Thứ Năm, 5 tháng 3, 2009

VÀO HANG CỌP

Bài này được rút ra từ tập "Đội quân tóc dài cầm súng".


Khoảng đầu tháng mười một âm lịch năm sáu bảy (1967), sau trận đánh bót “lò heo” không thành, tôi (Nguyễn Thị Hà) và chị Chí Tâm được tỉnh đội điều về hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thị đội Bến Tre.
Tuy hơi bất ngờ và thú thật cũng hơi buồn vì phải xa chị em đồng đội, về môi trường mới lạ nước lạ cái, lại chưa biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì… nhưng rồi hai đứa cũng vui vẻ nhận nhiệm vụ.
Thị đội đưa chúng tôi về ở nhà anh Năm Tây Sơn, lúc này là bí thư xã Mỹ An (bây giờ thuộc Mỹ Thạnh An). Nhà anh Năm nếu tôi nhớ không nhầm thì ở gần khúc quẹo đoạn sắp lên cầu Bến Tre hai bây giờ. Anh là người rất đẹp trai và hào hoa, đến nỗi lần đầu tiên nhìn thấy dáng người cao lớn như Tây, nước da tráng min như da con gái của anh, cả hai đứa tôi (lúc ấy còn trẻ lăm) đều ngầm trầm trồ với nhau. Có điều, suốt thời gian chúng tôi ở đó anh chỉ về nhà được có vài lần mà cũng là rất bí mật.Ở nhà với chúng tôi có bà mẹ ảnh làm nghề tráng bánh tráng và đứa em gái học đệ tứ, đệ ngũ gì đó bên thị xã.
Chừng hơn nửa tháng sau, không thấy được giao nhiệm vụ gì chúng tôi đã bắt đầu sốt ruột vì công việc hàng ngày chỉ là phụ tráng bánh với bà già anh Tây Sơn, rảnh nữa thì ra vườn lượm ba cây củi dừa về chụm. Có lần gặp anh Ba Xuân, Thị đội trưởng Bến Tre lúc bấy giờ, chị Chí Tâm có hỏi thì anh nửa úp nửa mở:
- Cứ yên chí đi, rồi các cô sẻ được nhận nhiệm vụ, mà là nhiệm vụ khó khăn đó, gần rồi.
Thực ra thì trong những ngày gần đây, chúng tôi cũng đã có linh cảm về một điều gì đó lớn lắm sắp xảy ra khi thấy những đợt chỉnh huấn chỉnh quân, những đợt học tập chính trị từ đầu mùa khô tới giờ.. Nhưng cụ thể đó là điều gì thì không đứa nào đoán ra. Cuối tháng Mười Một, cách lần chị Chí Tâm gặp anh Bảy Xuân chừng một tuần, chúng tôi được anh gọi về cơ quan Thị đội và cũng chính ảnh là người trực tiếp giao nhiệm vụ cho chúng tôi (về sau tôi mới biết anh nằm trong ban chỉ huy thống nhất của tỉnh ở chiến dịch Mậu Thân). Sau khi giao nhiệm vụ, có những hướng dẫn rất cụ thể và kỹ lưỡng, anh nói thêm:
- Nhiệm vụ của các em lần này chẳng khác gì vào hang cọp để tìm và nắm vững hoạt động của chúng, rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn nguy hioểm…
Nhìn nét mặt đang háo hức của chúng tôi khi được nghe về mục đích của chiến dịch, anh cười cười:
- Nhưng nhớ là đừng để cọp bắt mất đó…
Câu nói đùa của anh không ngờ lại như là một định mệnh với hai đứa chúng tôi.
Sau khi nhận nhiệm vụ, hàng ngày cả hai đứa trong vai những thiếu nữ ở quê đi chợ thị xa (lúc này tụi tôi mới hăm mốt hăm hai tuổi, mặc dù là bộ đội nhưng vẫn mang nhiều néy tươi trẻ và hồn nhiên lắm). Khi thì gánh một gánh bánh tráng (do nhà làm) đi bán dạo, khi thì mang giỏ đi chợ cùng mấy bà mấy chị trong ấp… dể tới lui những khu vực cần trinh sát. Cũng có khi chúng tôi đi cùng đứa em gái út của anh Năm (lâu ngày quá tôi quên mất tên em), nó sang đi học bên thị xã. Dọc đường đi cô bé thường nói cho chúng tôi nghe về địa hình, về đường đi lối lại cũng như quy luật hoạt động của tụi cảnh sát ở khu vực mà chúng tôi cần điều tra trinh sát. Con nhỏ thật thông minh và tinh ý, không biết nó để ý từ bao giờ mà về sau tụi tôi nghiệm ra những điều nó nói đều đúng cả.
Nhiệm vụ cụ thể của chúng tôi trong giai đoạn này là trinh sát và vẽ bản đồ các mục tiêu: Toà án, cư xá Mỹ, dinh tỉnh trưởng, bãi quân xa và trung tâm thẩm vấn điều tra của địch. Đồng thời nắm chắc quy luật hoạt động của các sắc lính, kể cả cảnh sát tụi nó ở khu vực này. Cũng cần nói thêm là hầu như các mục tiêu cần quan sát đều nằm thành một đường thẳng, dọc theo đường Hùng Vương, (trừ bãi quân xa nằm ra mé đường Trương Tấn Bửu, sau nhà hàng Hùng Vương bây giờ)nên rất thuận tiện cho việc trinh sát của chúng tôi, vả lại đây là một khu vực hành chánh nên việc đi lại khá tự do. Muốn quan sát kỹ các vị trí này có thể tiếp cận theo hai hướng: hoặc từ đầu cầu cái cối đi dọc theo đường Hùng Vương tới đầu cầu cái cá, Hoặc từ đầu cầu nhà thương theo đường Trương Tấn Bửu (nay là đường Cách Mạng tháng Tám) đến bùng binh trung Tâm. Công việc của chúng tôi vì vậy thực ra là không quá khó. Điều lo lắng nhầt của chúng tôi (và cũng là của cấp trên) là khả năng gặp người quen trong lúc đang làm nhiệm vụ. Ngót bốn năm là gần một ngàn rưởi ngày trong bộ đội Thu Hà, đi hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, với nhiều nhiệm vụ khác nhau, tiếp xúc với đủ hạng người trong xã hội, làm gì không có khả năng bất chợt chúng tôi gặp lại một người quen ngay tại thị xã này… Cũng may gần suốt rhời gian làm nhiệm vụ đã không có điều gì lớn xảy ra, có chăng là một đôi lần tôi nhác thấy từ xa một dáng người có vẻ hơi quen quen (mà cũng có thể là không phải), là topi6 đã vội kéo nón che hay quay mặt đi nơi khác. Nhưng rồi điều lo lắng vẫn cứ đến mà không phải chỉ một lần:
Một buổi sáng, tôi đang đứng trước tiệm vàng Lạc Thành thì thấy K. đang ngồi ăn hủ tiếu ở bên kia đường cùng một đứa con gài và một người đàn ông lạ mặt (K. cũng là bộ đội Thu Hà nhưng đã từ lâu tôi không gặp). Tôi đưa tay vẫy, cô ta chạy sang và tỏ vẻ rất mừng rỡ:
- Mày đi đâu đây?
Lúc này tôi không hề biết chuyện gì về K. cả nhưng vì ý thức bí mật, nên tôi trả lời:
- Tao đi chợ trên này.
Hai đứa nói chuyện được một lúc thì tôi hỏi nó:
- Còn chồng mày anh ấy bây giờ ở đâu?
K. bật khóc mắt đỏ hoe (chồng cô ta ở ban quân báo miền mà khi cô ta nói tôi mới biết ảnh đã hy sinh). Chuyện trò vài câu rồi hai đứa chia tay. Về sau, khi biết được lúc vào tù do không giữ được khí tiết, K. đã khai báo với địch làm cho nhiều cơ sở của ta bị vỡ, bị bắt thì khắp người tôi nổi gai ốc. K. là người biết rất rõ về tôi, nếu cô ta báo cho địch biết về tôi thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.Kết quả trinh sát được chúng tôi thường xuyên báo về cấp trên và nếu tôi nhớ không nghầm thì vào khoảng rằm hay hai mươi gì d0ó của tháng chạp, công việc mới được coi là kết thúc…
*
* *
Rồi đến giờ G…
Lúc này tôi đang ở trong đội hình của đại đội hai thuộc Tiểu đoàn Năm mười saú (516) do anh Phát Huy làm đại đội trưởng, đây là mũi thứ yếu, nằm ngay bên cạnh chỉ huy sở của Ban chỉ huy chiến dịch ở Mỹ Thạnh An…
… Một phát súng lệnh nổ. Pháo của ta từ các hướng hầu như cùng lúc đồng loạt bắn vào thị xã, cả bầu trời bỗng sáng rực lên dưới dưới ánh sáng của những làn đạn pháo. Có lẽ quá bất ngờ nên lúc này phía địch lặng trang, mãi mười lăm phút sau, bốn chiếc tàu sắt đang đậu ở chân cầu cái cối mới rù rù chạy ra giữa sông, có lẽ chúng định án ngữ đường vượt sông của quân ta. Nhưng đơn vị đang nằm sẵn ở bờ sông (có lẽ cũng của Năm mười sáu) đã dùng B40 bắn cháy cả bốn chiếc, làm sáng cả một đoạn sông dài…
Chúng tôi liền xuống xuồng, nhanh chóng vượt sông sang bờ bên kia. Điểm lại quân số thấy chỉ có hơn một trung đội qua được sông (không kể trung đội đặc công thuỷ của anh Hoàng Lam đã qua sông bằng cách lội), cũng không thấy mũi trưởng Phát Huy. Thì ra anh Phát Huy ra lệnh cho bộ đội vượt sông nhưng bản thân thì lại không qua vì thế một số đông các chiến sĩ cũng kẹt lại. Cũng cần nói thêm là trận đánh đêm ấy sở dĩ không phát triển được theo đúng ý đồ của cấp trên định ra ban đầu, một phần là do lực lượng của ta sang sông quá ít, không đủ để chốt giữ các vị trí trọng yếu và đánh dứt điểm các mục tiêu của địch… Lúc này ở các hướng cầu Cá Lóc, Đài phát thanh vàMỹ Hoà Chay tiếng súng đã rộ lên, mỗi lúc một dồn dập, có lẽ bộ binh ta cũng đang đánh vào thị xã từ các hướng dó.
Cùng lúc bộ đội ta từ hướng này đánh vào toà án rồi phát triển sang cư xá Mỹ.Có lẽ lúc này tụi nó hoảng quá đã trốn nên việc đánh chiếm những nơi này hầu như không gặp khó khăn gì. Thực ra như trên đã nói, đây là khu vực hành chính nên chỉ có lực lượng cảnh sát bảo vệ. Hiện tại lực lương này hầu như đã tẽ liệt hoàn toàn, mà lực lượng ứng cứu lại chưa tổ chức được. Tuy nhiên khi đánh sang dinh tỉnh trưởng thì có khác, một mặt do quân số của ta không đủ, một mặt do lực lượng bảo vệ dinh của địch khá mạnh nên ta chỉ có thể chiếm được vùng ngoại vi mà không thể chiếm được hoàn toàn dinh tỉnh trưởng. Cũng cần nói thêm là nếu lúc này ta đủ lực lượng để đánh dứt điểm Dinh tỉnh trưởng thì tình hình có thể đã chuyển biến khác đi nhiều, rất có lợi cho quân ta. Dầu vậy, từ đây bộ đội cũng chia làm hai mũi dù lực lượng rất mỏng (quân số sang ít lại phải chia ra chốt giữ những vị trí vừa chiếm được), trung đội của anh Hoàng Lam đánh vào bãi quân xa, bộ phận còn lại đánh vào Trung tâm thẩm vấn điều tra của tụi nó. (Cũng nói thêm là bãi quân xa và phòng cảnh sát điều tra nằm tựa lưng vào nhau, phòng cảnh sát điều tra ngoảnh ra phía đường Hùng Vương còn bãi quân xa quay ra mé đường Trương Tấn Bửu).
Gần năm giờ sáng, địch mới mở được đợt phản kích đầu tiên. Lúc này quân ta đã chiếm được phòng cảnh sát điều tra ngụy, nhiệm vụ dẫn đường của chúng tôi đến đây coi như đã hoàn thành. Tuy nhiên mé bãi quân xa trận chiến có vẻ đang diễn ra ác liệt: tiếng đại liên, tiếng M16 của địch đan xen vào tiếng AK, tiếng lựu đạn của quân ta vang lên từng hồi dồn dập. Thì ra thero kế hoạch, khi đặc công hủy của anh Hoàng Lam tiếp cận bãi quân xa thì có nội tuyến đón để đưa các anh vào phá hủy toàn bộ quân xa đang ở trong bãi. Nhưng không hiểu sao khi quân ta tiếp cận thì trong các xe đều đầy nhóc lính địch, đành phải triển khai chiến đấu. Trận đánh diễn ra ác liệt và kéo dài, sau nghe nói, chiến sĩ ta hy sinh ở đó cũng nhiều… Từ khu vực Trung tâm điều tra, hai chúng tôi men theo tường rào của trung tâm đi ngược lên một quãng ngắn rồi tạt vào đường Thủ Khoa Huân. Ở đây, đường phố hẹp lại có nhà cửa cây cối hai bên nên có thể hạn chế rất nhiều tác hại của miệng đạn pháo và các loại đạn khác.
Lối hơn bảy giờ sáng, hai đứa tụi tôi đang đứng dưới một gốc me tây khổng lồ ở khoảng giữa đường Thủ Khoa Huân. (Theo kế hoạch, ta đánh sang giải phóng thị xã, rồi đứng chân luôn mà không có phương án rút, nhưng bây giờ kế hoạch bị bể khiến chúng tôi rất lúng túng, chưa biết tính sao).Kúc này địch đang tổ chức một đợt phản kích mới vào bãi quân xa, từ hướng cầu nhà thương tụi nó kéo xuống rất đông… Tôi vhợt thấy một toán lính chừng hơn tiểu đội đi vào đường Thủ Khoa Huân, thẳng về phía chúng tôi. Khi tôi chỉ cho chị Chí Tâm, tôi thấy mặt chị biến sắc:
- Không chạy kịp nữa đâu, đành phải để chúng bắt rồi mình tính sau thôi.
Vừa thấy chúng tôi ló ra từ sau gốc cây, thằng trung sĩ (có lẽ là chỉ huy toán quân nhỏ này) đã quát:
- Các cô đi đâu mà ở đây vào giờ này?
Tôi nói:
- Tụi tôi là dân bên Mỹ An, tối qua sang thị xã chơi rồi kẹt lại bên này!
Nó chửi:
- Bộ đội chư dân thường cái mụ nội tôi!...
Chị Chí Tâm giả bộ đanh đá:
- Oâng đừng nói bậy nha!... Cũng tại các ông không à, tối qua bắt người ta đưa sang làm kẹt lại đây…
Không ngờ sự “đanh đá” của chị Chí Tâm lại làm thằng trung sĩ dịu đi, nhưng rồi nó hỏi như một cái máy:
- Vậy các cô tên gì, làm gì. Ơû đâu…?
Chị Chí Tâm khai:
Hai đứa tụi tôi là chị em ruột, tôi tên Hù nhỏ này tên Hà. Cha mẹ chết cả phải lên Sài Gòn làm công cho người ta, mấy hôm trước về nhà bà ngoại bên Mỹ An chơi. Tối qua có mấy ông lính sang chơi, khuya mấy ổng bảo đưa về. Tụi tôi đưa mấy ổng sang bên này, ai ngờ đụng trận kẹt lại, sợ quá nên phải trốn dưới mấy gốc cây này.
Có lẽ thằng trung sĩ cũng có phần tin vì nhìn hai đứa tôi lúc này khá giống hai chị em: cùng tác người cùng, áo xanh đọt chuối, quần đen… nên nó chỉ hơi gằn giọng:
- Đi!
Thế là hai đứa tôi bị bắt. Cả ngày hôm đó tụi lính đi đâu đều giải tụi tôi đi theo, được cái cũng không có đánh đập chửi bới gì.Cho đến tối thì bị tống vào khám lá… Suốt dọc đường lẽo đẽo theo tụi nó, tôi và chị Chí Tâm luôn động viên nhau, bàn bạc để thống nhất lời khai, phòng sau nảy khi vào tù tụi nó còn xét hỏi nữa. Quan trọng nhất là hai đứa đều quyết tâm nếu có dịp là trốn tù…
Trong khám Lá tụi tôi gặp rất nhiều người quen, phần lớn đều là người mình như chị Bảy Mai Phương, chị Kim Chi… chỉ riêng xã tôi cũng đã có đến ba bốn như cô Tư Nhiên, chị Rảnh, chị Chằm… Gặp nhau trong tù mừng lắm, nhưng phải làm mặt lạvì sợ tụi nó gài người chỉ điểm. Lúc mới vào khám tụi nó cũng có đưa hai đứa tôi lên xét hỏi vài lần, nhưng tụi tôi chỉ trả lời theo những câu đã thống nhất với nhau từ trước. Về sau chúng không gọi nữa, không chịu thả tụi tôi ra, nhưng cũng không đưa ra xét xử…
Ở khám Lá được chừng hơn một tháng thì hai đứa tôi được chúng đưa ra ngoài lao động cùng nhiều chị em khác. Số là lúc này tụi nó đang cần nhiều người đào đắp để củng cố thêm hệ thống phòng ngự ở khu vực sân bay Tân Thành, nhưng không dám đưa tù nam giới ra làm vì sợ tù trốn nên mới phải đưa tù phụ nữ đi làm những côntg việc nặng nhọc này. Hàng ngày thường có mấy chiếc GMC đến đón và chở tù tới nơi làm việc, chiều lại chở về khám trả. Hai chị em bàn nhau, thống nhất cho rằng đây là một cơ hội tốt để trốn tù, nhưng trốn bằng cách gì thì chưa đứa nào nghĩ ra. Nhưng rồi cơ hội cũng đến. Quan sát trong đám lính coi tù, chúng tôi thấy có hai viên thiếu úy trẻ có vẻ dễ gần. Họ không tỏ ra hách dịch với lính và làm khó làm dễ tù nhân như nhũng viên sĩ quan khác. Được mấy hôm, chúng tôi lân la làm quen. Có lẽ thấy chúng tôi còn trẻ (lúc ấy đứa nào cũng chỉ hăm mốt, hăm hai tuổi), lại vui vẻ hoạt bát nên hai viên sĩ quan cũngnhanh chóng bắt chuyện. Háng ngày, khi tù vừa đến nơi là họ tìm đến trò chuyện tán tỉnh (nói như cáchnói bây giớ là “dê” đó). Tụi tôi cũng kiếm chuyện đưa đẩy, cười cợt với họ (thậm chí cò lúc còn cố ý lả lơi nữa). Cũng nhờ mối quan hệ này mà hầu như hai đứa tôi rất ít phải làm việc. Lâu ngày thành “thân”, nhiều lần tụi tôi ngo82 họ mua giùm cho mấy thứ lặt vặt nhưng cần thiết như dầu gió, kim chỉ, nút áo… họ đều mua giùm đầy đủ.
Rồi một bữa, ở nhà hai chị em đã bàn với nhau, nhất định hôm nay sẽ trốn. Như thường lệ, khi tụi tôi vừa tới nơi là Lâm và Đào (tên hai viên sĩ quan) đã tìm đến. Trò chuyện tào lao một lúc, tôi nói:
- Tụi em ở trong khám lá lâu ngày cuồng cẳng quá, vả lại trong tù nhiều chị em bị đánh đập rất đau mà klhông có thuốc men gì để thoa bóp cho đỡ. Hai anh cho tụi em đi chợ chừng một tiếng đồng hồ rồi về làm, có được không?
Thấy hai viên sĩ quan còn tỏ vẻ ngần ngại, chị Chí Tâm liền nắm tay Đào, lắc lắc:
- Đi đi mà, hai anh cho tụi em đi đi. À! Hay hai anh đi cùng tụi em cho vui. Từ ngày quen nhau mình đã có dịp nào chuyện trò thoải mái một chút đâu, phải không?
Đang nói thì chị Len (người Hương Mỹ, tù đã thành án) đang đứng bên cạnh xen vào:
- Em cũng đi nữa! Hai anh cho tụi em đi chùt xíu thôi, có hai anh cùng đi thì đâu có gì mà ngại…
Hai viên sị quan kéo tay nhau xích ra một chút, nhỏ to gì với nhau một lúc rồi trở lại, Lâm nói:
- Thôi được rồi, tụi tôi cho hai thằng lính đưa ba cô đi chợ chừng một tiếng đồng hồ, nớ là phải về trước giờ nghỉ trưa đấy. Tiếc quá hôm nay tụi tôi bận công vụ, hẹn các cô hôm khác nha!
(Nghe nói sau vụ tụi tôi trốn, Lâm và Đào bị đánh mỗi người năm mươi cây ma-trắc, rồi bị đổi ra chiến trường, không biết ở vùng nào).
Khỏng chín giờ rưỡi sáng, chiếc GMC chở ba đứa chúng tôi và hai người lính dừng lại ở gần bùng binh trung tâm (chỗ cây xăng đối diện công an tỉnh bât giờ). Chúng tôi vừa bước xuống xe thì bất ngờ tôi thấy Bảy Hổ, một người quen quê ở Bỉnh Đại và cũng rất rành về tôi. Tôi vội quay mặt đi nhưng không kịp, anh ta đã nhìn thấy tôi và bước tới hỏi chuyện. Tôi nói với anh ta những gì tôi đã khai với tụi nó: hiện làm ở Sài Gòn, mấy hôm trước về chơi bên Mỹ An, khuya đó có mấy người lính sang chơi nhờ đưa về bên này rồi mắc kẹt luôn… Tôi còn nhớ sau đó tôi có hỏi anh ta:
- Có điều gì không mà anh hỏi vậy?
Anh ta trả lời rất tự nhiên:
- Đâu có gì, tôi nghĩ là gặp người quen cũ thì hỏi thăm…
- Anh không nghĩ tôi với anh đang là người ở hai chiến tuyến à?...
- Không! Tôi chỉ nghĩ mình là hai người quen gặp nhau thôi…
Rồi anh ta đi. Cũng may là hôm đó chúng tôi trốn luôn. Có điều sau này tôi cứ nhớ mãi những câu trả lời của Bảy Hổ và cứ phân vân mãi, không biết anh ta là người thế nào?
Ra đường chúng tôi cố ý để người lính đi trước ( một người có nhiệm vụ ở lại trrông xe), kế đến là chị Len rồi tói hai đứa chúng tôi. Đến đầu cầu Cái Cối, bắt qua đường bờ sông để vào chợ thì hai chị em bấm tay nhau đi chậm lại. Chợ lúc này rất đông người, nhưng có lẽ người lính không có chút gì nghi ngờ, lại thêm thấy chị Len luôn đi sát bên cạnh nên vẫn yên chí đi trước. Chờ cho họ đi trước được một đỗi, chúng tôi quay lại. Lúc này cả hai đứa vừa mừng vừa lo, mừng vì việc trốn tù có thể coi như đã thành công một bước. Nhưng lo thì nhiều hơn vì cả hai đều không thông thuộc đường thị xã, lại không biết cơ sở nào của ta ở vùng này. Rủi mà tụi nó phát hiện sớm thìu không biết làm sao? Nhưng đây là cơ hội ngàn vang, phải liều thôi, tới đâu hay tới đó… Tới đầu cầu cái cối (ngay sát điểm mà tụi tôi đưa quân qua hồi tết), hai đứa đang lúng túng thì chị Chí Tâm chợt nhín thấy có người câu tôm ở giữa sông, ngay sát chân nhịp cầu gãy. Chị bàn:
- Hay mình nhờ người kia đưa quá giang đi?
Tôi ngần ngại, nhưng rồi thấy không cò cách nào tốt hơn nên cũng đồng ý. Hai đứa đưa tay vẫy, người câu tôm chèo xuồng vào. Đó là một người đàn ông lối năm mươi tuổi, bận đồ đen đội nón lá. Oâng ta không nói một lời nào, cũng không tỏ thái độ gì khi tôi nói:
- Xin bác cho tụi con quá giang sang bên kia sông một chút.
Chúng tôi lên xuồng. Oâng ta quay mũi xuồng, lặng lẽ chèo đưa chúng tôi sang ngay cái bót bên kia đầu cầu. Trên xuồng chúng tôi bàn nhỏ với nhau: nếu tụi nó có hỏi thì nói “tản cư sang thị xã, hết tiền, bây giờ về vườn chặt chuối, chặt dừa sang bán”… Tới bờ, chúng tôi bước lên, xuồng quay mũi ngay, người câu tôm thủy chung vẫn không nói tiếng nào. Lúc này, ngay sát chỗ chúng tôi bước lên có người lính đang ngồi giặt đồ. Có lẽ thường ngày vẫn có người đi tắt qua đồn đề sang chợ, về vườn nên khi chúng tôi lên bờ anh ta chỉ ngước lên nhìn thoáng một cái rồi lại thản nhiên cúi xuống giặt. Thực tình lúc này trong bụng chúng tôi run lắm: tù trốn, lại đi qua đồn lính thế này… Nhưng rồi không có chuyện gì xảy ra cả, không một tên lính nào trong đồn bước ra. Thậm chí khi chúng tôi đi ngang qua một người lính đang phơi quần áo giữa sân đồn, thì người này còn không thèm ngước mắt nhìn chúng tôi.
Khuất tầm nhìn của bót, chúng tôi vừa bước rảo chân hơn nhưng cũng vừa thở phào: “Có lẽ thoát!”. Chợt nghe phía chợ có hai tiếng súng nổ, chắc là súng báo động có tù trốn vì sau đó tụi lính trong bót rầm rập túa ra. Hai đứa cắm đầu chạy thục mạng, đến khi gần như tắt hơi không chịu được nữa mới đi chậm lại dần, lúc này đã cách tụi nó khá xa. Đi được một đỗi dài nữa, chợt nghe mấy người đi đường (lúc nãy may không gặp ai) kháo nhau”
- Hôm nay có tụi lính càn dưới Thuận Điền lên, đông lắm…
Hai đứa nhìn nhau: “Vậy là nguy rồi!”. Nhưng đâu còn cách nào khác, đành phải cắt đường mà đi, vừa đi vừa né thôi. Cũng may suốt dọc đường không đụng tụi nó.
Lối bốn giờ chiều (lúc này tụi tôi vừa đói vừa mệt lả người), về đến cầu Ba Lạt – xã Long Mỹ thì gặp anh Bé là cán bộ trinh liên của tỉnh. Ba đứa ôm nhau khóc (cả anh Bé cũng khóc). Aûnh nói trong nước mắt:
- Tụi tao tưởng tụi bây tiêu cả rồi chứ!...
Tính ra tụi tôi ở tù vừa đúng hai tháng mười ngày…
Sau lần ấy, chúng tôi về đơn vị rồi được chuyển sang công tác khác.

DƯƠNG SINH

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

A treatment for cellulite Victimisation Aminophylline is not constantly successful, and would be very
effective.

Here is my website; cellulite reduction machines