thể viết hơn nhiều!”. Tôi nghĩ thế và cầm bút viết truyện ngắn đầu tiên vào năm một chin bảy mươi (1970), lúc dang học năm thứ nhất đại học nông nghiệp.
Tôi còn nhớ mang máng cốt truyện hình như nói về một người thương binh yêu cô giáo dạy cấp ba của minh và củng là người yêu cũ của người thủ trưởng đã hy sinh của chính anh ta… Ở trên tôi có nói đến việc tôi có ý định viết vào lúc tuổi chớm hai mươi. Sở dĩ tôi nói điều đó là để mong mọi người cảm thong cho tuổi trẻ dầy tham vọng và cũng không kém phần ngông cuồng, ảo tưởng. Lúc đó tôi chưa hiểu được rằng đánh giá và phê phán công việc của người khác với việc tự mình làm lấy những công việc đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cầm bút nhưng tôi chưa có gì hết: chưa có một chút vốn sống thực tế nào, chưa biết chút gì về lý luận sang tác… Tôi chỉ có một mớ kiến thức hổ lốn về văn học của một cậu học trò trung học (dù là học trò giỏi), sống ở một xó rừng heo hút trong những ngày chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ. Vì thế tôi cứ viết rồi xé, xé rồi viết không biết bao nhiêu lần để cuối cùng thì giơ tay đầu hàng. Tôi đã tưởng mình đủ sức đoạn tuyệt với văn chương từ sau thất bại đó. Tôi không hiểu rằng tôi đã có được bài học đầu tiên về việc cầm bút: Muốn viết được không phãi chỉ có ước muốn và sự chủ quan khinh thị.
Tuy nhiên, với nghề văn hình như tôi không có duyên. Hết năm thứ nhất đại học tôi đi bộ đội. Suốt những năm ở quân đôi tôi cũng không viết được gì. Từ quân đội về, Cố xin vào tổng hợp văn không được, rồi vào sư phạm văn cũng không được nốt. Người ta nói tôi vốn ở đại học nông nghiệp, quen với cái cày, cây lúa thì về khoa sinh (đại học sư phạm) là hợp lý hơn. Tôi còn nhớ lúc đó tôi giận lắm, nhưng người ta nói không phải là không có lý, dù là cái lý của người ta (cái người ta đòi hỏi để chứng minh cho sự yêu thích hay khả năng về văn chương của tôi là những bài viết thì tôi lại không có. Đành chịu chớ sao bây giờ, thôi không văn học thì sinh học vậy. Bốn năm ở trường đại học tôi củng chẳng viết được chữ nào.
Không có duyên nhưng lại có nợ: Những rối rắm, những căng thẳng của xã hội vào những năm đầu sau chiến tranh cũng như những phức tạp của cuộc sống trong nhà trường tôi đang giảng dạy bức xúc tôi quá. Thế là một lần nữa tôi có ý định cầm bút trở lại và lần này thí có đỡ hơn.
Truyện ngắn đầu tiên tôi gửi cho “Văn nghệ Bến Tre” là “Thầy trò” (ngoài hai truyện có tính chất dọ dẫm gửi cho “Phụ nữ Gài Gòn là “Hẻm phố” và “Loan”) không ngờ lại đụng ngay với những nhà tư tưởng thời bao cấp. Chẳng là truyện ngắn của tôi kể về một trưởng phỏng giáo dục đi học cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên do sức khỏe, do tuổi tác anh học kém. Người học trò cũ của anh bây giờ đã là cô giáo dạy cao đẳng đấu tranh tư tưởng xem nên cho thầy mình đủ điểm trung bình hay nên đánh rớt để thấy thi lại… Những người có quyền bắt bẻ nói rằng tại sao lại xây dựng một trưởng phòng kém cỏi trong học tâp như vậy? Có dụng ý gì không?... Hàn Vĩnh Nguyên lúc đó là biên tập văn của tờ báo đã phải vất vả nhiều về truyện ngắn này. Riêng tôi lúc đó, tôi còn nhớ, vừa tức giân vừa mừng. Giận thì rõ rồi, còn mừng là tôi đã khẳng định được một điều: tôi có thể viết và viết đúng.
Tôi viết không nhiều và rất chậm. kể từ truyện ngắn đầu tay đến nay tôi mới viết được vài chục truyện ngắn vả một số bài ký nhỏ. Đối với một người (dù là người viết nghiẹp dư) thế là quá ít. Nhưng biết làm sao được, khả năng tôi chỉ có thế. Tuy nhiên có một điều an ủi là hầu hết các truyện, bài tôi viết ra đều đứng được trên mặt báo. Những truyện, bài đó có lúc tôi đánh giá được cái hay cái dở của nó ngay, cũng có lúc phải nhờ thẩm định qua bạ bè. Chỉ có một điều tôi chắc chắn là tất cả những truện đó được viết ra vào lúc tôi băn khoăn trăn trở trước cuộc sống nhiều nhất, kể cả nỗi đau và niềm vui. Hay nói như cách nói của ngề tay phải của tôi thì chúng được viết ra trong hoàn cảnh có vấn đề. Nghề dạy học ngoài những cái hay khác còn có thêm cái hay nữa mà ít nghề nào có được: Mỗi lúc anh suy nghĩ chiêm nghiệm ra một điều gì đó về cuôc đời, cuộc sống thì anh có ngay những thính giả để cho anh phát ngôn những ý tưởng đó. Đừng xem nhẹ nó, nó có tác dụng giải tỏa những stress của con người ta lớn lắm, Tuy nhiên đối với người viết thì điều đó lại có mặt trái khác: Những ẩn ức, những dồn ép lên tâm lý con người khi đã được giải tỏa ra ngôn ngữ nói thì những bức thiết, những nhu cầu trình bày thành ngôn ngữ hình tượng văn học lại bị giảm đi. Lại nữa, thường thì tôi viết rất khổ. Để có được một truyện ngắn tôi cứ phải dàn dựng mãi trong đầu cho tới khi thật chín thật nhuyễn mới viết ra được. Có thể đó là nhửng nguyên nhân quan trọng khiến tôi viết chậm viết ít. Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ vẫn là do khả năng của tôi có hạn. Quá nửa cuộc đời, tự biết về mình, tôi chẳng có ảo tưởng hay tham vọng gì lớn, bởi tôi đã biết rằng tôi chỉ có thế, chỉ đến thế. Vì thế tôi rất tâm đắc với nhà văn Trang Thế Hy khi ông nói: “ Với trữ lượng văn chương ít ỏi của mình tôi chỉ có thể đem ra chợ văn bán những thành phẩm nho nhỏ có tên là truyện ngắn”. tôi không có ý định so sánh mình với “ cụ Trang” (như nhóm bạn thân chúng tôi vẫn gọi đùa thân mật với nhau sau lưng nhà văn) mà thật sư nó có ý nghĩa khi tuổi đời của tôi đã qua ngưỡng “tri thiên mệnh” từ lâu lắm rồi.
*
* *
Nhiều khi tôi thầm cảm ơn nghề dạy học của tôi thật nhiều, dù là dạy sinh học (nghĩa là chẳng liên quan gì đền chuyện văn chương cả). Lý do để tôi cò thể cảm ơn thì rất nhiều nhưng cụ thể nhất và gần gũi nhất là những đồng tiền bát gạo mà nó làm ra để phục vụ cho nghề tay trái hay nói đúng hơn cho thú chơi, cho cái nợ văn chương của tôi. Bởi thới bây giờ trừ những nhà văn kiệt xuất và những cây bút ba xu ra thì văn chương chẳng nuôi nổi người cầm bút. Nếu không có nghề dạy học thì tôi đã phải “quỵt nợ” hoặc đã phải bán mình rồi. Cũng đã có lúc tôi muốn chuyển qua một nghề khác có lẽ là gần gũi với văn chương nhất để mong dùng tay trái đỡ đần ít nhiều cho tay phải: làm báo. Tuy nhiên khi đọc những bài viết của tôi, mấy thằng bạn chuyên làm báo cười lắc đầu: “Mày viết văn chẳng ra văn báo chẳng ra báo, mà viết cả tuần mới được mươi dòng thí làm báo sao được!”. Thế là thôi giã biệt ý định làm báo. Thay phải khốn khổ vẫn phải nuôi tay trái còm cõi như xưa.
Hơn hai mươi năm đi dạy, đến bây giờ tôi cảm thấy mắc nợ quá nhiều với nghề, với nghĩa tình anh em bè bạn đồng nghiệp trong trường cũng như cả với những nỗi đau mà người ta bắt tôi phải chịu đưng trong suốt hơn hai chục năm qua. Khi tinh vi xảo quyệt, lúc tho bạo tàn nhẫn nhưng nó phản ánh trung thực những biến động phức tạp của xã hội bên ngoài. Nỗi đau của tôi lớn đến nỗi nhiều khi tôi nghĩ viẹc tôi đang làm là gieo nghiệp ác, vì khốn khổ thay những điều tôi đang rao giảng tuy đúng với đạo lý ngàn đời nhưng cũng là công cụ của cái ác dùng để che đậy chính bản thân nó. Món nợ của tôi không phải đến hôm nay tôi mới có ý định trả, Tuy nhiên không hiểu sao đã nhiều lần cầm bút lên nhưng mãi đến hôm nay tôi vẫn chưa lám được. Ở trên tôi có nói “tự biết về mình tôi không có tham vọng gì lớn”. Đúng là không có tham vọng lớn, nhưng nhỏ thì vẫn có (có ai lại cả đời không có chút tham vọng nào). Đó là mong ước viết được cuốn tiểu thuyết duy nhất của đời mình để trả món nợ tinh thần này. Tôi cũng đã chuẩn bị được ít nhiều cho cuốn tiểu thuyết: “Ở một góc đời bị bỏ quên” náy: cốt chuyện, đề cương, tính cách một số nhân vật chính… Và cái quan trọng nhất là chất liệu, là vốn sống cho nó tôi cunmg4 đã gom được kha khá. Tuy nhiên cho đến lúc này, phần do áo cơm, phần nữa có thể do mặc cảm về khả năng của mình hay có thể còn đo một điều gì đó khác nữa nên tôi chư viết được bao nhiêu. Nhưng tôi sẽ cố gắng hoàn thành nó (dù trả nợ hay đòi nợ cũng cần làm ngay). Vả lại đây có thể đây cũng là dịp tay trái trả nợ áo cơm (theo đúng nghĩa đen của nó) cho tay phải nữa cơ mà. Nhưng… Ô! khó lắm thay…
Trong dân gian hầu như bất cứ bà mẹ nào cũng thuộc câu hát ru:
“Con mèo đập bể nối rang
Con chó chạy lại mà mang lấy đòn”
Riêng với mẹ tôi thì câu hát có hơi khác, nó gồm bốn câu:
“Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại mà mang lấy dùi
Con chó là con chó đui
Đập phải một dùi nó sáng mắt ra”.
1 nhận xét:
Cám ơn anh đã chia sẻ.
Đăng nhận xét