Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2009

ĐƯỜNG VỀ TỈNH

Truyện

Cầm bức điện từ bộ phận Cơ yếu vừa đưa qua, Tư Hiền thấy băn khoăn lạ: “Gửi đồng chí Tư Hiền. Về dự họp gấp. Đang chờ Ba Tri – BQ – RA”. Chắc là có chủ trương gì mới và quan trọng lắm. Phải chăng đây là “tình thế mới, cơ hội mới” như mấy tay “tham mưu con” của huyện đội thường kháo nhau mấy lúc rày.

Thật ra đây là lần thứ tư Ba Tri nhận được điện khẩn của tỉnh triệu tập và chính bản thân anh đả ba lần ra đi nhưng chưa lọt được qua lộ. Hai lần đấu, anh theo đường Châu Bình lên Châu Hoà định sang Long Mỹ bằng cách qua lộ ở Đồng Gò, nhưng vừa tới mí đường thì đụng hàng rào điện tử của địch, thế là pháo từ bốn bên đổ đến, phải khó khăn lắm anh mới thoát được về Rạch Vọp. Lần thứ ba thì mới tối hôm kia cachj1 ngày hôm qua đây thôi chứ đã lâu lắc gì: Đem theo Sáu Mun làm bảo vệ, các anh định qua lộ ở Bình Hoà để sang Tân Hào. Đó là con đường do trên vạch ra, có nói rõsẽ cho giao liên dẫn qua lộ. Hai anh em lần mò mãi tới mười hai giờ khuyamới tới Bình Hoà, núp ở ngoài mí ruộng để chờ ám hiệu như đã được dặn. Nưng mười lăm phút rồi nửa tiếng trôi qua vẫn không có ám hiệu. Sáu Mun khều anh: “Có lẽ bị động rồi, phải rút thôi anh Tư !”… Vừa mới lùi lại được vài chục thước thì đụng ngay một toán người lố nhố đi tới. Hai anh em hoảng hồn tưởng đụng tụi mật phục trở về, té ra là mấy ông quân sự tỉnh đang công tác ở Giồng Trôm cũng về tỉnh họp. Hai bên gặp nhau, mừng lắm, mấy ông quân sự quyết tâm qua. Có hai anh xung phong qua trước, không ngờ vừa tới mí lộ thì súng của tụi lính mật phục bắn tới như mưa bấc một anh lùi thoát, một anh hy sinh tại chỗ… Vây là lần thứ ba thất bại, còn lần thứ tư này?... Nhưng lệnh là lệnh, lần thứ tư khôpng được thì lần thư năm. Thứ sáu… cho đến khi nào về được tỉnh mới thôi.

* *

*

Đoàn của họ gồm cả thảy sáu người. Lúc đầu Tư Hiền định đem theo một tiểu đội đặc công làm bảo vệ, quyết tâm hễ đụng địch thì phải quyết tâm nổ súng chiến đấu vượt đường bằng được trong đêm nay. Nhưng tính lại thấy đêm mai đặc công phải đột nhập vào Mỹ Chánh Hoà đánh tiêu hao địch, thêm một tay súng là thêm một phần sức mạnh, huống chi cả tiểu đội, nên anh quyết định chỉ đem theo ba trinh sát và hai giao liên… khởi đầu từ Rạch Vọp vào khoảng tám giờ tối. Theo kế hoạch họ sẽ vòng lên Ba Mt4 tới sát Châu Bình rồi cắt lên phía trên Láng Sen, qua lộ ở vùng giáp ranh Ba Tri và Giồng Trôm, nơi mà với kinh nghiệm của người lính và người cán bộ vùng địch, Tư Hiền biết đó là điểm mà địch thường lơ là cảnh giác nhất vì sự không thống nhất giữa các đơn vị huyện này, huyện kia của chúng. …Họ bước đi lặng lẽ trong đêm. Gió chướng lồng lộng, đêm tháng mười một sương xuống nhiều, se se lạnh, bốn phía bao la. Tư Hiền phóng tầm mắt ra xa, bên phải anh là Châu Bình – vúng căn cứ của Giồng Trôm, sâu hơn vào phía “lộ Đông Dương” và xích lên mé trên một ít là Bình Thành, quay xuống phía dưới là An Ngãi Trung và “làng mới”, nơi mà thế địch rất mạnh còn ta chưa xây dựng được cơ sở nào, nhiều đồng chí ta đã phải hy sinh khi xâm nhạp vào đó. Đối diện bên kia lộ với An Ngãi Trung là An Ngãi tây, mé trên một chút, nằm sát bờ hàm luông là Tân Hưng, lên nữa là Hiệp Hưng, là nơi mà đêm nay Tư Hiền phải vượt qua để sau nữa vượt Hàm Luông về điểm họp của tỉnh ở Mỏ Cày…

…- Bây giờ là mấy giờ rồi? – Có tiếng ai hỏi nho nhỏ.
- Mười hai giờ mười lăm - Tiếng Tư Đấu, tiểu đội trưởng trinh sát, đội trưởng đội bảo vệ đêm nay trả lời. Chậm lại vài nhip6 để Tư Hiền đi kịp, Tư Đấu đề nghị: - Anh Tư, đây cách lộ chừng cây số nữa thôi, cho anh em nghỉ mấy phút, hút điếu thuốc rồi đi tiếp.
Tư Hiền nghiêm giọng:
- Thôi, bây giờ nghỉ thì nghỉ, đi thì đi chư không hút thuốc. Giữa đồng thế này, ánh sáng loé lên sẽ thấy từ rất xa.,,,
Họ ngồi lại trên một bờ đìa nhỏ, anh em chuyền tay nhau bình toong nước… Chợt thằng Thức dúi vào tay Tư Hiền một thứ gì đó, nòi nhỏ:
-Làm một miếng khô chơi cho đỡ lạt miệng đi chú Tư.
Tư Hiền đưa lên mũi:
- Chà, thằng này sang quá ta, có khô lịch củ nữa, ở đâu mày có?
- Dạ má con vừa gửi vợ anh Tư vào cho con hồi hổm, tụi nó đem nhậu gần hết. Con dấu lại được mấy miếng…
Tư Hiền ngả mình xuống vuông cỏ, vừa nhấm nháp miếng khô lịch bùi bùi beo béo, vừa nghĩ ngợi lan man.

Đêm đẹp thật, trăng thượng tuần đã lặn từ lâu nhưng còn những ngôi sao xa u ẩn như những con mắt người đang cớp chớp, nửa như diễu cợt, nửa như thân mật. Những chân ruộng mới gặt trơ gốc rạ lởm chởm nom như những cái bàn chải khổng lồ… Ước gì không còn giặc, mình sẽ cùng vợ làm ruộng nuôi con như những người dân khác, lúc thong thả hay khi chiều xuống, cùng bạn bè lai rai vài ly rượu. Tối đi đặt nò, thả lờ, đặt bung kiếm thêm tiền chợ cho vợ. Ngày xưa Tư Hiền mê vợ ở giọng hò cấy thật mượt mà, còn chi mê anh bởi tài cắt lúa. Rồi đôi bên nên vợ nên chồng…
… Có ai đó khều khều vào chân khiến Tư Hiền giệt mình:
- Anh Tư…Anh Tư..!
- Chết cha, lan man quá, quên mất mính đang làm gì và ở đâu – Tư Hiền nghĩ – Nãy giờ lâu chưa mày?
- Cũng mới độ mười lăm phút thôi anh Tư! Có lẽ mình đi tiếp nghe anh?
- Ừ mà này, cố gắng xác định đúng vị trí vùng giáp ranh để qua nghe Tư Đấu? Đêm nay phải quyết tâm qua bằng được!
- Dạ, anh cứ yên tâm đi, anh Tư…

* *

*

Đang bước ngon trớn, Tư Hiền bỗng va vào người đi trước, thì ra hai trinh sát vừa dừng lại. Tư Hiền ngước mắt nhìn lên:
- Dã tới rồi à?...Sao nhanh quá vậy? Không khéo thì lạc đường rồi…
Vừa lúc đó Tư Đấu lùi xuống sát bên anh, thì thào lúng túng:
- Chết rồi anh Tư ơi! Mình cắt sai vị trí, đây sát bên cống Láng Sen rồi…
Quả vậy, mí lộ chỉ còn cách các anh không đầy trăm thước. Tư Hiền nói gấp:
- Cho anh em lùi lại mau, mình cắt ngược lên phía trên…
Không kịp nữa rồi, những tràng súng AR15 của tụi lính địch phục trên lộ đã bắn xối xả về phía các anh. Mọi người tán loạn chạy ngược trở lại. Tiếng những tên lính la lối lẫn trong tiếng súng nổ:
- Việt cộng, đầu hàng đi…
Tụi nó ào xuống rượt theo. Mặc, họ vẫn chạy, được chừng vài chục thước, chừng như cảm thấy vướng víu, thằng Thức gỗng quẳng cây cạc bin đang cầm trong tay xuống rồi vọt luôn. Nư một bản năng, Tư Hiền cúi xuớng thộp luôn cây súng cầm lên, bụng chửi thầm:
- Mẹ trinh sát gì mà nhát dữ vậy?
Rồi anh lại băng mình chạy tiếp, không kịp nhận định phương hướng, mặc cho tiếng đạn địch rít véo véo bên tai, có lúc nghe mát má tưởng như nó đã ở sát bên mìng rồi, mặc cho những lá lúa cắt nát da, mặc cho những bông lúa quất vào mặt mày… Cũng chẳng biết đã được bao xa, Tư Hiền bỗng thấy lừng lững ngay trước mặt mình là một cây rơm, Vừa lẩn mình vào sau cây rơm, anh bỗng thấy cạnh cây rơm là một khẩu đìa nhỏ. Mừng húm, Tư Hiền trườn vội xuống chém vè ngay mấy bụi cây nhỏ sát bờ…
Lúc này Tư Hiền mới kịp nhận ra xung quanh mình đang sáng rõ như ban ngày. Vì ngay trên đầu anh, bốn trái pháo sáng đang treo lơ lửng trong kgông trung. Tiếng rít của pháo địch từ Ba Tri bắn lên, từ Giồng Trôm bắn xuồng nghe như tiếng xé lụa. Vẫn còn tiếng súng của tụi lính phục kích, tuy nhiên đưa mắt quan sát, Tư Hiền không thấy có toán lính nào rượt theo anh nữa…
Thật lâu, trái sáng trên trời đã tắt ngủm, không còn tiếng pháo địch bắn tới, cũng không còn tiếng súng của tụi lính mật phục – không gian trở lại yên ắng với màn đêm dày đặc… Tư Hiền thận trọng cố chờ thêm một lúc nữa, thấy vẫn không có gì khả nghi, mới từ từ trườn lên. Vừa lên tới bờ, tự nhiên anh thấy ngứa râm ran khắp người. Cởi vội áo ra thì trới ơi! Khắp người anh toàn là đỉa, đỉa mẹ, đỉa cha, đỉa con, đỉa cháu, bu đen mun trông gớm ghiếc như những con sâu róm. Đánh nhau đã nhiều trận, xâm nhập vào vùng địch đã nhiều bận, gặp nguy hiểm cũng đã nhiều lần, Tư Hiền chưa hề biết sợ. Nhưng lúc này nhìn đám đỉa đang bu đặc quanh mình, anh cảm thấy điếng hồn, sởn gai ốc vì vừa sợ vừa ghê… Anh cố gỡ từng con, nhưng những con vật vừa nhớt, vừa dai nhách bám như tjít vào da thịt anh, thật khó gỡ ra nổi…
“Ngồi mà gỡ từng con thì biết bao giờ cho xong, trời sắp sáng rồi” – Tư Hiền thầm nghĩ, chợt anh loé lên một ý…
Trong đêm tối, anh cởi cả áo quần và cọ người vào cây rơm, những con đỉa không chịu được sự chà xát đã rụng xuống lả tả, chỉ một lát sau trên mình đã sạch đỉa… Vừa vắt quần áo cho khô, Tư Hiền vừa tính toán:
“Bây giờ đã hơn hai giờ sáng, về Rạch Vọp không kịp nữa, vả lại kỳ hẹn đã cận quá rồi. Mà chém vè ở lại đây cũng không ổn, nhất định sáng mai địch sẽ rà soát lại vùng này. Bây giờ đành đi bước nào tính bước đó: mình sẽ lùi về phía “làng mới”, có thể đây là nơi địch rất mạnh ta lại không có cơ sở nên địch sẽ chủ quan không chừng. Vả lại trên đường từ dây xuống đấy gặp chỗ nào thuận tiện mình sẽ qua lộ chỗ đó, may ra còn gặp được một vài đứa bảo vệ… Chà không biết mấy đứa ra sao cả rồi…”.
Mặc nhanh quần áo, Tư Hiền nhét chặt khẩu côn vào thắt lưng và cầm lấy khẩu cạc – bin…

*

* *

Vừa bò thụt lùi sau bụi dứa dại thấp, Tư Hiền vừa cố lắng nghe tiếng trò chuyện của tụi lính đang ngồi trên đường. Lúc nãy, theo sự tính toán, Tư Hiền áp sát vào phía trên “làng mới”, cách chừng trăm thước và tiến dần ra phía lộ. Tới bụi dứa dại, anh tụt mình lại để quan sát động tĩnh, nghe chừng yên, nhưng anh vừa vượt qua bụi dứa dại thì chợt phát hiện ra một toán lính chừng năm, sáu tên đang ngồi im lìm ở mé đường, cách anh chỉ chừng vài chục thước… Bỗng một tên bước ra vệ đường, vạch quần đái tè tè, miệng chửi:
- Đ… mẹ thằng chiêu hồi! Nó bảo mấy đêm rày chắc chắn có cán bộ bự của Ba tri về tỉnh họp. Cả trung đội mật phục mấy đêm, đêm nay mới gặp một toán, mà có thằng nào có vẻ chỉ huy đâu…
Nó vừa quay lại mí đường vừa làu bàu:
- Số tụi mình thật là số con ruồi. Trong khi tụi nó khiêng xác mấy thằng Việt cộng về thì tụi mình được lệnh vẫn phải phục tiếp, đề phòng tên chỉ huy vẫn liều lĩnh qua lộ… Chờ mãi cũng đâu thấy chó gì…
Vừa bò lùi, Tư Hiền vừa trào nước mắt. Vậy là ba đồng chí của anh đã hy sinh, không biết là những ai… Lùi được chừng vài chục thước vừa may đụng mí ruộng. Lúc này giũa anh và những tên lính đang phục trên đường đủ khất tầm mắt bởi những bụi dứa dại lớn, Tư Hiền đứng khom dậy quay lưng rảo bước, vừa đi vừa tính: Bây giờ chờ ở đây thì không biết bao giờ tụi nó mới rút. Mé trên nếu đúng như lời tên lính nói thì chúng cũng đang phục ở đó. Thôi đành dang ra lùi lại quãng giữa Giồng Tre và làng Mới mà qua lộ vậy… Dầu sao cũng không thể chờ đợi nữa…

*

* *

… Tư Hiền nhào qua lộ. Vừa tới mí, anh ngả người lăn liên tiếp mấy vòng vào sát gốc dứa dại. Những cái gai dứa cắm vào khằp người làm anh đau điếng, nhưng anh cắn răng cố chịu… Một phút rồi hai phút trôi qua, xung quanh vẫn yên ắng. Vậy là anh đã tính đúng, đây là điểm mà kẻ địch chủ quan nhất. Nhưng bây giờ thì phải nhanh lên, anh biết trời đang sắp sáng. Mà tới khi trời sáng nếu còn lẩn quẩn ở đây thì nhất định sẽ bị phát hiện… Vội đứng dậy, một tay nắm chặt khẩu cạc- bin, tay kia gỡ những lá dứa khô rụng đầy gai đang bám vào khắp áo quần đầu tóc, Tư Hiền rảo bước thật mau. Đượcmột đỗi xa xa, anh đưa mắt nhìn về phía đông: trời đã rựng sáng, xe đò Ba Tri có lẽ sắp sửa lên – Tư Hiền thầm nghĩ, kim chiếc đồng hồ dạ quang trong tay anh chỉ năm giờ thiếu mười phút. Cũng may trời mùa đông lâu sáng lại mù nhiều, tầm nhìn rất hạn chế. Nhưng nếu chậm chân, sáng ra mù tan, thấy người lẩn lút ngoài đồng sớm, chúng sẽ nghi ngay. Dù sao cũng phải vào sâu tận trong những thửa ruộng vừa chín… Anh bỗng ngồi thụp xuống, thở dốc. Suốt đêm qua thức trắng, lại căng thẳng đầu óc để chống chọi với với các tình huống nguy hiểm luôn rình rập quanh mình, bây giờ cái mệt mỏi mới thấm vào người anh. Anh cảm thấy đói, nắm cơm mang theo đã rơi mất từ lúc nào không hay. “Chà, giá bây giờ có nắm cơm ăn vào thì tỉnh người lắm… – Tư Hiền ước - Nhưng thôi, cũng chẳng thể, vì nếu còn đến bây giờ thì cũng không ăn được. Ngâm mình cả tiếng đồng hồ dưới đìa, nắm cơm chắc cũng rã ra hất. Bây giờ phải vào sâu chút nữa, vạch lúa ra chui vào giũa ruộng mà ẩn rồi hãy tính”- Nghĩ vậy, Tư Hiền chỏi tay đứng dậy. Lúc này trời đã bắt đầu sáng, sương mù hơi loãng ra, nhìn ra mé lộ anh thấy lờ mờ hàng dứa dại và mấy ngôi nhà của “làng Mới”. Vội cúi người thấp xuống, anh lom khom bước tới chừng ba dây ruộng, đến một góc anh định vạch lúa chui vào, bỗng nhìn thấy bên cạnh có miếng đất hoang,bên trên là một chòi vịt sập, cây lá nằm đè lên nhau sát mặt nước.
- Chà, ở đây chắc dễ chịu hơn ngồi trong đám lúa, mà nếu có động, mình lủi vào đám lúa cũng còn kịp mà.
Tư Hiền vừa lẩm bẩm vừa tìm cách nâng đám cây lá của cái chòi sập lên,đủ cho anh trườn vào… Nằm trong đám cây lá nhưng nửa người cón ngập trong nước, vừa mệt, vừa đói, Tư Hiền gần như thiếp ngay đi… Một tia nắng rọi ngay vào mắt làm Tư Hiền bật thức dậy. Anh chặc lưỡi: “Mình mất cảnh giác quá! Trời đã trưa rồi sao? – Anh đưa tay lên nhìn – Mới tám giờ, vẫn còn sớm. Phải chờ một chút nữa mới đi được. Lóng rày bọn địch cho dân ra làm đồng trễ lắm…”. Chợt anh giật mình đánh thót khi thấy bên cạnh mình, dưới đường mương mà người chủ chòi đã xắn đất làm nền, có một cái lờ. Anh đã vô ý không nhìn thấy nó lúc chui vào cái chòi sập này, mà thật ra cũng rất khó nhìn thấy trong ánh sáng nhập nhoạng lúc trời vừa rựng. Làm sao bây giờ, đây nhất định là cái lờ vừa đặt đêm qua chứ không phải là cái lờ bỏ quên vì trong lờ mấy con cá rô, cá sặc vẫn bơi lội nhởn nhơ. Nhất định người đổ lờ sẽ phát hiện ra anh, tót nhất là phải lủi ngay vảo ruộng lúa… Tư Hiền định nhổm dậy, nhưng không kịp nữa…Người đổ lờ đã tới sát bên anh, trên vai còn tòn ten hơn chục chiếc lờ…
Vừa cúi mình định nhấc cái lờ lên thì ánh mắt anh ta vô tình bắt gặp ánh mắt Tư Hiền đang ngó mình đăm đăm. Giật mình, mặt biến sắc, anh ta lắp bắp:
- Ông… ông.. là… là…
Tư Hiền hỏi, giọng nhỏ nhưng sắc:
- Chú ở đâu vậy?
- Tôi … tôi… ở An Ngãi Trung…- Có lẽ nhìn thấy khẩu cạc-bin bên cạnh Tư Hiền, anh ta càng lắp bắp hơn – Tôi…tôi… đi… đổ… lờ…
Giong Tư Hiền hơi dịu lại:
Vậy chú đi đi, nhưng đừng nói với ai là tôi đang ở đây nha…
- Dạ, dạ… Toiô không nói, không nói…
Cấm chiếc lờ Tư Hiền trao, anh ta móc vội vào đầu gánh rồi bước đi như chạy, thỉnh thoảng còn ngoái cổ nhìn lại sau…
Người đổ lờ vừa bước đi thì Tư Hiền cũng bật dậy ngay, tay xách khẩu cạc-bin, anh trườn ngưòi vào ruộng lúa rẽ sang một hướng khác. Trườn qua hết mấy thử ruộng anh mới dừng lại ngồi nghỉ mệt.
- Mình thật mất cảnh giác – Tư Hiền ân hận – Bây giờ thì chưa biết sao đây. Nếu người đổ lờ này mà đi báo, thì chỉ trong vòng nửa tiếng nữa địch sẽ đổ quân vây kín vùng này… Bất giác anh đưa mắt theo hướng người đổ lờ đi, thấy bóng anh ta hút lên lộ…
Dầu sao cũng phải đi, Tư Hiền giắt lại khẩu côn vào thắt lưng, kẹp chặt khẩu cac-bin vào nách, vừa đi vừa chù ý thăm dò động tĩnh trên lộ. Thời may, anh gặp hai chiếc lờ khác dặt cạnh nhau (có lẽ là của người đổ lờ lúc nãy nhưng anh ta quá sợ đã không thể đi thu hết những chiếc lờ còn lại). Anh giở lờ, nhổ lấy cây cặm cặp dài theo khẩu cạc-bin làm đòn gánh rồi quảy lờ đi như một thường dân, tất nhiên là không đến gần ai. Chừng hơn nửa giờ trôi qua, vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy địch sẽ tràn ra vùng này, anh yên tâm rảo bước, bụng thầm nghĩ: “Thế mới biết, dù sống ngay trong lòng địch, lòng người dân vẫn hướng về cách mạng…”.

*
* *

Nắng, mệt và đói. Tư Hiền gần như lả đi trong cái nắng quay quắt của buổi xế chiều. Từ sáng tới giờ, trên đường đi tuy không gặp địch nhưng vẫn thật gian nan vất vả: Anh phải tránh những nơi có người, mà rải rác trên đồng đây đó vẫn có chỗ người ta đang gặt, thành ra đường đi càng kéo dài, lại thêm cái đói hành hạ. Nhưng cực nhất vẫn là cái nắng hầm hập của tháng mười một như muốn đổ lửa xuống cái đầu trần không nón của anh. Khắp cánh đồng trống mênh mông thỉnh thoảng lắm mới gặp một cái đìa nhỏ với vài bụi cây dại thấp tè. Những lúc đó anh nhập người vào bóng cây, cố thu mình nhỏ lại rồi cởi áo, nhúng ướt xong mới mặc vào dể trên đường đi bớt nóng. Vậy mà chỉ một lúc, áo đả khô rang và người anh lại tháo mồ hôi…
Tư Hiền dõi mắt nhìn, đã thấy rõ mí vườn của Tân Hưng.
“May quá – anh thầm nghĩ – Đây tới đó chỉ còn non cây số nữa thôi. Nhưng ở đây càng phải cảnh giác, không biết trong làng có địch không…” Vừa nghĩ tới đó, Tư Hiền bỗng thụp người xuống. Anh vừa nhác thấy bóng một người nào đó đang đi về phía mình. Núp sau đám lúa nhưng anh vẫn đưa mắt theo dõi người đang đi tới. Hình như chưa thấy anh, người ấy vẫn chăm chú bước, càng tới gần nhìn rõ thêm, Tư Hiền mừng quýnh: Thì ra đó là người em ruột Tám Chiến, cán bộ an ninh huyện. Anh vội đứng lên và gọi:
- Chú Mười, chú Mười, trong làng có lính không? Chừng như quá bất ngờ, mặt Mười biến sắc, anh ta ấp úng: - Ông… ông là ai, tôi không biết… không biết ông… - Tôi là Tư Hiền nè, chú không nhận ra tôi sao? - Không, tôi không biết…
Tư Hiền nổi nóng:
- Chú không tôi thật à? Vậy thì tôi đi. Nói xong Tư Hiền lách mình qua anh ta, bước thẳng. Được chừng năm chục thước, anh nghe có tiếng bước chân gấp gáp phía sau, vội ngoảnh lại. Thì ra Mười đang vừa chạy theo anh vừa hỏi với:Phải anh thật không anh Tư?
- Tôi chứ ai! Chú quên thật à?
- Lúc nãy tôi quên.
- Trong làng có lính không?
- Ngày hôm nay địch không đi ruồng. Anh cần thì tôi dẫn anh đi gặp mấy ổng. Cũng phải cả tiếng đồng hồ sau, Mười mới dẫn Tư Hiền tìm gặp được ông Bảy Quốc, bí thư Tân Hưng. Vừa gặp nhau, Bảy Quốc nói ngay:
- Tụi tôi tưởng anh “tiêu” rồi chứ! Có hai thằng lính đi cùng anh hồi hôm vừa mới tới đây. Tụi nó nói không khéo anh hy sinh rồi.
Tư Hiền ngạc nhiên:
- Hai đứa nào vậy, tụi nó cũng lần mò được tới đây sao? Đang nói Tư Hiền bỗng ngừng. Từ ngoài cửa thằng Thức và thằng Hoà bước vào. Thằng Thức bước tới trước mặt anh mếu máo:
- Chú Tư, con có lỗi quá…
Tư Hiền cảm động:
- Không sao! Tao đã tưởng tụi bây không tới được đây chớ! Có lẽ hiểu sai ý câu nói của anh, thằng Thức khóc oà lên: - Chú Tư, lúc đó con có hoảng thật, nhưng con còn nhớ chú, chú Tư…
Tư Hiền ôm chặt thằng Thức vào lòng, giọng nghẹn ngào: - Thôi nín đi, ý chú Tư không phải nói vậy… Súng của con đây…
*

* *

Nhìn chiếc hô-bo đang chạy xé ngoài sông, tự nhiên Tư Hiền mỉm cười, anh đang tự cười mình. Có lẽ đoạn đường theo giao liên công khai từ Tân Hưng lên Cái Mít nhẹ nhàng thoải mái quá, bảy giở đi mười giờ tới đã khiến anh nghĩ có lẽ sự vất vả khó khăn trên con đường về tỉnh cuỉa anh đã hết. Nhưng anh nhầm, từ Cái Mít sang Cồn Linh lúc mười hai giờ tới giờ, các anh không tài nào vượt sông nổi với hai chiếc hô-bo của tụi Hải đoàn Kiến Hoà cứ liên tục quần quanh cồn không thôi. Chiếc này vừa khuất bóng là chiếc khác đã hiện ra xa xa, không đủ thời giờ để làm chuyến vượt sông. Đã ba lần chiếc xuồng chở anh và thằng Thức định liều vượt, nhưng cứ vừa ra cận mí sông là gặp hô-bo đến, lại phải lùi lại… Đã có lúc người giao liên chạy xuồng máy nổi nóng văng tục:

- Tổ bà nó! Hôm nay mắc chứng gì mà tụi nó làm quá vậy không biết. Bây giờ đã hơn bốn giờ chiều, bữa ăn sáng ở Tân Hưng không biết đã trôi giạt vào đâu. Lúc đến lên đến Cái Mìt, anh em bảo ăn cơm, Tư Hiền nóng lòng: “Thôi để qua sông rồi hẵng hay, vả lại đây qua đó cũng không còn bao xa!...”. Vậy là đến bây giờ cả hai chú cháu đều đói meo bụng.
Bên anh, thằng Thức bỗng nhận xét:
- Chú Tư, hình như vòng này mấy chiếc hô-bo đảo chậm hơn vòng trước thì phải.
Tư Hiền chưa kịp trả lời thằng Thức đã nghe tiếng quát của người giao liên lẫn trong tiếng máy:
Mau, ngồi xuống vịn chặt vào be xuồng, khéo té.
Ngoài sông, một chiếc hô-bo vừa qua trước mặt các anh chừng hơn ngàn thước thì đột ngột Tư Hiền thấy người giật ngửa xém té, bên anh thằng Thức cũng vậy, dù cả hai đã được báo trước. Thì ra chiếc xuồng các anh đang ngồi đã lao từ vàm lạch ra sông với tốc độ thật kinh người.
Vùa ra chưa tới nửa sông, Tư Hiền bỗng thấy một chiếc hô-bo khác đang từ hướng mũi cồn chạy xuống. Anh nhủ thầm:
“Không biết có thoát được không, mấy cha giao liên này thật là liều” Hình như chiếc hô-bo cũng đã thấy các anh, nó tăng tốc, xé sóng lao xuống:Khoảng cách giừa chiếc xuồng và vàm lạch phía Mỏ Cày ngắn dần nhưng khoảng cách giũa các anh và chiếc hô-bo cũng ngắn dần, ngắn dần… Khi chiếc xuồng lọtđược vào trong lạch chừng hơn trăm mét thì Tư Hiền nghe tiếng súng máy rèn rẹt bên tai.
“Bọn hô-bo đã tới – Tư Hiền thầm nghĩ – Không biết tụi nó có dám xông vào không?”.
Phía sau lái, người giao liên thản nhiên cười khì: - Bây giờ thì tao thách tụi bây đó!
… Từ dưới xuồng nhìn lên, Tư Hiền đã thấy ông Ba Đào cười thật tươi: - Chà, Ba Tri lên kịp rồi, hay quá.
- Vừa bước lên bờ, hai vai anh đã bị ông nắm chặt, lắc lắc: - Tình thế mới, sắp bõ những ngày gian khổ, cơ cực với địch rồi, Tư Hiền ơi! Một lần nữa, Tư Hiền lại ứa nước mắt.
Phía trước các anh là mùa xuân – mùa xuân Mậu Thân năm một chín sáu tám.

Dương sinh

Không có nhận xét nào: