Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

PHÚT NGOẠI LÒNG
Truyện ngắn

Mưa nặng hạt, quán nhỏ đìu hiu vắng vẻ và lạnh lẽo đến thê lương.
Tôi không hỏi anh từ đâu tới, anh cũng không hỏi tôi rồi sẽ về đâu? Chỉ cò bốn mắt nhìn nhau chết lặng. Không hiểu từ bao giờ, tay tôi đã nằm trọn trong đôi tay nóng rực của anh. Đâu đây tiếng ai hát nghe như có như không:
… “Mười năm ngỡ đã hết buồn
Bỗng dưng cỏ mọc giữa hồn rêu phong…”
Không, không phải mười mà mười lăm năm, cũng không phải hồn tôi đã rêu phong trong mười lăm năm ấy. Đám cỏ dưới hồn hồn tôi tuy không mọc lên nhưng cứ cựa quậy, cựa quậy như mộy hiện hữu bất tường. Thì đây sự tình cờ của cơn mưa bất chợt chiều nay đã khiến cho những lá cỏ trở thành những lưỡi dao xé toạc nó ra.
…Mười lăm năm trước…
Tôi bỗng tháy trên đầu anh một món tóc bạc.
Những sợi tóc bạc như những con dấu khắc nghiệt cua thời gian chẳng buông tha ai, kể cả anh- Tôi nghĩ thế và lòng chợt nhói đau.
- Ngày ấy! Sao em bỏ đi???- Tiếng anh nhẹ như hơi thở ma øđứt đoạn thành những tiếng nấc.
Phải, ngày ấy…
Ngày ấy tôi đã chẳng yêu anh đến thế sao? Tại sao ngày ấy tôi lại bỏ đi, không một lời từ biệt, không một mảnh giấy để lại thanh minh cho mình ? Tội ngiệp anh, đến bây giờ anh cũng chẳng hiểu vì sao. Ôi! Tình yêu của tôi, giá như ngày ấy anh hiểu được, giá như anh biết rằng nhiều năm tháng về sau trái tim em đã gào thét đòi trở lại với anh, nhung em cố nén lòng. Em biết rằng không thể, hơn ai hết em biết rằng chúng ta đến với nhau bằng những điều mà thế gian này coi nhẹ. Nhưng cũng hơn ai hết em tự biết mình, em biết mình còn là con bé còn nhiều thói hư tật xấu… Không, em không mặc cảm rằng mình không xứng đáng với tình yêu của anh dâu, nhưng em hiểu rằng mình không thể chỉ sống với tình yêu; cái phần “con” trong “người” của em vẫn khao khát những điều kiện, những nhu cầu mà anh không thể cho em được. Em không biện hộ cho mình nhưng em tin, dẫu sao mình cũng đã đúng.
Có điều, tất cả những điều ấy lúc này có cần nói ra nữa không nhỉ?
… Còn bây giờ…
Làm sao, làm sao tôi có thể đền bù cho anh những tháng ngày của mươiò lăm năm ấy. Làm sao để tôi có thể xoá đi món tóc bạc trông như đám mây trắng vắt ngang đỉnh núi xa buổi hoàng hôn mùa đông trên đầu anh kia…
… Và bây giờ…
Tôi đã rút tay mình ra khỏi tay anh từ lúc nào và anh cũng không tìm nắm lại. Bên tôi vẫn tiéng nức nở:
… “Nắm cả bàn tay mà bàn tay vẫn trống…”
Một tiếng thở dài cố nén trở thành nghẹn ngào.
Trời vẫn mưa,màn mưa nhạt nhoà, nhạt nhoà xoá mờ cả hình bóng đôi tình nhân đang vội vã chia tay nhau như trốn chạy.
* * *
Đêm! Chưa bao giờ tôi cảm thấy yêu chồng trọn vẹn và nồng nàn như thế.

Dương Sinh

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009

THƯ NGỎ CỦA MỘT CON DÂN NƯỚC VIỆT GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Nhà văn Phạm Đình Trọng

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 3 năm 2009

Kính gửi: Ông NGUYỄN TẤN DŨNG , THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thưa Ông Thủ tướng

Tôi là Phạm Đình Trọng, công dân Việt Nam, đang sống trên dải đất gấm vóc Việt Nam. Là người lính, tôi đã trải qua trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tôi đã đi từ mảnh đất cực Bắc, Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đến mảnh đất cực Nam của đất nước, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu tỉnh Kiên Giang, tôi đã đi từ Trường Sơn đến Trường Sa. Dặm đường đất nước ấy đã cho tôi thấy đất nước Việt Nam thân yêu của tôi gấm vóc như thế nào. Là nhà báo, nhà văn quân đội, tôi đã viết về sự hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân và đồng đội của tôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giành độc lập, thống nhất đất nước, tôi cũng đã viết về những mất mát hi sinh đau lòng mà đồng đội thân yêu của tôi đã phải nhận lấy để giữ từng mỏm đất ở Vị Xuyên, Hà Giang, để giữ từng doi cát san hô ở Trường Sa ngòai biển đông. Sự hi sinh cao cả ấy, máu của nhân dân và đồng đội tôi hôm nay, máu của cha ông chúng ta đã đổ ra trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước hôm qua đã cho tôi thấy từng nắm đất của Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng như thế nào! Nhưng những diễn biến của những năm tháng lịch sử vừa qua lại cho tôi thấy những người có trách nhiệm quản lí đất nước của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những đã không giữ được trọn vẹn dải đất Việt Nam gấm vóc và thiêng liêng mà cả đến việc khai thác tài nguyên đất nước dường như cũng không vì lợi ích của đất nước Việt Nam, không vì nhân dân Việt Nam!
Dân biết. Dân bàn. Dân làm. Dân kiểm tra. Đó là điều nhà nước ta vẫn thường nói, vẫn đề cao. Là công dân Việt Nam, tôi cần được bàn, được có ý kiến về vấn đề nghiêm trọng này. Là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, tôi càng cần có trách nhiệm, có tiếng nói về việc vô cùng hệ trọng này.
Định mệnh đã đặt đất nước chúng ta cạnh nước lớn phương bắc Trung Hoa, một đất nước mênh mông rộng lớn nhưng trập trùng núi hiểm, cuồn cuộn sông dữ, phần đất bằng còn lại thì nơi hạn hán đồng khô cỏ cháy, nơi lũ lụt lút cả huyện, cả tỉnh! Dân số lại quá đông, người dân khốn khó luôn đói đất, thèm đất làm ăn! Còn người cai trị đất nước mênh mông ấy thì từ xa xưa đến nay vẫn tự huyễn hoặc là Thiên tử, là con Trời, mang mệnh Trời thống trị thiên hạ, mở mang bờ cõi Trung Hoa! Suốt quá trình lịch sử, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc ấy, thời nào, triều nào cũng lăm le lấn bờ, lấn cõi nước ta!
Dải đất Việt Nam gấm vóc còn được dài rộng đến hôm nay là nhờ lòng yêu nước nồng nàn, nhờ ý thức dân tộc sâu đậm, nhờ nền văn hóa Lạc Việt đã tạo ra cho người Việt bản sắc riêng không thể bị đồng hóa với những nền văn hóa khác, nhờ ý chí quật cường bất khuất, nhờ xương máu hi sinh của nhiều thế hệ người Việt đã đổ ra trong sự nghiệp giữ nước và điều quan trọng hàng đầu là nhờ người đứng đầu trăm họ người dân nước Việt đã đủ khôn khéo, tỉnh táo trong đối sách với mưu đồ lấn cõi, chiếm đất của phương Bắc, đã biết đặt lợi ích của dân tộc Việt Nam, đặt lợi ích của đất nước Việt Nam lên trên lợi ích riêng tư của vương triều.
Lịch sử đã dạy cho những triều đại phương Bắc hiểu rằng chiếm đất bằng sức mạnh của đội quân khổng lồ và thiện chiến không khó nhưng không bền! Vì đó là sự chiếm đọat phi pháp, sớm muộn người Việt, dù là dân tộc nhỏ bé nhưng có ý thức dân tộc rất cao và có lịch sử giữ nước rất anh hùng sẽ giành lại phần đất thiêng liêng bị mất. Trong lịch sử đã nhiều lần nhà nước khổng lồ phương Bắc chiếm được đất của nhà nước nhỏ bé phương Nam nhưng chưa lần nào họ nuốt trôi! Chỉ bằng cách ve vãn mua chuộc kẻ có quyền để có được những thỏa thuận kí kết nhượng đất, nhượng cõi rất đàng hòang, hợp pháp, họ mới nuốt trôi được mảnh đất cắt nhượng đó! Đó là khi người Pháp chiếm nước ta, triều nhà Thanh phương Băc liền kí với người Pháp hiệp ước Thiên Tân năm 1885, cho người Pháp chút lợi lộc buôn bán trên đất Trung Hoa để người Pháp cắt một số vùng đất Việt Nam ở biên giới phía Bắc cho nhà Thanh nhập vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Hoa!
“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di!” Đó là lời chỉ dụ của vua sáng Lê Thánh Tông cho sứ thần nhà Lê đàm phán về cương vực lãnh thổ với sứ thần nhà Minh. Đó cũng là tiếng nói nghiêm khắc của lịch sử, của hồn thiêng sông núi Việt Nam với những người nắm quyền quản lí đất nước Việt Nam mọi thời đại!
Những người mang dòng máu con Hồng cháu Lạc ở cương vị quản lí đất nước trong quá khứ đều là những người khoa bảng, có đạo lí trung với nước, hiếu với dân, thông thuộc lịch sử nước nhà, có trí lự và khí phách dân tộc, họ đã kiên định tranh biện, không cho nước lớn lấn lướt, áp đặt, giữ được vẹn tòan đất đai gấm vóc nước Đại Việt. Còn chúng ta hôm nay thì sao?
Lịch sử ông cha để lại dạy chúng ta bài học là để dân tộc tồn tại, để đất nước vẹn tòan, phải đưa giá trị dân tộc lên trên hết, phải đòan kết thương yêu dân tộc, Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng! Nhưng hôm nay chúng ta đã làm ngược lại với điều cha ông đã dạy. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm lí tưởng soi đường, lấy học thuyết đấu tranh giai cấp làm phương châm hành động, Quan san muôn dặm một nhà – Bốn phương vô sản đều là anh em! Chúng ta đã đưa giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc! Người cùng dòng giống Lạc Hồng, rất mực yêu nước thương nòi, nhờ làm ăn lương thiện và hiệu quả mà có chút của ăn của để liền bị qui là giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng, trở thành kẻ thù của nhà nước công nông, bị xử lí tàn bạo! Nhưng năm 1958, khi nhà nước công nông Trung Hoa tuyên bố vùng biển của họ bao trùm cả quần đảo Hòang Sa, quần đảo Trường Sa của tổ tiên ta, với tinh thần quốc tế vô sản, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền có công hàm ủng hộ tuyên bố tham lam, bành trướng của nhà nước công nông phương Bắc!
Đưa giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc làm cho ý thức dân tộc phai nhạt đi, làm dân tộc yếu đi! Dân tộc yếu đi thì tham vọng bành trướng sẽ lấn tới với đủ mưu chước, thủ đọan, phương thức lấn đất, lấn cõi. Miền Bắc nước ta vừa được giải phóng khỏi quân Pháp xâm lược, nước lớn phương Bắc liền xốt xắng ra tay hào hiệp nhận giúp Việt Nam khôi phục đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội. Khi đó ở miền Bắc nước ta chỉ có nhà máy điện, nhà máy nước còn có thể cố ì ạch họat động, còn các nhà máy khác đều tanh bành, chưa thể khôi phục. Cả miền Bắc thất nghiệp! Lại thêm lực lượng lao động hùng hậu là cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết! Lực lượng lao động dư thừa nhưng với lòng tin tưởng và trân trọng tình cảm quốc tế vô sản, chúng ta đã mở rộng cửa ải phía Bắc đón hàng trăm công nhân đường sắt Trung Hoa vào Lạng Sơn làm công việc cơ bắp đơn giản là san nền đường, rải đá, đặt đường ray và những công nhân đường sắt Trung Hoa đã đưa chỗ nối ray của tuyến đường sắt liên vận Việt – Trung vào sâu lãnh thổ nước ta hơn ba trăm mét! Để rồi sau này họ lí sự là luật pháp không cho phép đường sắt nước này lại đặt trên lãnh thổ nước khác, vì thế chỗ nối ray chính là chỗ phân chia biên giới quốc gia!
Qua những vụ vịệc đất đai ở biên cương phía bắc, có thể dễ dàng nhận ra bài bản cướp đất của phương Bắc là: Lặng lẽ chiếm đất ở từng điểm nhỏ lẻ, rải rác, coi như đó chỉ là những vụ việc cục bộ, địa phương, nhà nước trung ương không hay biết! Nhà nước trung ương cứ cao giọng nói hữu hảo, cứ ban phát lời vàng hữu nghị nhưng cục bộ cứ lấn đất, chiếm đất, lặng lẽ mà chiếm, không gây ồn ào thành sự kiện quốc gia là được! Cả hệ thống truyền thông khổng lồ của ta cũng làm ngơ đồng lõa! Mấy con thú của công viên giải trí Đại Nam ở tỉnh lẻ Bình Dương xổng chuồng thì nhiều tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh có bài, ảnh đưa tin nhiều ngày, dõi theo từng dấu chân bầy thú vượt ngục! Nhưng ngày 29. 2. 1976 hàng ngàn quân phương Bắc mặc đồ dân sự tràn qua biên giới vào đất ta giăng thành hàng rào ở thác Bản Giốc, Cao Bằng, che chắn cho tốp thợ đổ bê tông cột mốc, chia cắt thác Bản Giốc làm đôi, chiếm nửa thác của ta thì không có tờ báo nào đưa tin! Không có tờ báo nào đưa tin ngày 4.3.1992, đòan người từ phương Bắc mang súng ống gậy gộc ầm ầm kéo đến bản Sẻo Lũng, mỏm cực bắc của nước ta thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang! Họ đốt phá nhà cửa dân ta rồi tuyên bố đất Sẻo Lũng là lãnh thổ Trung Hoa! Các báo không đưa tin vì không biết sự việc hay không được phép đưa tin? Phương Bắc gây sự lấn đất là việc thường ngày ở biên giới, tai mắt của các báo không thể không biết! Báo chí ở trung ương đã im lặng, báo chí của các tỉnh biên giới cũng lặng thinh thì lạ quá! Kẻ cướp xông vào tận nhà cướp bóc mà không bị chủ nhà hô hóan tố cáo thì kẻ cướp cứ làm tới, chiếm hết điểm cao này đến sườn núi khác! Nhiều thế đất có giá trị chiến lược về quân sự và kinh tế chiếm được rồi, lúc đó họ mới hối thúc ta đàm phán kí kết hiệp ước biên giới để hợp pháp hóa những mảnh đất hiểm yếu đã chiếm được! Năm 1885, được người Pháp cắt nhượng cho một rẻo đất Việt Nam ở biên giới phía Bắc thì năm 1887 có ngay hiệp ước biên giới Việt – Trung kí giữa nhà Thanh và chính quyền Pháp để phần đất Việt Nam bị cắt nhượng đó chính thức trở thành đất đai Trung Hoa!
Bài bản lấn đất này đã diễn ra từ trong xa thẳm lịch sử nên vua sáng Lê Thánh Tông phải nhắc nhở bề tôi “kiên quyết tranh biện”! Tranh biện trong đàm phán với phương Bắc để giữ được đất đai thiêng liêng là vô cùng quan trọng. Chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ điều này hay vì lẽ gì chúng ta không thể tranh biện? Phương Bắc biết rằng mảnh đất của ta bị họ chiếm sẽ là trở ngại khó vượt qua trong đàm phán về hiệp ước biên giới nên họ lại định ra cả thời hạn phải hòan thành đàm phán, thời hạn phải hòan thành cắm mốc và ta cứ răm rắp thực hiện!
Tranh biện để giữ lấy đất đai tổ tiên là trí lự kẻ sĩ, là khí phách dân tộc. Ôi chao, ý thức dân tộc đã làm nên nền văn minh sông Hồng, đã làm nên nền văn hóa Lạc Việt, khí phách dân tộc đã làm nên những chiến công hiển hách chống ngọai xâm Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ đâu rồi? Trí lự kẻ sĩ Đại Việt đâu rồi? Trong lịch sử, triều đại nào cũng phải đưa những kẻ sĩ, những lõi sáng dân tộc, những tinh hoa Đại Việt như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực . . . ra tranh biện với phương Bắc.
Ngày nay người đi đàm phán đã có chủ trương, chỉ đạo của đảng, như quan tòa ngồi xử các vụ án có liên quan ít nhiều đến chính trị đều có sẵn bản án bỏ túi, cứ theo bản án đã có trong túi mà xử! Người đi đàm phán chỉ cần có hàm quan chức cấp bộ và có cấp ủy đảng tương đương, ủy viên ban cán sự đảng cấp bộ là ổn! Kết quả đàm phán đã có từ trước đàm phán rồi, đâu cần kẻ sĩ, đâu cần tranh biện! Vâng, kết quả đàm phán đã có từ trước đàm phán rồi, điều này đã được tuyên bố chung Vịêt – Trung nhân chuyến đi Trung Hoa của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tháng năm, năm 2008, tiết lộ: “Hai nước sẽ thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo . . . Việc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa hai nước, hai bên phải tôn trọng những kí kết của lãnh đạo đã thỏa thuận trong quá khứ”! Viết “hai bên phải tôn trọng những kí kết . . .” cho có vẻ bình đẳng thôi! Chỉ có Trung Hoa lấn đất của ta, ta đâu dám động đến đất đai Trung Hoa! Trong đàm phán, ta không chấp nhận sự lấn chiếm đó nên mới có đôi co, tranh chấp! Chỉ có Việt Nam tranh chấp đòi lại đất mà thôi! Vì thế nội dung thực sự của lời tuyên bố chung là: “Việc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa hai nước, Việt Nam phải tôn trọng những kí kết của lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận trong quá khứ”! Lãnh đạo đã thỏa thuận rồi thì người đàm phán còn tranh biện gì nữa!
Ông thứ trưởng bộ Ngọai giao Lê Công Phụng rồi đến ông thứ trưởng Vũ Dũng kế nhiệm làm trưởntg đòan Việt Nam đàm phán về hiệp ước biên giới với Trung Hoa, khi trả lời phỏng vấn của báo chí trong nước và ngòai nước đều nói rằng không có chuyện mất đất! Nhưng thực tế đất đã mất, biển đã mất rồi! Dư luận hỏi, hai ông không thể nói rằng đúng, chúng ta đã phải kí kết hiệp ước để mất đất, mất biển nên hai ông phải nói thế cho qua chuyện mà thôi! Còn người dân ở biên giới và những người Việt Nam nhìn thấy rõ sự việc mất đất thì nói khác!
Tiếp đòan nhà văn Việt Nam lên biên giới Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Nương, ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh ủy Cao Bằng, nói: Đường biên phân chia lại, có chỗ đất bên bạn thuộc về ta, có chỗ đất bên ta thuộc về bạn, nhưng bên ta thuộc về bạn nhiều hơn! (Đỗ Hòang. Cực Bắc bao nỗi lo toan. Tạp chí Nhà Văn, hội Nhà Văn Việt Nam, số 1.2008, trang 55).
Đó là cái nhìn khái quát của người lãnh đạo. Còn mắt người dân thì thấy cụ thể hơn. Nhà văn Đỗ Hòang, tác giả bài bút kí Cực Bắc bao nỗi lo toan vừa dẫn ra ở trên, kể: Tôi đến thác Bản Giốc gặp cụ Nông Văn Thà làm ruộng bên thác kể rằng: Hồi còn nhỏ, nhà cụ dựng ở bên kia thác Bản Giốc, cụ theo bố vào sâu cách thác 12 km để làm rẫy (Bài đã dẫn, trang 54) Nhà văn Đỗ Hòang viết tiếp: “Bây giờ phân giới, phần thác đã nằm phía bên bạn hơn phần nửa! Các cột mốc phải cắm đi cắm lại nhiều lần” (Bài đã dẫn, trang 58) Vẫn bài bút kí Cực Bắc bao nỗi lo toan, nhà văn Đỗ Hòang viết về đường biên giới ở Lạng Sơn: “Riêng tôi chứng kiến là năm 1973, khi tôi lên Lạng Sơn nhìn thấy Mục Nam Quan là của bộ đội mình đứng gác. Nhưng tháng 5 năm 2006 vừa qua, tôi cùng đòan nhà văn Việt Nam ở Trung Quốc về qua cửa khẩu Lạng Sơn thì thấy cổng Hữu Nghị Quan và nhiều ngôi nhà xây từ thời Pháp đã ở trên đất bạn . . . Đường biên lùi sâu vào đất ta đến năm sáu trăm mét! Đấy là điều không phải chỉ tôi mà nhiều người nữa cũng rất day dứt, băn khoăn, mặc dù tôi chỉ là một thường dân và tự hỏi: Mình như gái góa lo việc triều đình! Nhưng cổ nhân đã dạy: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, nhà nước thịnh suy, một dân thường cũng phải có trách nhiệm lo lắng, bảo vệ. Việc này luôn bức xúc và canh cánh trong lòng tôi!” (trang 55)
Là bộ đội Nam tiến, tập kết ra Bắc, là chiến sĩ biên phòng ngay từ khi thành lập lực lượng này, rồi trở thành sĩ quan tuyên huấn, anh sĩ quan tuyên huấn bộ đội biên phòng Lương Sĩ Cầm đã nhiều lần đến cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, sau này trở thành nhà văn, đại tá bộ đội biên phòng, trong bài viết về cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, nhà văn, đại tá Lương Sĩ Cầm, viết: Năm 1955, lấy cớ giúp Việt nam khôi phục đường xe lửa, bọn bành trướng đã cho đặt điểm nối ray vào sâu đất Việt Nam 326 mét, đến năm 1974, nghĩa là ngót hai mươi năm sau, chúng trắng trợn tuyên bố điểm nối ray ở đâu là đường biên giới chạy qua đó, hòng cướp của ta một dải đất ăn sâu đến tận chân đồn Hữu Nghị Quan!
Sự thật cay đắng như vậy đó!
Tháng 1 năm 1974, phương Bắc dùng lực lượng hải quân, không quân hùng mạnh đánh chiếm của chính quyền Sài Gòn tòan bộ quần đảo Hòang Sa trải dài hàng trăm kilomet. Quần đảo Hòang Sa bị mất trắng bằng vũ lực, bằng cuộc xâm lăng trắng trợn chúng ta còn có thể nhờ luật pháp quốc tế phân xử, đòi lại. Bằng cách này hay cách khác nhất định chúng ta sẽ giành lại được quần đảo Hòang Sa đã thấm đẫm máu ông cha ta, còn lưu giữ hài cốt nhiều thế hệ ông cha ta! Xã hội càng văn minh, con người càng biết tôn trọng luật pháp và đạo lí, con người càng có nhu cầu sống trong luật pháp và đạo lí. Thế hệ chúng ta chưa đòi lại được quần đảo Hòang Sa thì thế hệ con chúng ta, cháu chúng ta sẽ đòi được. Đó là điều chắc chắn. Nhưng một phần thác Bản Giốc ở Cao Bằng, hàng trăm mét chiều sâu đất đai ở Đồng Đăng Lạng Sơn, những điểm cao ở Vị Xuyên, Yên Minh, tỉnh Hà Giang, những điểm cao ở Cao Lộc, Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn bị Trung Hoa chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1988, những mảnh đất gấm vóc thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam đã trở thành đất đai Trung Hoa bởi hiệp ước biên giới do hai bên cùng thỏa thuận kí kết năm 1999 thì làm sao có thể đòi lại được, thưa ông Thủ tướng?
Ở cạnh nhà nước phương Bắc khổng lồ luôn lăm le thôn tính, bành trướng, cha ông ta vẫn đứng vững và bảo tòan được bờ cõi là nhờ văn hóa Lạc Việt và nhờ ý thức dân tộc rất sâu sắc của người dân nước Việt, từ bậc đế vương ngồi trên ngôi báu đến người dân đen nơi xóm vắng.
Nền văn hóa Lạc Việt tuy không chói lọi tỏa sáng khắp thế giới nhưng cũng đủ làm nên sự khác biệt của cốt cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Văn hóa Lạc Việt đã tạo ra điệu hát chèo ở miền Bắc, điệu hát lí ở miền Nam, tạo ra kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ, tạo ra ca dao, dân ca miền Bắc, miền Trung, miền Nam, mỗi miền một nét độc đáo riêng, tạo ra những bản trường ca, những khúc sử thi hùng tráng Tây Nguyên. Văn hóa Lạc Việt đã sản sinh ra trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, sản sinh ra cồng chiêng Tây Nguyên. Tiếng trống đồng, tiếng cồng chiêng luôn âm vang trong không gian sông núi nước Việt. Điệu chèo điệu lí luôn tha thiết trong tâm thức người Việt, tạo nên bản sắc tâm hồn Việt.
Ý thức dân tộc “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” tạo ra truyền thuyết Hùng Vương để mà tự hào, tạo ra truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con để nhắc nhở đoàn kết thương yêu dân tộc. Ý thức dân tộc bao giờ cũng đưa Tổ quốc lên trên hết. “Tổ quốc trên hết!”, “Hi sinh vì Tổ quốc!”, nhờ thế Tổ quốc Việt Nam mới vững vàng tòan vẹn đến hôm nay. Nhưng ngày nay nhà nước ta lại đưa đảng lên trên hết!
Tổ quốc cho ta khái niệm, cho ta ý thức về đất nước, về nhân dân, về dân tộc. Đảng cho ta khái niệm về một giai cấp, một học thuyết, một lực lượng xã hội. Đạo lí dân tộc và chữ nghĩa thánh hiền đều dạy con dân nước Việt là Trung với Nước, Hiếu với Dân. Đưa Tổ quốc lên trên hết nên ngày mới giành được độc lập sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở những nơi công quyền đều có bàn thờ Tổ quốc với hàng chữ trang trọng, thiêng liêng “Tổ quốc trên hết”. Đưa Tổ quốc, đưa đất nước lên trên hết nên phong tục từ ngàn đời của người Việt là mùa xuân về, nơi nơi mở hội mừng đất nước thái bình, thịnh vượng, mùa xuân về, người người đi lễ Trời, Phật cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngày nay nhà nước dạy con dân nước Việt là Trung với Đảng, Hiếu với Dân, mùa xuân về thì Mừng đảng, Mừng xuân! Dù đảng có công lao lớn với dân tộc trong giai đọan lịch sử vừa qua nhưng không thể đưa đảng lên trên Tổ quốc, trên dân tộc, không thể lấy khái niệm đảng thay khái niệm Tổ quốc, thay khái niệm dân tộc! Trung với Đảng, Hiếu với Dân thay cho Trung với Nước, Hiếu với Dân, Mừng Đảng, mừng Xuân thay cho Mừng Xuân, mừng Đất nước là sự thiếu khiêm tốn, thiếu lễ nghĩa, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, là đặt đảng không đúng vị trí của đảng, là lấn át, hạ thấp Tổ quốc, hạ thấp đất nước, hạ thấp dân tộc! Trong khái niệm, trong ngôn từ chỉ có đảng! Khái niệm Tổ quốc bị gạt bỏ, mất hút thì ý thức dân tộc cũng phai nhạt, chìm khuất!
Ý thức dân tộc bị coi nhẹ đến đau lòng còn biểu hiện ra trong việc làm, trong hành xử của nhà nước với dân! Thanh niên, sinh viên, học sinh tập hợp trước sứ quán Trung Hoa, ôn hòa phản đối Trung Hoa sát nhập quần đảo Hòang Sa, quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Trung Hoa. Đó là nền văn minh Lạc Việt lên tiếng, là ý thức dân tộc Việt Nam lên tiếng! Nhà nước dùng công cụ bạo lực trấn áp tiếng nói chính đáng của nền văn minh Lạc Việt, trấn áp ý thức dân tộc chính đáng của nhân dân, tài sản vô giá làm nên sự trường tồn của non nước Việt Nam, đó là một cư xử thiếu văn minh với nền văn minh Lạc Việt, là chối bỏ ý thức dân tộc của nhân dân!
Tham vọng bành trướng của phương Bắc phải chững lại trước ý thức dân tộc rất sâu sắc, rất mạnh mẽ của vua tôi nước Việt. Ý thức dân tộc vơi hụt đi, lập tức phương Bắc sẽ lấn tới! Ở nơi núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển thì họ sẽ lấn núi, lấn sông, lấn biển. Tài nguyên ở sâu trong lãnh thổ ta, họ không lấn chiếm được thì họ sẽ đưa người đến tận nơi, khai quật tài nguyên trong đất đai ta đưa về nước họ phát triển kinh tế của họ! Hàng trăm công dân phương Bắc mới đến Tây Nguyên hôm qua rồi hàng ngàn người sẽ đến nay mai là để làm điều đó!
Lạ quá, qui họach khai thác bô xít ở Tây Nguyên mới được Chính phủ phê duyệt, luận chứng kinh tế kĩ thuật đang sọan thảo, các nhà khoa học còn đang tranh luận nên hay không nên khai thác bô xít ở Tây Nguyên, thế mà công dân Trung Hoa, người cầm bản đồ, người mang cưa máy, người cuốc, người xẻng đã xục xạo ở Tây Nguyên! Dư luận người dân Việt Nam đang lo ngại, đang xôn xao bàn tán về tính hiệu quả, về thảm họa môi trường khi khai thác bô xít Tây Nguyên và càng lo ngại hơn khi hàng ngàn trai tráng Trung Hoa sẽ có mặt đông đảo, trùng trùng đội ngũ ở Tây Nguyên, trung tâm bán đảo Đông Dương, khi đó ông Thủ tướng mới tuyên bố rằng khai thác bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng và nhà nước! Chủ trương lớn của đảng và nhà nước mà Quốc hội của dân chưa được bàn định thì người Trung Hoa đã xắn tay áo thực hiện chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta rồi! Điều này làm cho người dân phải đặt câu hỏi: Chủ trương lớn khai thác bô xít Tây Nguyên có thực sự vì đất nước Việt Nam, có thực sự vì nhân dân Việt Nam. Tôi lại nhớ đến câu văn trong tuyên bố chung Việt – Trung mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã kí với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào tháng 5 năm 2008 ở Bắc Kinh: Hai nước sẽ thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo . . . Việc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa hai nước hai bên phải tôn trọng những kí kết của lãnh đạo đã thỏa thuận trong quá khứ!
Việt Nam mới có vài xưởng cơ khí nhỏ bé sửa chữa những hư hỏng nhẹ của máy bay. Những xưởng sửa chữa máy bay đó như những tiệm sửa xe máy vỉa hè của ngành mô tô mà thôi! Việt Nam chưa có công nghiệp hàng không, lại càng không mơ đến công nghiệp vũ trụ! Vì thế, Việt Nam không có nhu cầu lớn và bức thiết về nhôm.
Nhu cầu lớn và bức thiết về nhôm là Trung Hoa! Với tham vọng bành trướng, Trung Hoa đang khao khát trở thành cường quốc quân sự và cường quốc vũ trụ. Muốn trở thành cường quốc quân sự phải có số lượng lớn vũ khí chiến lược tầm xa hiện đại nhất. Công nghiệp vũ trụ luôn gắn liền với công nghiệp hàng không. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hàng không và vũ khí chiến lược tầm xa cần rất nhiều nhôm. Hiện nay Trung Hoa là nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới. Trung Hoa cũng có nhiều mỏ bô xít nhưng trữ lượng nhỏ. Trữ lượng bô xít của Trung Hoa chỉ bằng 2% trữ lượng tòan cầu. Đang hối hả khai thác bô xít trong nước thì Trung Hoa phải dừng lại! Có mỏ bô xít Trung Hoa đã đầu tư tới gần hai tỉ đô la vừa đưa vào khai thác cũng phải đóng cửa vì thảm họa môi trường! Ngòai lượng bùn đỏ, red mud, ngập ngụa làm tan hoang môi trường tự nhiên, giết chết màu xanh, sa mạc hóa một vùng rộng lớn, khai thác bô xít còn phải sử dụng nhiều hóa chất độc hại như sulfur dioxide. Vùng khai thác bô xit sa mạc đỏ xuất hiện, khí hậu nóng lên, bệnh lạ và bệnh hiểm phát triển, cây trồng, vật nuôi không sống nổi! Trước tình cảnh đó, Trung Hoa phải đưa ra chính sách: Xuất khẩu thảm họa môi trường và nhập khẩu nhôm thô, alumina, nguyên liệu về luyện thành nhôm kim lọai, alminium, để thỏa mãn tham vọng phát triển công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hàng không và công nghiệp sản xuất vũ khí chiến lược tầm xa.
Cả lục địa đen châu Phi đã trở thành bãi khai mỏ của Trung Hoa, cung cấp nguyên liệu thiết yếu cho cả nền công nghiệp nhiều tham vọng của Trung Hoa. Trung Hoa ồ ạt đưa người đến châu Phi khai mỏ dầu ở Sudan, Nigéria, Angola, khai mỏ đồng ở Zambia, Congo, khai mỏ sắt ở Libéria và khai mỏ bô xít ở Guinea. Có một điều rất đáng chú ý là, những nước châu Phi cho Trung Hoa đến rút ruột tài nguyên phần lớn là những nước độc tài, tham nhũng và các tổ chức quốc tế đã lên án mạnh mẽ Trung Hoa chỉ cốt khai thác thật nhanh, thật nhiều tài nguyên của các nước mà không hề quan tâm đến môi trường, sinh thái nơi khai thác, sẽ để lại hậu quả bi thảm cho môi trường sống ở những nơi đó!
Trữ lượng bô xít ở Guinea không lớn lại quá xa xôi với Trung Hoa. Phải vận chuyển lượng lớn nhôm thô, alumina, đi chặng đường gần hai mươi ngàn cây số bịển dữ, vừa quá tốn kém, vừa nhiều bất trắc, trở ngại! Trong khi bô xít ở Tây Nguyên Việt Nam có trữ lượng khá lớn lại kề cận với Trung Hoa. Thế là người Trung Hoa mau mắn đặt chân lên mảnh đất bô xít có màu tím lịm như miếng tiết gà ở Tây Nguyên nước ta! Và chúng ta cũng chấp nhận để Tây Nguyên nước ta trở thành bãi khai mỏ của người Trung Hoa với những hậu quả bi thảm cho môi trường Tây Nguyên sao?
Khai thác bô xít Tây Nguyên, các nhà khoa học đã nói về hiệu quả kinh tế không lớn, không đáng với những thiệt hại quá lớn về môi trường. Các nhà khoa học đã nói về những bất cập: Khai thác bô xít cần quá nhiều nước mà hằng năm Tây Nguyên đều có hơn nửa năm khát nước; Khai thác bô xít cần quá nhiều điện mà nước ta đang thiếu điện. Các nhà khoa học đã nói về hiểm họa: Khai thác bô xít thải ra khối bùn đỏ khổng lồ đặt chênh vênh trên nóc nhà ba nước Đông Dương.
Khoan nói đến thảm họa bùn đỏ, chỉ cần nhớ lại mấy trận lũ quét gần đây. Từ nguồn ra biển của các con sông miền Trung đều rất ngắn, độ dốc rất cao, rừng cây có vai trò rất lớn trong việc giữ nước làm gỉam lượng nước của các con lũ. Chỉ mấy tên cướp rừng chặt trộm mấy cánh rừng ở Gia Lai, ở Lâm Đồng, ở Đắc Nông mà suốt nhiều năm liền, cả dải đất miền Trung liên tiếp bị lũ quét, mỗi năm quét đi hàng chục mạng người, quét đi đất màu, nhà cửa, hoa màu hàng trăm ngàn hecta! Khai thác bô xít Tây Nguyên, diện tích rừng bị phá còn lớn gấp trăm, ngàn lần diện tích rừng bị mấy tên cướp rừng tàn phá thì thảm họa sẽ còn lớn đến mức nào?
Không gian văn hóa Tây Nguyên đang bị thu hẹp nghiêm trọng. Nhiều năm qua, dòng người di dân tự do từ miền Bắc, từ đồng bằng miền Trung ồ ạt đổ bộ lên Tây Nguyên. Không gian văn hóa làng rừng Tây Nguyên đã bị thu hẹp rất lớn trước sự mở rộng của không gian văn hóa làng vườn của người Việt đồng bằng. Những sự biến nổ ra vừa qua ở Tây Nguyên chính là những phản ứng văn hóa, xung đột văn hóa. Nay hàng ngàn trai tráng Trung Hoa đến quần thảo, đào xới đất rừng Tây Nguyên. Họ không chỉ mang văn hóa Đại Hán “bình thiên hạ” mà họ còn mang cả thứ văn hóa của hàng hóa Trung Hoa, hàng hóa tiêu dùng hào nhóang, rẻ tiền và rất có ý thức chinh phục, chiếm lĩnh thị trường sẽ đổ vào Tây Nguyên! Biến Tây Nguyên thành một công trường không còn rừng cây, chỉ có ngổn ngang bùn đất, họ cũng biến Tây Nguyên thành cái chợ Trung Hoa! Rừng cây đại ngàn Tây Nguyên là cội nguồn văn hóa làng rừng đầy bản sắc Tây Nguyên. Rừng cây đại ngàn Tây Nguyên bị đào tận gốc, trốc tận rễ thì văn hóa làng rừng Tây Nguyên cũng bị đào tận gốc, trốc tận rễ!
Khai thác bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng và nhà nước. Nhưng khai thác bô xít Tây Nguyên cũng đặt ra những vấn đề rất lớn về độc lập dân tộc, về mục đích và hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nước, về môi trường sống và không gian văn hóa của đất nước.
Tòan vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tài nguyên và môi trường đất nước, tài sản văn hóa của dân tộc, vì những vấn đề lớn và nghiêm trọng đó, tôi mạo muội bộc lộ nỗi lo lắng của một con dân nước Việt, mong được Thủ tướng lưu tâm.
Trân trọng cảm ơn Thủ tướng

Kính thư

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Nhà văn
A. 94 Phạm Văn Bạch, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
T. 091 8483 823

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009

Không có tựa (không phải “vô đề” đâu nhá)

Ngày còn học phổ thông, đọc được ở đâu đó mấy câu thơ về người phụ nữ, hình như là của Puskin (nếu trí nhớ không phản bội tôi như nhiều lần nó đã phản bội thì đúng là của ổng):
Ta ca người phụ nữ, những bà mẹ hiền từ
Cả thế giới nương nhờ, dưới đôi bầu vú sữa
Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu đương cảnh những sầu
Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu
Hay quá! Tuyệt… phải không?... Còn gì đúng hơn.
Rồi thời kỳ ở lính, nghe một thằng bạn “bố láo” nhất khẩu đội. thực ra nó còn nhất cả đại đội nữa cơ (sinh viên khoa dịa, về sau nó chết mất) đọc cho nghe mấy câu:
Con gái
Là phép nhân của nhân loại
Là phép chia của trái tim
Là phép trừ của túi tiền
Là phép cộng của sự rắc rối
Là phép luỹ thừa của sự ghen tuông
Là phép khai căn của lòng chung thuỷ…
Thì mình cũng thấy thích và hình như thấy cũng… đúng. Lạ nhỉ? Hình như cùng một đối tượg mà, sao lại sự đánh giá lại khác nhau đến thế. Hay là “phụ nữ” khác, “con gái khác…
Chết tôi rồi, đem thơ của thi hào cặp đôi với mấy câu ba trợn của một thằng cha căng chú kiết nào đó, lại đúng vào lúc sắp tới ngày 8 tháng 3 thì thử hỏi còn ai láo toét hơn tôi nữa không? Ai có xem thì làm ơn đừng cho vợ tôi biết nha!
Ngày 6 tháng 3 năm 2009
Dương sinh

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2009

VÀO HANG CỌP

Bài này được rút ra từ tập "Đội quân tóc dài cầm súng".


Khoảng đầu tháng mười một âm lịch năm sáu bảy (1967), sau trận đánh bót “lò heo” không thành, tôi (Nguyễn Thị Hà) và chị Chí Tâm được tỉnh đội điều về hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thị đội Bến Tre.
Tuy hơi bất ngờ và thú thật cũng hơi buồn vì phải xa chị em đồng đội, về môi trường mới lạ nước lạ cái, lại chưa biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì… nhưng rồi hai đứa cũng vui vẻ nhận nhiệm vụ.
Thị đội đưa chúng tôi về ở nhà anh Năm Tây Sơn, lúc này là bí thư xã Mỹ An (bây giờ thuộc Mỹ Thạnh An). Nhà anh Năm nếu tôi nhớ không nhầm thì ở gần khúc quẹo đoạn sắp lên cầu Bến Tre hai bây giờ. Anh là người rất đẹp trai và hào hoa, đến nỗi lần đầu tiên nhìn thấy dáng người cao lớn như Tây, nước da tráng min như da con gái của anh, cả hai đứa tôi (lúc ấy còn trẻ lăm) đều ngầm trầm trồ với nhau. Có điều, suốt thời gian chúng tôi ở đó anh chỉ về nhà được có vài lần mà cũng là rất bí mật.Ở nhà với chúng tôi có bà mẹ ảnh làm nghề tráng bánh tráng và đứa em gái học đệ tứ, đệ ngũ gì đó bên thị xã.
Chừng hơn nửa tháng sau, không thấy được giao nhiệm vụ gì chúng tôi đã bắt đầu sốt ruột vì công việc hàng ngày chỉ là phụ tráng bánh với bà già anh Tây Sơn, rảnh nữa thì ra vườn lượm ba cây củi dừa về chụm. Có lần gặp anh Ba Xuân, Thị đội trưởng Bến Tre lúc bấy giờ, chị Chí Tâm có hỏi thì anh nửa úp nửa mở:
- Cứ yên chí đi, rồi các cô sẻ được nhận nhiệm vụ, mà là nhiệm vụ khó khăn đó, gần rồi.
Thực ra thì trong những ngày gần đây, chúng tôi cũng đã có linh cảm về một điều gì đó lớn lắm sắp xảy ra khi thấy những đợt chỉnh huấn chỉnh quân, những đợt học tập chính trị từ đầu mùa khô tới giờ.. Nhưng cụ thể đó là điều gì thì không đứa nào đoán ra. Cuối tháng Mười Một, cách lần chị Chí Tâm gặp anh Bảy Xuân chừng một tuần, chúng tôi được anh gọi về cơ quan Thị đội và cũng chính ảnh là người trực tiếp giao nhiệm vụ cho chúng tôi (về sau tôi mới biết anh nằm trong ban chỉ huy thống nhất của tỉnh ở chiến dịch Mậu Thân). Sau khi giao nhiệm vụ, có những hướng dẫn rất cụ thể và kỹ lưỡng, anh nói thêm:
- Nhiệm vụ của các em lần này chẳng khác gì vào hang cọp để tìm và nắm vững hoạt động của chúng, rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn nguy hioểm…
Nhìn nét mặt đang háo hức của chúng tôi khi được nghe về mục đích của chiến dịch, anh cười cười:
- Nhưng nhớ là đừng để cọp bắt mất đó…
Câu nói đùa của anh không ngờ lại như là một định mệnh với hai đứa chúng tôi.
Sau khi nhận nhiệm vụ, hàng ngày cả hai đứa trong vai những thiếu nữ ở quê đi chợ thị xa (lúc này tụi tôi mới hăm mốt hăm hai tuổi, mặc dù là bộ đội nhưng vẫn mang nhiều néy tươi trẻ và hồn nhiên lắm). Khi thì gánh một gánh bánh tráng (do nhà làm) đi bán dạo, khi thì mang giỏ đi chợ cùng mấy bà mấy chị trong ấp… dể tới lui những khu vực cần trinh sát. Cũng có khi chúng tôi đi cùng đứa em gái út của anh Năm (lâu ngày quá tôi quên mất tên em), nó sang đi học bên thị xã. Dọc đường đi cô bé thường nói cho chúng tôi nghe về địa hình, về đường đi lối lại cũng như quy luật hoạt động của tụi cảnh sát ở khu vực mà chúng tôi cần điều tra trinh sát. Con nhỏ thật thông minh và tinh ý, không biết nó để ý từ bao giờ mà về sau tụi tôi nghiệm ra những điều nó nói đều đúng cả.
Nhiệm vụ cụ thể của chúng tôi trong giai đoạn này là trinh sát và vẽ bản đồ các mục tiêu: Toà án, cư xá Mỹ, dinh tỉnh trưởng, bãi quân xa và trung tâm thẩm vấn điều tra của địch. Đồng thời nắm chắc quy luật hoạt động của các sắc lính, kể cả cảnh sát tụi nó ở khu vực này. Cũng cần nói thêm là hầu như các mục tiêu cần quan sát đều nằm thành một đường thẳng, dọc theo đường Hùng Vương, (trừ bãi quân xa nằm ra mé đường Trương Tấn Bửu, sau nhà hàng Hùng Vương bây giờ)nên rất thuận tiện cho việc trinh sát của chúng tôi, vả lại đây là một khu vực hành chánh nên việc đi lại khá tự do. Muốn quan sát kỹ các vị trí này có thể tiếp cận theo hai hướng: hoặc từ đầu cầu cái cối đi dọc theo đường Hùng Vương tới đầu cầu cái cá, Hoặc từ đầu cầu nhà thương theo đường Trương Tấn Bửu (nay là đường Cách Mạng tháng Tám) đến bùng binh trung Tâm. Công việc của chúng tôi vì vậy thực ra là không quá khó. Điều lo lắng nhầt của chúng tôi (và cũng là của cấp trên) là khả năng gặp người quen trong lúc đang làm nhiệm vụ. Ngót bốn năm là gần một ngàn rưởi ngày trong bộ đội Thu Hà, đi hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, với nhiều nhiệm vụ khác nhau, tiếp xúc với đủ hạng người trong xã hội, làm gì không có khả năng bất chợt chúng tôi gặp lại một người quen ngay tại thị xã này… Cũng may gần suốt rhời gian làm nhiệm vụ đã không có điều gì lớn xảy ra, có chăng là một đôi lần tôi nhác thấy từ xa một dáng người có vẻ hơi quen quen (mà cũng có thể là không phải), là topi6 đã vội kéo nón che hay quay mặt đi nơi khác. Nhưng rồi điều lo lắng vẫn cứ đến mà không phải chỉ một lần:
Một buổi sáng, tôi đang đứng trước tiệm vàng Lạc Thành thì thấy K. đang ngồi ăn hủ tiếu ở bên kia đường cùng một đứa con gài và một người đàn ông lạ mặt (K. cũng là bộ đội Thu Hà nhưng đã từ lâu tôi không gặp). Tôi đưa tay vẫy, cô ta chạy sang và tỏ vẻ rất mừng rỡ:
- Mày đi đâu đây?
Lúc này tôi không hề biết chuyện gì về K. cả nhưng vì ý thức bí mật, nên tôi trả lời:
- Tao đi chợ trên này.
Hai đứa nói chuyện được một lúc thì tôi hỏi nó:
- Còn chồng mày anh ấy bây giờ ở đâu?
K. bật khóc mắt đỏ hoe (chồng cô ta ở ban quân báo miền mà khi cô ta nói tôi mới biết ảnh đã hy sinh). Chuyện trò vài câu rồi hai đứa chia tay. Về sau, khi biết được lúc vào tù do không giữ được khí tiết, K. đã khai báo với địch làm cho nhiều cơ sở của ta bị vỡ, bị bắt thì khắp người tôi nổi gai ốc. K. là người biết rất rõ về tôi, nếu cô ta báo cho địch biết về tôi thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.Kết quả trinh sát được chúng tôi thường xuyên báo về cấp trên và nếu tôi nhớ không nghầm thì vào khoảng rằm hay hai mươi gì d0ó của tháng chạp, công việc mới được coi là kết thúc…
*
* *
Rồi đến giờ G…
Lúc này tôi đang ở trong đội hình của đại đội hai thuộc Tiểu đoàn Năm mười saú (516) do anh Phát Huy làm đại đội trưởng, đây là mũi thứ yếu, nằm ngay bên cạnh chỉ huy sở của Ban chỉ huy chiến dịch ở Mỹ Thạnh An…
… Một phát súng lệnh nổ. Pháo của ta từ các hướng hầu như cùng lúc đồng loạt bắn vào thị xã, cả bầu trời bỗng sáng rực lên dưới dưới ánh sáng của những làn đạn pháo. Có lẽ quá bất ngờ nên lúc này phía địch lặng trang, mãi mười lăm phút sau, bốn chiếc tàu sắt đang đậu ở chân cầu cái cối mới rù rù chạy ra giữa sông, có lẽ chúng định án ngữ đường vượt sông của quân ta. Nhưng đơn vị đang nằm sẵn ở bờ sông (có lẽ cũng của Năm mười sáu) đã dùng B40 bắn cháy cả bốn chiếc, làm sáng cả một đoạn sông dài…
Chúng tôi liền xuống xuồng, nhanh chóng vượt sông sang bờ bên kia. Điểm lại quân số thấy chỉ có hơn một trung đội qua được sông (không kể trung đội đặc công thuỷ của anh Hoàng Lam đã qua sông bằng cách lội), cũng không thấy mũi trưởng Phát Huy. Thì ra anh Phát Huy ra lệnh cho bộ đội vượt sông nhưng bản thân thì lại không qua vì thế một số đông các chiến sĩ cũng kẹt lại. Cũng cần nói thêm là trận đánh đêm ấy sở dĩ không phát triển được theo đúng ý đồ của cấp trên định ra ban đầu, một phần là do lực lượng của ta sang sông quá ít, không đủ để chốt giữ các vị trí trọng yếu và đánh dứt điểm các mục tiêu của địch… Lúc này ở các hướng cầu Cá Lóc, Đài phát thanh vàMỹ Hoà Chay tiếng súng đã rộ lên, mỗi lúc một dồn dập, có lẽ bộ binh ta cũng đang đánh vào thị xã từ các hướng dó.
Cùng lúc bộ đội ta từ hướng này đánh vào toà án rồi phát triển sang cư xá Mỹ.Có lẽ lúc này tụi nó hoảng quá đã trốn nên việc đánh chiếm những nơi này hầu như không gặp khó khăn gì. Thực ra như trên đã nói, đây là khu vực hành chính nên chỉ có lực lượng cảnh sát bảo vệ. Hiện tại lực lương này hầu như đã tẽ liệt hoàn toàn, mà lực lượng ứng cứu lại chưa tổ chức được. Tuy nhiên khi đánh sang dinh tỉnh trưởng thì có khác, một mặt do quân số của ta không đủ, một mặt do lực lượng bảo vệ dinh của địch khá mạnh nên ta chỉ có thể chiếm được vùng ngoại vi mà không thể chiếm được hoàn toàn dinh tỉnh trưởng. Cũng cần nói thêm là nếu lúc này ta đủ lực lượng để đánh dứt điểm Dinh tỉnh trưởng thì tình hình có thể đã chuyển biến khác đi nhiều, rất có lợi cho quân ta. Dầu vậy, từ đây bộ đội cũng chia làm hai mũi dù lực lượng rất mỏng (quân số sang ít lại phải chia ra chốt giữ những vị trí vừa chiếm được), trung đội của anh Hoàng Lam đánh vào bãi quân xa, bộ phận còn lại đánh vào Trung tâm thẩm vấn điều tra của tụi nó. (Cũng nói thêm là bãi quân xa và phòng cảnh sát điều tra nằm tựa lưng vào nhau, phòng cảnh sát điều tra ngoảnh ra phía đường Hùng Vương còn bãi quân xa quay ra mé đường Trương Tấn Bửu).
Gần năm giờ sáng, địch mới mở được đợt phản kích đầu tiên. Lúc này quân ta đã chiếm được phòng cảnh sát điều tra ngụy, nhiệm vụ dẫn đường của chúng tôi đến đây coi như đã hoàn thành. Tuy nhiên mé bãi quân xa trận chiến có vẻ đang diễn ra ác liệt: tiếng đại liên, tiếng M16 của địch đan xen vào tiếng AK, tiếng lựu đạn của quân ta vang lên từng hồi dồn dập. Thì ra thero kế hoạch, khi đặc công hủy của anh Hoàng Lam tiếp cận bãi quân xa thì có nội tuyến đón để đưa các anh vào phá hủy toàn bộ quân xa đang ở trong bãi. Nhưng không hiểu sao khi quân ta tiếp cận thì trong các xe đều đầy nhóc lính địch, đành phải triển khai chiến đấu. Trận đánh diễn ra ác liệt và kéo dài, sau nghe nói, chiến sĩ ta hy sinh ở đó cũng nhiều… Từ khu vực Trung tâm điều tra, hai chúng tôi men theo tường rào của trung tâm đi ngược lên một quãng ngắn rồi tạt vào đường Thủ Khoa Huân. Ở đây, đường phố hẹp lại có nhà cửa cây cối hai bên nên có thể hạn chế rất nhiều tác hại của miệng đạn pháo và các loại đạn khác.
Lối hơn bảy giờ sáng, hai đứa tụi tôi đang đứng dưới một gốc me tây khổng lồ ở khoảng giữa đường Thủ Khoa Huân. (Theo kế hoạch, ta đánh sang giải phóng thị xã, rồi đứng chân luôn mà không có phương án rút, nhưng bây giờ kế hoạch bị bể khiến chúng tôi rất lúng túng, chưa biết tính sao).Kúc này địch đang tổ chức một đợt phản kích mới vào bãi quân xa, từ hướng cầu nhà thương tụi nó kéo xuống rất đông… Tôi vhợt thấy một toán lính chừng hơn tiểu đội đi vào đường Thủ Khoa Huân, thẳng về phía chúng tôi. Khi tôi chỉ cho chị Chí Tâm, tôi thấy mặt chị biến sắc:
- Không chạy kịp nữa đâu, đành phải để chúng bắt rồi mình tính sau thôi.
Vừa thấy chúng tôi ló ra từ sau gốc cây, thằng trung sĩ (có lẽ là chỉ huy toán quân nhỏ này) đã quát:
- Các cô đi đâu mà ở đây vào giờ này?
Tôi nói:
- Tụi tôi là dân bên Mỹ An, tối qua sang thị xã chơi rồi kẹt lại bên này!
Nó chửi:
- Bộ đội chư dân thường cái mụ nội tôi!...
Chị Chí Tâm giả bộ đanh đá:
- Oâng đừng nói bậy nha!... Cũng tại các ông không à, tối qua bắt người ta đưa sang làm kẹt lại đây…
Không ngờ sự “đanh đá” của chị Chí Tâm lại làm thằng trung sĩ dịu đi, nhưng rồi nó hỏi như một cái máy:
- Vậy các cô tên gì, làm gì. Ơû đâu…?
Chị Chí Tâm khai:
Hai đứa tụi tôi là chị em ruột, tôi tên Hù nhỏ này tên Hà. Cha mẹ chết cả phải lên Sài Gòn làm công cho người ta, mấy hôm trước về nhà bà ngoại bên Mỹ An chơi. Tối qua có mấy ông lính sang chơi, khuya mấy ổng bảo đưa về. Tụi tôi đưa mấy ổng sang bên này, ai ngờ đụng trận kẹt lại, sợ quá nên phải trốn dưới mấy gốc cây này.
Có lẽ thằng trung sĩ cũng có phần tin vì nhìn hai đứa tôi lúc này khá giống hai chị em: cùng tác người cùng, áo xanh đọt chuối, quần đen… nên nó chỉ hơi gằn giọng:
- Đi!
Thế là hai đứa tôi bị bắt. Cả ngày hôm đó tụi lính đi đâu đều giải tụi tôi đi theo, được cái cũng không có đánh đập chửi bới gì.Cho đến tối thì bị tống vào khám lá… Suốt dọc đường lẽo đẽo theo tụi nó, tôi và chị Chí Tâm luôn động viên nhau, bàn bạc để thống nhất lời khai, phòng sau nảy khi vào tù tụi nó còn xét hỏi nữa. Quan trọng nhất là hai đứa đều quyết tâm nếu có dịp là trốn tù…
Trong khám Lá tụi tôi gặp rất nhiều người quen, phần lớn đều là người mình như chị Bảy Mai Phương, chị Kim Chi… chỉ riêng xã tôi cũng đã có đến ba bốn như cô Tư Nhiên, chị Rảnh, chị Chằm… Gặp nhau trong tù mừng lắm, nhưng phải làm mặt lạvì sợ tụi nó gài người chỉ điểm. Lúc mới vào khám tụi nó cũng có đưa hai đứa tôi lên xét hỏi vài lần, nhưng tụi tôi chỉ trả lời theo những câu đã thống nhất với nhau từ trước. Về sau chúng không gọi nữa, không chịu thả tụi tôi ra, nhưng cũng không đưa ra xét xử…
Ở khám Lá được chừng hơn một tháng thì hai đứa tôi được chúng đưa ra ngoài lao động cùng nhiều chị em khác. Số là lúc này tụi nó đang cần nhiều người đào đắp để củng cố thêm hệ thống phòng ngự ở khu vực sân bay Tân Thành, nhưng không dám đưa tù nam giới ra làm vì sợ tù trốn nên mới phải đưa tù phụ nữ đi làm những côntg việc nặng nhọc này. Hàng ngày thường có mấy chiếc GMC đến đón và chở tù tới nơi làm việc, chiều lại chở về khám trả. Hai chị em bàn nhau, thống nhất cho rằng đây là một cơ hội tốt để trốn tù, nhưng trốn bằng cách gì thì chưa đứa nào nghĩ ra. Nhưng rồi cơ hội cũng đến. Quan sát trong đám lính coi tù, chúng tôi thấy có hai viên thiếu úy trẻ có vẻ dễ gần. Họ không tỏ ra hách dịch với lính và làm khó làm dễ tù nhân như nhũng viên sĩ quan khác. Được mấy hôm, chúng tôi lân la làm quen. Có lẽ thấy chúng tôi còn trẻ (lúc ấy đứa nào cũng chỉ hăm mốt, hăm hai tuổi), lại vui vẻ hoạt bát nên hai viên sĩ quan cũngnhanh chóng bắt chuyện. Háng ngày, khi tù vừa đến nơi là họ tìm đến trò chuyện tán tỉnh (nói như cáchnói bây giớ là “dê” đó). Tụi tôi cũng kiếm chuyện đưa đẩy, cười cợt với họ (thậm chí cò lúc còn cố ý lả lơi nữa). Cũng nhờ mối quan hệ này mà hầu như hai đứa tôi rất ít phải làm việc. Lâu ngày thành “thân”, nhiều lần tụi tôi ngo82 họ mua giùm cho mấy thứ lặt vặt nhưng cần thiết như dầu gió, kim chỉ, nút áo… họ đều mua giùm đầy đủ.
Rồi một bữa, ở nhà hai chị em đã bàn với nhau, nhất định hôm nay sẽ trốn. Như thường lệ, khi tụi tôi vừa tới nơi là Lâm và Đào (tên hai viên sĩ quan) đã tìm đến. Trò chuyện tào lao một lúc, tôi nói:
- Tụi em ở trong khám lá lâu ngày cuồng cẳng quá, vả lại trong tù nhiều chị em bị đánh đập rất đau mà klhông có thuốc men gì để thoa bóp cho đỡ. Hai anh cho tụi em đi chợ chừng một tiếng đồng hồ rồi về làm, có được không?
Thấy hai viên sĩ quan còn tỏ vẻ ngần ngại, chị Chí Tâm liền nắm tay Đào, lắc lắc:
- Đi đi mà, hai anh cho tụi em đi đi. À! Hay hai anh đi cùng tụi em cho vui. Từ ngày quen nhau mình đã có dịp nào chuyện trò thoải mái một chút đâu, phải không?
Đang nói thì chị Len (người Hương Mỹ, tù đã thành án) đang đứng bên cạnh xen vào:
- Em cũng đi nữa! Hai anh cho tụi em đi chùt xíu thôi, có hai anh cùng đi thì đâu có gì mà ngại…
Hai viên sị quan kéo tay nhau xích ra một chút, nhỏ to gì với nhau một lúc rồi trở lại, Lâm nói:
- Thôi được rồi, tụi tôi cho hai thằng lính đưa ba cô đi chợ chừng một tiếng đồng hồ, nớ là phải về trước giờ nghỉ trưa đấy. Tiếc quá hôm nay tụi tôi bận công vụ, hẹn các cô hôm khác nha!
(Nghe nói sau vụ tụi tôi trốn, Lâm và Đào bị đánh mỗi người năm mươi cây ma-trắc, rồi bị đổi ra chiến trường, không biết ở vùng nào).
Khỏng chín giờ rưỡi sáng, chiếc GMC chở ba đứa chúng tôi và hai người lính dừng lại ở gần bùng binh trung tâm (chỗ cây xăng đối diện công an tỉnh bât giờ). Chúng tôi vừa bước xuống xe thì bất ngờ tôi thấy Bảy Hổ, một người quen quê ở Bỉnh Đại và cũng rất rành về tôi. Tôi vội quay mặt đi nhưng không kịp, anh ta đã nhìn thấy tôi và bước tới hỏi chuyện. Tôi nói với anh ta những gì tôi đã khai với tụi nó: hiện làm ở Sài Gòn, mấy hôm trước về chơi bên Mỹ An, khuya đó có mấy người lính sang chơi nhờ đưa về bên này rồi mắc kẹt luôn… Tôi còn nhớ sau đó tôi có hỏi anh ta:
- Có điều gì không mà anh hỏi vậy?
Anh ta trả lời rất tự nhiên:
- Đâu có gì, tôi nghĩ là gặp người quen cũ thì hỏi thăm…
- Anh không nghĩ tôi với anh đang là người ở hai chiến tuyến à?...
- Không! Tôi chỉ nghĩ mình là hai người quen gặp nhau thôi…
Rồi anh ta đi. Cũng may là hôm đó chúng tôi trốn luôn. Có điều sau này tôi cứ nhớ mãi những câu trả lời của Bảy Hổ và cứ phân vân mãi, không biết anh ta là người thế nào?
Ra đường chúng tôi cố ý để người lính đi trước ( một người có nhiệm vụ ở lại trrông xe), kế đến là chị Len rồi tói hai đứa chúng tôi. Đến đầu cầu Cái Cối, bắt qua đường bờ sông để vào chợ thì hai chị em bấm tay nhau đi chậm lại. Chợ lúc này rất đông người, nhưng có lẽ người lính không có chút gì nghi ngờ, lại thêm thấy chị Len luôn đi sát bên cạnh nên vẫn yên chí đi trước. Chờ cho họ đi trước được một đỗi, chúng tôi quay lại. Lúc này cả hai đứa vừa mừng vừa lo, mừng vì việc trốn tù có thể coi như đã thành công một bước. Nhưng lo thì nhiều hơn vì cả hai đều không thông thuộc đường thị xã, lại không biết cơ sở nào của ta ở vùng này. Rủi mà tụi nó phát hiện sớm thìu không biết làm sao? Nhưng đây là cơ hội ngàn vang, phải liều thôi, tới đâu hay tới đó… Tới đầu cầu cái cối (ngay sát điểm mà tụi tôi đưa quân qua hồi tết), hai đứa đang lúng túng thì chị Chí Tâm chợt nhín thấy có người câu tôm ở giữa sông, ngay sát chân nhịp cầu gãy. Chị bàn:
- Hay mình nhờ người kia đưa quá giang đi?
Tôi ngần ngại, nhưng rồi thấy không cò cách nào tốt hơn nên cũng đồng ý. Hai đứa đưa tay vẫy, người câu tôm chèo xuồng vào. Đó là một người đàn ông lối năm mươi tuổi, bận đồ đen đội nón lá. Oâng ta không nói một lời nào, cũng không tỏ thái độ gì khi tôi nói:
- Xin bác cho tụi con quá giang sang bên kia sông một chút.
Chúng tôi lên xuồng. Oâng ta quay mũi xuồng, lặng lẽ chèo đưa chúng tôi sang ngay cái bót bên kia đầu cầu. Trên xuồng chúng tôi bàn nhỏ với nhau: nếu tụi nó có hỏi thì nói “tản cư sang thị xã, hết tiền, bây giờ về vườn chặt chuối, chặt dừa sang bán”… Tới bờ, chúng tôi bước lên, xuồng quay mũi ngay, người câu tôm thủy chung vẫn không nói tiếng nào. Lúc này, ngay sát chỗ chúng tôi bước lên có người lính đang ngồi giặt đồ. Có lẽ thường ngày vẫn có người đi tắt qua đồn đề sang chợ, về vườn nên khi chúng tôi lên bờ anh ta chỉ ngước lên nhìn thoáng một cái rồi lại thản nhiên cúi xuống giặt. Thực tình lúc này trong bụng chúng tôi run lắm: tù trốn, lại đi qua đồn lính thế này… Nhưng rồi không có chuyện gì xảy ra cả, không một tên lính nào trong đồn bước ra. Thậm chí khi chúng tôi đi ngang qua một người lính đang phơi quần áo giữa sân đồn, thì người này còn không thèm ngước mắt nhìn chúng tôi.
Khuất tầm nhìn của bót, chúng tôi vừa bước rảo chân hơn nhưng cũng vừa thở phào: “Có lẽ thoát!”. Chợt nghe phía chợ có hai tiếng súng nổ, chắc là súng báo động có tù trốn vì sau đó tụi lính trong bót rầm rập túa ra. Hai đứa cắm đầu chạy thục mạng, đến khi gần như tắt hơi không chịu được nữa mới đi chậm lại dần, lúc này đã cách tụi nó khá xa. Đi được một đỗi dài nữa, chợt nghe mấy người đi đường (lúc nãy may không gặp ai) kháo nhau”
- Hôm nay có tụi lính càn dưới Thuận Điền lên, đông lắm…
Hai đứa nhìn nhau: “Vậy là nguy rồi!”. Nhưng đâu còn cách nào khác, đành phải cắt đường mà đi, vừa đi vừa né thôi. Cũng may suốt dọc đường không đụng tụi nó.
Lối bốn giờ chiều (lúc này tụi tôi vừa đói vừa mệt lả người), về đến cầu Ba Lạt – xã Long Mỹ thì gặp anh Bé là cán bộ trinh liên của tỉnh. Ba đứa ôm nhau khóc (cả anh Bé cũng khóc). Aûnh nói trong nước mắt:
- Tụi tao tưởng tụi bây tiêu cả rồi chứ!...
Tính ra tụi tôi ở tù vừa đúng hai tháng mười ngày…
Sau lần ấy, chúng tôi về đơn vị rồi được chuyển sang công tác khác.

DƯƠNG SINH

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Giai thoại chuyện tình Hồ Xuân Hương

THẠCH LIÊN THIÊN

Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm, cũng là bà chúa của sự kiêu ngạo, khinh bạc ( hay ít nhất thì bà cũng muốn người ta nghĩ về bà như vậy). Bà chúa đó không chỉ một lần không thèm nhìn thẳng mà chỉ “liếc mắt trông ngang” với các đấng mày râu. Càng không phải một lần bà chỉ tay day mặt vào “phường lòi tói” ở đời. Ấy vậy mà cũng chính bà chúa đó một lần (có lẽ là duy nhất), phải thật lòng khen ngợi một bài thơ và sau bài thơ đó là một con người , là tuyệt bút, là tài hoa…
Đó là mùa đông năm Bính Tuất (?), nhân mùa thi Hương, Cổ Nguyệt quán được Hồ Xuân Hương mở ra để đón tiếp văn nhân tài tử khắp Bắc Hà(???).
Quán mở ra cũng đã khá lâu mà khách ra vào ngày càng thưa thớt. Có lẽ các “thầy khóa” biết mình biết người (dù chỉ mới nghe) nên tránh xa. Một vài chú “dê cỏn buồn sừng” lúc đầu cũng nhắm nhe húc vào nhưng nhận ngay ra không phải là “dậu thưa” mà là tường đá có thể gãy sừng như chơi thì la hoảng, chạy dài.
Thế rồi buổi sáng cận kề ngày thi, giữa lúc chủ quán và hai nữ tỳ đang ngồi chuyện vãn vì vắng khách thì có một người bước vào. Có lẽ vẻ ngoài giản dị nhưng nét mặt khôi ngô tuấn tú đã gây được cảm tình nên lần này đích thân Xuân Hương ra đón khách:
- Thưa, tiên sinh dùng gì?
Khách nói ngay:
Tôi là người phương xa đến, được nghe “Cổ Nguyệt quán” có lệ phải làm một bài thơ trình lên thay lễ nhất kiến, điều đó có đúng không?
Lại một chú dê con nữa chăng?- Hồ Xuân Hương nghĩ thầm- khẽ thở dài, nàng cười nhếch mép:
- Đành rằng lệ quán thì như thế, nhưng nếu tiên sinh chỉ đến để… uống rượu thì không kể…Vả lại, quán tôi lúc này đang vắng khách lắm.
Chẳng hiểu có nhận ra sự mỉa mai đến cay độc đằng sau câu nói của chủ quán hay không mà khách vẫn tỉnh như thường.
- Tục hay không nên bỏ, lệ cũ chẳng nên thay. Vả lại tôi đến đây không phải chỉ để uống rượu, nên dù bất tài cũng xin được y cựu.
- Vâng, nếu thế thì hay lắm, xin phép được kêu chúng chuẩn bị. Các em đâu, chuẩn bị văn phòng tứ bảo cho tiên sinh đây nhé.
Giấy bút được đưa lên.
- Xin quán chủ cho đề!
- Ồ không! Xin tiên sinh hãy tự chọn lấy thì hơn. Còn nếu tiên sinh muốn, tôi xin có một lời coi như gợi ý vậy thôi. Xin cứ lấy hoàn cảnh giữa hai ta mà làm đề.
Nói xong chủ quán lạnh lùng quay gót. Người khách hơi nhíu mày, có lẽ chàng đã ý thức được sự hóc hiẻm của đề ra.
- Hoàn cảnh giữa ta và nàng… Nàng muốn nói gì đây (!).
… Khá lâu, bỗng ánh mắt chàng bắt gặp dãy núi Ba Vì xa xa đang bị sương mù ban mai mùa đông che phủ như ẩn như hiện. Một tứ thơ chợt đến, sau một lúc suy nghĩ chàng cầm bút, thấm mực, viết nhanh lên tờ hoa tiên.
Thiên thạch nguyên lai bản thậm huyền
Nhất triêu vân vũ thạch liên thiên…
Nhưng rồi lâu lắm, chàng vẫn không hạ bút viết tiép được. Mải cấu tứ bài thơ chàng không hề biết rằng một trong hai cô hầu gái đã nhẹ bước tới gần, lén nhìn qua vai chàng vàtrở lại nói gì với cô chủ mà ba người, cả chủ lẫn tớ đều xuýt xoa. Chang càng không biết họ đã bàn bạc thêm những gì, chỉ đến khi cô hầu gái trở lại bàn, cất tiếng:
- Thưa tiên sinh!
Chàng mới như chợt tỉnh:
- Cô nương bảo gì ạ?
Cô hầu hơi mím môi nhưng vẫn không dấu được nụ cười nửa như tinh nghịch, nửa như diễu cợt :
- Cô tôi bảo ra thưa với tiên sinh, nếu không thể làm được ngay thì đưa về nhà làm tiếp kẻo ngồi đây lâu bất tiện…
Aùnh mắt người khách như tối lại nhưng chàng vẫn im lặng.
- Cô tôi còn bảo rằng... - cô hầu ngừng lời, mặt bỗng đỏ lên rồi nói rất nhanh - Nếu tiên sinh không làm được bài thơ ấy thì thôi, đừng cố quá kẻo lỡ ra có chuyện gì thì khốn…
Nói xong cô chạy nhanh trở vào, mặt vẫn đỏ bừng như cố nén tiếng cười cứ chờ dịp vỡ oà ra.
Aùnh mắt người khách tối thêm, chàng mím môi: “Quá lắm!”. Nhưng rồi nét mặt chàng bình tĩnh lại dần, hình như chàng đã hiểu ra mình đang ở đâu và cô chủ quán này là ai. Mà như thế việc vừa rồi có chi là lạ, nếu không như thế mới thật là lạ chứ.
Chợt mỉm cười ranh mãnh như có điều chi thật thích thú, chàng cúi xuống viết nhanh hai câu còn lại của bài thơ rồi bước vội ra khỏi quán chẳng chào ai.

* * *

Hồ Xuân Hương cầm tờ hoa tiên trên có bài thơ của người khách mà cô hầu mới đưa lại, nàng lẩm nhẩm đọc:
Thạch liên thiên
Thiên thạch nguyên lai bản thậm huyền
Nhất triêu vân vũ thạch liên thiên
Bổ thiên thạch hữu kỳ công tại
Thiên thạch tương liên tự cổ truyền
Tạm dịch:
Đá kia thật cách xa trời
Mây mưa một sớm, đá- trời liền nhau
Vá trời đá giữ công đầu
Đá- trời vốn đã liền nhau tự nào
Một lúc thật lâu, nàng bỗng nói lên thành lời, giọng trầm xuống như thẫn thờ:
Tài hoa, quả là tài hoa. Đứng là hoàn cảnh giữa ta và chàng…Chuyện trai gái mà không hề có một lời về trai gái, chuyện thông tục mà lời thơ mới thanh nhã làm sao. Mỗi chữ một câu đều quyện chặt vào đề mà không hề để lộ đề, vẫn ý tại ngôn ngoại như thường. Đứng là tuyệt bút, có lẽ thủ khoa kỳ này về tay chàng chăng?
Quả thật khoa thi năm ấy, Trần Phúc Hiển - yên người khách và cũng là tên ông phủ Vĩnh Tường sau này - chiếm giải nguyên. Có người nói rằng chuyện tình của đôi văn nhân tài nữ ấy đã bắt đầu bằng giai thoại bài thơ “ Thạch liên thiên” này.
DƯƠNG SINH