Thứ Tư, 28 tháng 1, 2009

Tạp Cảm

Tiếng pháo và ngày tết

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Cứ thế mà suy thì có lẽ tiếng pháo gắn với người việt, với cái tết đã từ lâu lắm. Từ thượng cố người Việt chưa có pháo thì đã biết dùng tre nứa nguyên cây đố cho nổ trong các nghi lễ trừ tà. Từ khi phát minh ra thuốc nổ thì Trung Quóc,Việt Nam và có lẽ cả các nước châu Á đều coi pháo không chỉ là điều tất yếu phải có trong các nghi lễ quan trọng mà còn là tín hiệu báo tin vui của gia đình, của cộng đồng. Ngày xa xưa (cách đây mười bốn, mười lăm măm về trước) khi dân còn có quyền hưởng một thú vui nho nhỏ là đốt pháo khi xuân về thì ngày tết rộn rã lắm, khắp cả nông thôn thành thị, không kể kẻ giàu người nghèo…tất thảy đều có niềm vui khi tết đến. Nhưng rồi có lệnh cấm tiệt vì tốn kém, vì tai nạn…nhưng tôi nghĩ hình như không phải thế. mà có lẽ do tiếng pháo có tính chất trừ tà. Dẫu sao cũng chỉ những người dân nghèo là thiệt…
… Hình như những cái tết gần đây ở Bắc đã có tiếng pháo nổ nhiều, họ đúng chăng? họ sai chăng? tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng đó là lòng dân vì tôi nghĩ rằng tiếng pháo là hồn tết Việt, là hồn tết của người dân nghèo đất Việt. Không phải không có pháo là không có tết nhưng không có tiếng pháo cái tết của người dân xứ này nghèo đi nhiều lắm. Thừ ngẫm xem pháo hoa đâu có phải là thứ pháo của người Việt, càng không phải thứ pháo của người nghèo. Mỗi năm tết đến phào hoa chỉ có ở các thành phố nơi tập trung đa số là những người giàu có, nghĩa là chỉ có những người giàu mới được hưởng thứ xa xỉ đó còn dân nghèo thì không. Như vậy vô tình hay cố ý người ta đã đào sâu thêm cái hố (vốn đã quá sâu) ngăn cách giữa kẻ giàu với người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Vả lại người Việt là cư dân lúa nước, quen với đời sống hướng nội chỉ những khi lễ tết mới có dịp được hướng ngoại, tiếng pháo là cao trào của sự hướng ngoại đó. Đám hỏi, cưới xin, xây cất… tiếng pháo báo hiệu niềm vui đên cho mọi người cùng vui chung. Vậy mà… Bao giờ được trở lại ngày xưa…

Mồng 3 tết Kỷ Sửu
Dương Sinh

3 nhận xét:

Nguyễn Tấn Phúc nói...

…Kêu lắm lại càng tan tác lắm…
Anh ạ! Bao giờ cho đến ngày xưa? Mấy ai trong cõi hồng trần nầy chịu khó lắng lòng một chút để nghe con tim mình thổn thức. Còn nhớ không, mới đây thôi, những năm 80, mình ăn Tết đơn sơ với những cọng rau gầy đói mỡ, với sự vô tư đến là kỳ lạ… Sao bi giờ khá hơn rồi mà Tết thì nhạt quá Anh nhỉ ?

Thành Lê nói...

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI CHỒNG VÀ NGƯỜI TÌNH
Dưới đây là một số dị biệt giữa người chồng và người tình được ghi nhận từ phía các bà

- Chồng và người tình đều đòi hỏi như nhau, nhưng khi xong việc thì người tình vuốt ve biểu lộ sự âu yếm, còn chồng thì lăn ra ...ngủ
*
- Khi đi shop người tình xách giỏ cho ta, nếu ta lỡ xài nhiều tiền thì người tình chỉ mỉm cười rồi thôi, còn chồng thì không bao giờ thèm đi shop với ta, mà lỡ ta xài tiền hơi nhiều thì măt nặng mặt nhẹ
*
- Khi gọi điện thoại người tình thường hỏi thăm ta có khỏe không? có vui không? Còn chồng thì gắt gỏng hạch sách
*
- Khi gần nhau người tình luôn tỏ ra trân trọng ân hụê mà ta đã cho, còn chồng thì coi đó là bổn phận của ta
*
- Ta làm bất cứ điều gì người tình cũng cho là đúng, là tốt, chồng thì dù ta có làm một trăm điều tốt cũng không khen được một câu
*
- Người tình lúc nào cũng cho ta là người đẹp nhất trên đời, còn chồng thì chỉ thích nhìn vợ hàng xóm
*
- Chỉ cần một cái nhíu mày của ta là người tình lăng xăng hỏi han an ủi, chồng thì dù ta có buồn một tháng cũng không biết
*
- Với người tình thì ta có thể nũng nịu, nhỏng nhẻo, với chồng thì đừng hòng
*
- Khi giận nhau người tình thường mua hoa tặng ta để làm lành, chồng thì một cái lá cũng không có
*
- Khi gặp ta người tình thường hỏi em đói bụng chưa? em thích ăn gì? chồng thì hôm nay tôi muốn ăn cái này cái nọ
*
- Ta có thể chia tay với người tình mà không sợ chi cả, còn chồng thì coi chừng ăn dao

Thành Lê nói...

Kỳ ơi! viết tiếp đi chứ. Mãi lo nấu cơm rồi quên mất hỉ?