Tôi hỏi anh Năm Nguyện (nguyên phó ban, phụ trách cánh B của quân y huyện Giồng Trôm trong chiến tranh):
- Tại sao đến năm 1968 cánh B của quân y mình lại chuyển về Châu Bình mà không đóng lại Châu Hoà hay Phong Mỹ là những nơi có nhiều điều kiện thận lợi hơn hả anh?
Anh Năm Nguyện trầm ngâm như nhớ lại:
- Sau Mậu Thân, địch tạm thời giành thế chủ động trên chiến
trường Miền Nam nói chung. Ở Bến Tre cũng thế, chúng lợi dụng thế chủ động đó mở nhiều cuộc càn quét, rúng ép ta, tạo ra không ít khó về nhiều mặt cho ta trên khắp địa bàn tỉnh. Vì vậy, lúc này Châu Hoà hay Phong Mỹ không còn là địa bàn thuận lợi cho hoạt động của Quân y như lúc trước nữa. Một là cả hai địa phương này đều cận kề với vùng mà địch hoạt động mạnh, những trận càn lớn xảy ra hầu như thường xuyên. Hai là địa hình ở đó lúc này trở nên trống trải, các vườn dừa bị chất độc hoá học làm đổ trụi hết lá, chỉ còn lại những thân dừa trơ trọi trông như những bãi chông khổng lồ cắm thẳng lên bầu trời. Cây cối tầng dưới thì chết hết, chỉ một vài chỗ mới bắt đầu có những bụi cây lúp xúp nửa thân người. Quân y cần có một địa bàn an toàn hơn để có thể điều trị tốt cho thương binh, ví thế cấp trên quyết định đưa đơn vị về Châu Bình. Châu Bình lúc đó có thể coi là một vùng hẻo lánh, vừa ở xa địch vừa có rừng chồi mênh mông có đủ các loại cây: cao vượt đầu người vài tầm như giá, già, mét đủng đỉnh…, có loại bò lan trên mặt đất hay lúp xúp đầu người như ô rô, cóc kèn, ráng…, có loại cây dùng các cây to làm giá đỡ bò lan chằng níu ngay ở tầng giữa, cao hơn đầu ngưòi như mây, choại…. Địa hình và vị trí đó rất thích hợp cho việc tỏ chức đời sống và sinh hoạt của một trạm quân y…
Tuy nhiên tình hình lúc này không cho phép quân y tổ chức thành một đơn vị lớn, tập trung, bề thế mà phải sao cho gọn nhẹ, linh hoạt. Vì thế ngay khi mới đăt chân về Châu Bình, đơn vị đã phải chia thành ba trại, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của thương binh. Các trại này không được xa nhau quá để tiện việc liên lạc, nhưng cũng không được gần nhau quá để không ảnh hưởng tới nhau nếu gặp các tình huống bất trắc: địch càn, bom pháo… Cách xây dưng lán trại cũng phải hết sức đơn giản sao cho phù hợp với tình hình thực tế nơi ấy. Đơn giản nhưng trong điếu kiện lúc lại vẫn là kỳ công…
Tôi nhớ chị Hai Bé kể:
Ở những nơi có cây to, có tàn che bên trên thì dễ rồi nhưng ở những chỗ chỉ có dây bụi và dây leo thì nhiều khi chúng tôi phải dùng những cây lớn như giá, mét, đủng đỉnh chống cả tầng dây leo lên làm lán phía dưới, cột lán nhièu khi chỉ cao hơn đầu người chừng vài mươi xentimet. Giường thương binh nằm là những dãy sạp dài được ken bằng cây bình linh, giá đỡ là những cây già có nạng. Trên sạp chúng tôi trải những tấm đệm lớn (như đệm phơi lúa của dân), tối đến ngủ thì màn ai nấy mắc…
Nhớ lại lời anh Tám The hôm trước, tôi hỏi chị:
- Nghe nói mình còn phải đào cả trảng xê ngay trong lán phải không chị?
- Phải, anh ạ! Trong lán, dọc theo chiều dài sạp nằm, một bên chúng tôi để lối ra vào, một bên chúng tôi đào trảng xê để anh em có thể tránh được bom pháo khi cần thiết. Có thời kỳ địch bắn pháo vào vùng này nhiều lắm. Ban đêm cứ đầu mỗi giờ là chúng lại bắn pháo, mỗi lần như thế là anh em thương binh lại phải xuống trảng xê để tránh… - Bỗng nhiên tôi thấy chị cười cười, mặt hơi đỏ lên – Vào mùa mưa mới khổ, trảng xê nhiều khi ướt át, lầy lội. Cứ mỗi tối anh em sắm một nùi dẻ để bên, cởi truồng nằm ngủ. Địch bắn pháo, nhảy xuống trảng xê, hết pháo lại lên lấy nùi dẻ lau chân cẳng, lại nằm truồng ngủ tiếp. Vậy chứ anh tính, anh em chỉ có hai cái quần tiều mà mỗi đêm phài nhảy lên nhảy xuống năm bảy lần, không làm thế chịu sao cho thấu. Ở trại nặng chúng tôi còn phải đào cả hầm bí mật để trong những trường hợp bất ngờ có thể dấu được anh em…
Chị chép miêng tần ngần một lúc rồi mới nói tiép:
- Lẽ ra việc tạo nơi ăn chốn ở cho đơn vị dù khó khăn nhưng nếu chỉ là trong buổi đầu thôi thì cũng không có gì đáng nói. Nhưng khổ nỗi chỉ trong hơn hai năm (1968 – 1970) chúng tôi đã phải chuyển đi chuyển lại lán trại của anh em thương binh qua rất nhiều chỗ: ấp ba, ấp sáu, ấp tám, xẻo bà Bồi, xẻo bà Mười Tân, cú lao Dê…Mỗi lần chuyển như thế là cả một vấn đề lớn, nên việc đó đã trở thành gánh nặng gây rất nhiều khó khăn cho đơn vị…
Tuy không trực tiếp phải chịu đựng những trận càn lớn, những tổn thất lớn về người (cả thương binh và cán bộ) như ở cánh A, nhưng cánh B lại gặp những khó khăn khác mà nhiếu khi cũng rất gay gắt, đó là về đới sống. Ở xa trên, xa các đơn vị khác, quân y cánh B lột thỏm vào giữa rừng chồi mênh mông của Châu Bình. Việc quân lương về chậm về không đủ hầu như là chuyện thường xuyên.Vào thờ kỳ khó khăn nhất, tiêu chuẩn thực phẩm của anh em có khi chỉ là bốn con khô cá kèo mỗi người một ngày. Gạo muối thiếu, thuốc men, dụng cụ y tế thiếu… Nhất là dụng cụ y tế và thuốc men bao giờ cũng là nỗi lo đau đáu của anh em trong đơn vị từ lãnh đạo các y sỹ, ytá, cứu thương. Mà có lẽ lúc này cả chiến trường đều trong tình hình như vậy nên ống thuồc chích từ penicilin cho đến loại nhọn hai đầu đều phài giữ lại để đem về trên đổi. Băng tháo từ vết thương ra cắt bỏ đoạn dính máu mủ quá nhiều, đem giặt đi lại rồi dùng tiếp, phải ba bốn lần mới bỏ. Những dụng cụ tuy đơn giản nhưng không thể thiéu như băng nẹp nhiều khi anh em tự làm lấy
Về chuyện này, anh Năm Nguyện đã từng nòi với tôi:
- Vào những thời điểm khó khăn nhất, có lúc nhìn vết thương của anh em bị nhiễm trùng đau đớn mà đơn vị không có cả những thứ thuốc kháng sinh thông thường hay một ống thuốc giảm đau, tôi muốn trào nước mắt…
Tôi hỏi lại anh:
- Vậy rồi mình tháo gỡ bằng cách nào hả anh?
- Trong hoàn cảnh ấy không thể cứ ngồi chờ. Tôi (lúc đó là phó ban phụ trách cánh B) suy nghĩ nhiều lắm, sau đó tôi họp anh em trong đơn vị lại phát huy ý kiến đóng ghóp dân chủ. Khó khăn đã tạo cho chúng tôi thành những con người đa năng, cả về cách nghĩ lẫn cách làm. Không kể công việc ruộng vườn (chúng tôi hầu hết đều từ nông dân mà), mỗi đứa đếu có thể đốn lá, chằm lá, chèo ghe, chài, thả lưới, đóng đáy… Tám The có lần nói đùa: “Nhiều nghề thế này sau về nhà chắc vợ đỡ nhăn…”- Anh cười cởi mở rồi nói tiếp - Ngoài thời gian chăm sóc thương binh thì trồng mỳ, trồng chuối, trống rau, đánh bắt cá tôm… là những công việc lớn của chúng tôi lúc ấy mà người nào cũng phải tham gia không kể lãnh đạo hay cán bộ. Phải nói là trong những công tác lao động tự túc của chúng tôi thì đánh bắt tôm cá đem lại nguồn tài chính lớn nhất. Thực ra thì ban đầu chúng tôi có đứa nào biết chài lười gì đâu. Nhưng ròi nhờ mấy anh máy chú quen nghề như ông Tám Lùn, ông Ba Phước, ông Năm Rái… (những ông này là người Châu Bình vì bị giặc o ép nên ra sống chung với chúng tôi, cùng làm cùng ăn gần như người của cơ quan vậy, có ông ở với quân y mãi đến tận ngày giải phóng) chỉ vẽ, rồi nghề dạy nghề đứa nào cũng trở nên thành thạo. Cá tôm lúc đó nhiều vô kể vì hầu như không ai đánh bắt. Lúc đầu chúng tôi chỉ có một tay lưới, vậy mà đã có đủ tôm cá cho tất cả các trại. Về sau tôi về mượn tiền của gia đình sắm được một miệng đáy thì cá tôm đánh bắt được phải đem bán. từ tiền đó chúng tôi sắm được miệng đáy thứ hai…
Hai Tuấn từng kể cho tôi nghe:
- Cá tôm nhiều đến mức mỗi chiều nước ( lần nước lên nước xuống trong ngày) mỗi miệng đáy có thể thu từ 300 – 500 ký là thường. Có lần tháo đáy, do sơ ý, anh em để lệch miệng khỏi xuồng, cá kèo trào ra nhận chìm luôn xuồng… Cá tép bắt được chúng tôi nhờ mấy bà mấy chị đem lên mấy chợ trên bán giùm. Họ tốt lắm, bán như vậy nhưng tự giác chỉ lấy vừa tiền công, còn lại bao nhiêu đều đưa lại hết cho đơn vị. Mấy năm đó nhờ vào những khoản tiền tự túc đó mà chúng tôi tháo gỡ được khó khăn mỗi lúc quân lương không về kịp, mà việc này thì xảy ra luôn. Nghe anh Năm Nguyện nói, cho đến ngày giải phóng, trên vẫn còn thiếu quân y cánh B chúng tôi một số tiền khá lớn…
Còn chị Hai Bé thì kể:
- …Thiếu gạo chúng tôi mua gạo, thiéu thuốc men , chúng tôi mua thuốc men. Những việc mua bán này chúng tôi đèu nhờ bà con cơ sở ở các chợ cả. Anh tính ở giữa rừng, lại xa trên thì việc thiếu thốn là tất nhiên thôi, phải không? Nhưng “cái khó ló cái khôn” không thể ngồi nhìn anh em đau đớn hay đói khát. Chúng tôi lại phải kiếm cách xoay xở lấy. Có tiền trong tay, chúng tôi cử người lên liên lạc với các bà các chị quen biết ở mấy chợ như Châu Hoà, Châu Thới nhờ mua dùm các thứ mình thiếu. Công việc nhìn tưởng đơn giản nhưng thật ra rất nguy hiểm, nếu lộ ra thì cầm tù là cái chắc. Được cái những người mình nhờ hầu hết đều là con em các đồng chí mình cả nên họ đếu hết sức giúp đỡ. Khi có tiền đã đành, khi không có tiền họ sẵn sàng cho mua thiếu rồi trả sau. Tôi còn nhớ, mãi sau giải phóng quân y cánh B chúng tôi mới trả tiền 400 lít gạo mua của chị…từ hồi 72 – 73… Ngoài những thiếu thốn mà chúng tôi đã nói với anh còn một cái thiếu khác nữa cũng quan trọng không kém, thậm chí có phần hơn nữa là khác - Chị bỗng trở nên trầm ngâm như nhớ lại một thưở gian khổ mà hào hùng – Không nói thì anh cũng biết, đối với y tế nước ngọt cần biết chừng nào, đối với các vết thương chiến tranh thì nước ngọt lại càng cần hơn bất cứ ở đâu. Vậy mà ở Châu Binh (nơi quân y chúng tôi đóng), suốt sáu tháng mùa khô hầu như lúc nào cũng chỉ có nước mặn. Muốn có nước ngọt chúng tôi phải lên tận ngã ba sông Châu Bình hay ngã tư sông Ba Lai với rạch An Hoá cách nơi ở cả chục cây số mới lấy được. Mà nào chỉ có vất vả vì đường sá xa xôi, nhiều khi còn bị tàu địch rượt đuổi, máy bay xăm xoi… Nhiều khi mất cả nước cả xuồng, còn lại người là may mắn lắm…
Khi nghe chị Hai Bé kể tôi chợt liên tưởng đến một chuyện thật cảm động mà chị Năm Phấn đã kể cho nghe:
Lần đó tôi và anh Dũng dược phân công đi lấy nước ngọt. Lúc đó đang là cuối mùa khô, muốn lấy được nước ngọt phải lên tận ngã tư sông Ba Lai với sông An Hoá… Lấy nước xong về đến nửa dường (lối một bên là Phong Mỹ, bên kia là Châu Hưng, tôi loay hoay quay tới quay lui làm sao mà ghe lật úp. Vì là chở xá (nước đổ thẳng vào lòng ghe đã trải vải mủ mà không dùng bao ni lông đóng lại thành từng bao lớn) nên nước đổ ra hết. Vừa kịp bíu xuồng, tôi thấy anh Dũng giận đỏ mặt, giá tay lên (có lẽ lúc đó anh
giận quá đến nỗi muốn cho tôi một cái tát tay). Lúc đó thâm tâm tôi rất sợ nhưng lại tiếc ghe nước đứt ruột và nghĩ: “Mình cũng đáng đánh lắm!...”, liền nhắm mắt chờ cái tát của anh hạ xuống… Nhưng chờ mãi mà không thấy, khi mở mắt ra thì thấy tay anh đã buông xuống, mặt vẫn còn đỏ nhưng miêng hơi cười cười… Hai anh em lại lui cui chèo ghe ngược lên lấy nước rối trở về. Về đến cù lao Dê (lúc đó trại đang ở cù lao Dê) Thấy mọi người đang lao xao đứng đợi vẻ sốt rột vì hai đứa về muộn… Về sau anh Dũng nói lại với anh em rằng: “Lúc đó tao giận lắm muốn đánh thật sự nhưng nhìn nó nhắm mắt chờ đơi cái tát, vẻ cam chịu. Tự nhiên thấy thương quá, không đánh được nữa…”…
Nào chỉ có khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà thôi đâu. Còn đạn bom, còn những trận càn quét của quân thù vào địa bàn đơn vị. Trong một cuộc chiến tranh không phân tuyến như ở Miền nam Việt Nam thì không có nơi nào thực sự là hậu phương cả, mọi thứ (chiến trường hậu phương, ta địch…) cứ đan cài vào nhau tất cả. Quân y cánh B của Giồng Trôm lúc ấy đang ở trong rừng Châu Bình, về mặt nào đó cò thể coi là phía sau mặt trận. Ấy vậy mà đã không dưới năm bảy lần bị đánh vào: lần thì do có kẻ chiêu hồi dẫn đường, lần thì bị lính Mỹ đổ quân ngay sau lưng để ứng cứu khi khi bọn đi càn bị quân ta chặn đánh tơi tả ở bờ sông Châu Bình, lần thì máy bay phát hiện và dùng máy bay bắn pháo vào ngay lán thương binh.
Anh Năm Nguyện kể:
- Khoảng tháng bảy , tháng tám Năm một chín sáu tám, nghĩa là lúc quân y vừa tạm gọi là đứng chắc chân ở địa bàn Châu Bình thì bị địch, do một tên chiêu hồi (trước từng là thương binh nằm diều trị trong đơn vị) dẫn đường, càn thẳng vào căn cứ mà cụ thể là bộ phận ở ấp 3. Được bên quân báo báo sang, ngay trong đêm chúng tôi vội sơ tán anh em thương binh về các trại khác ở Mương Khai (ấp 6) , Ở xèo Cây me bà Mười Tân (ấp 8). Xong việc, chúng tôi quay lại gài trái trên trên các điểm trọng yếu của đường váo trại. Sáng hôm sau, địch càn vào, chỉ càn lại trại không nhưng chính chúng đã bị tiêu diệt 7 tên do vương trái.
Anh Tám The, anh Hai Tuấn thì kể về chuyện bảy ngày địch càn liên tiếp ba trận vào cứ của đơn vị đóng tại Mương Khai. Anh em vừa phải bảo vệ thương binh, lớp sơ tán lớp đưa xuống hầm bí mật, vứa triển khai đánh địch. Tổng kết những trận càn này riêng đơn vị đã tiêu diệt mười chín (19) tên…
Khi tôi hỏi Tám The có trận nào địch đánh vào đơn vị mà làm anh nhó “đời không”, thì anh cười hiền lành:
- Thực ra thì trận nào củng đáng để nhớ đới cả vì nếu chỉ có mình mình thì dễ thôi nhưng lùc ấy còn có cả mấy chục sinh mạng của anh em thương binh trong tay mình, phải làm sao bảo vệ được anh em trong sự khốc liệt của kẻ thù… tuy nhiên, có trận khoảng tháng hai tháng ba năm bảy mươi (1970) là làm tôi nhớ nhất. Trận này tuy địch không trực tiép đổ quân xuống nhưng tình huống nguy hiểm thì còn hơn các trận khác nhiều do mình hoàn toàn bất ngờ…
Thấy vẻ háo hức của tôi, anh bình tĩnh rít thêm hơi thuốc, từ từ nhả khói rồi mới nói tiép (người kể chuyện nào mà chẳng vậy, càng tới chỗ khúc mắc thì càng hưỡn đãi để buộc người nghe chú ý):
- Lúc ấy trại nhẹ chúng tôi ở Mương Khai có khoảng mười bốn, mười lăm thương binh. Sáng đó lối tám giờ hay hơn một chút, anh em cán bộ của trại đã phân tán đi công việc cả (người đi đóng đáy, người lên chợ Châu Hoà mua gạo…), ở nhà chỉ còn tôi và anh Trương Sáu. Vừa làm thuốc cho anh em xong (thay băng, rửa vết thương) thì nghe tiếng Bù nóc, tôi dặn anh em bình tĩnh rối tính bước ra ngoài để quan sát tình hình. Nhưng vừa ló cổ ra khỏi mái lán thì Bù nóc đã nhào xuống bắn điểm. phát đạn bắn điểm đó không ngờ lại trúng ngay hai quả lựu đạn hỏng anh em bỏ ở gốc cột lán phía đối diên tôi định ra. Hú hồn! nếu ra đằng đó là tôi tiêu rồi (anh cười – ra cái điều cũng chẳng ăn nhằm gì). Nghe tiếng nổ mặt đất, chiếc Bù nóc ngóc lên, lập tức hai chiếc Cá lẹp nhào tới bắn pháo liền. Lúc này anh em thương binh đã xuống cả “trảng xê” và đang ở yên dưới đó. Nhưng khi Cá lẹp quần tới quần lui, bắn đến trái thứ năm thì một số anh em hoang mang rúng động định nháo ra ngoài. Không ai hẹn ai mà tôi và anh Trương Sáu (lúc này ngồi ở hai đầu trảng xê) cùng hét: “Ở yên! Ai bị người nấy chịu…chạy ra lúc này là chết hết!...”, anh em bình tĩnh lại dần.Bắn đến trái đạn thứ bảy, không thấy gì. Có lẽ nó nghĩ đó là lán trại cũ đã bỏ nên cả hai chiếc Cá lẹp lượn thêm hai vòng rồi cút thẳng, thật hú vía…Về sau quan sát lại tôi mới biết trại bị lộ là do đóng dưới một gốc me cực lớn (nó trùm bóng che có tới nửa công đất) nhưng mùa khô lá me rụng nhiếu nên lộ lán ra… lại có cái may nữa là mấy trái đạn pháo do cá lẹp bắn không chính xác, cứ còn cách khoảng 5-10 mét chứ nó bắn chính xác hơn thì chưa biết sự thể sẽ ra sao….
Khó khăn, vất vả, đạn bom… Trong điều kiện ấy họ đã điều trị cho thương binh như thế nào và bằng cách nào? Tôi nhớ đã có lần hỏi các anh: Tư Chí Hiếu (tức Hiếu nhỏ - người hầu như có mặt ở quân y từ những ngày đầu mới thành lập), anh Hai Tuấn Về vấn đề này. Anh Tư Hiếu nói:
Khó khăn thì thì khó khăn thật. Nhưng khó mấy cũng phải làm chứ anh, lập ra quân y là để điều trị cho thương binh mà. Thực ra quân y Giồng Trôm những ngày đầu mới thành lập, (lúc này chưa chia tách thành A và B) lực lượng rất mỏng, vừa yếu lại vừa thiếu. Cả đơn vị lớn mà không hề có một y sỹ nào (chứ đừng nói bác sĩ, chỉ có cả thảy ba y tá là anh tư Chí Hiếu (được phân công trưởng ban), anh Năm Nguyện, anh Hai Long. Còn lại tụi tôi đều là du kích xã lên học cứu thương rồi được giữ lại. Nói như vậy để anh biết về chuyên môn lúc đó chúng tôi hầu như chưa có gì. Về sau anh Tư Hiếu được cử đi học y sĩ trên khu, tiếp đó là anh Năm Nguyện và anh Hai Long thì chúng rôi có được ba y sĩ. Sau cùng thêm anh Sáu Lam Giang nữa là bốn. Khi chia thành hai bộ phận cánh A và cánh B, anh Năm Nguyện được cử phụ trách cánh B, các anh khác chạy đi chạy lại giữa hai bộ phận. Như vậy điều kiện thì khó khăn, thiếu thốn, trình độ chuyên môn thì rất yêu. Có điều là chiến trường thì không thể chờ cho đủ, cho mạnh mới đánh nhau, mới có thương binh. Lúc đầu những ca nặng chúng tôi gửi sang cánh A (là nơi có điều kiện tương đối tốt hơn), hay gửi lên quân y tỉnh, chỗ anh Hai Thủy. Về sau tình hình biến đổi, thương binh nhiều thêm. Việc chuyển thương lại gặp nhiều khó khăn, nên nhiều ca năng mà chúng tôi vẫn phải giữ lại. Giữ lại là phải điều trị, phải mổ cho anh em. Dầu sao chúng tôi cũng rất thận trong. Phương châm của chúng tôi lúc đó là “… Nếu không mổ mà không chết thì không mổ, nếu mổ mà không chết thì mổ. nếu không mổ chắc chết mổ có một phần hy vọng sống thì mổ…”. Mỗi khi muốn thực hiện một ca mổ, chi bộ đảng phải họp, phân tích rồi quyết định mổ hay không. Những ca mổ đầu tiên thường do anh Tư Hiếu phụ trách. Về sau các anh Năm Nguyện, Hai Long đi học y sĩ về thì khả năng điều trị, mổ xẻ của quân y Giồng Trôm chúng tôi (cả hai cánh) được nâng lên rất nhiều. Điều nảy làm giảm rất nhiều áp lực khó khăn cho quân y tỉnh lúc bấy giờ…
Anh Hai Tuấn bổ sung thêm:
- Nói đến quân y là nói đến vết thương chiên tranh, nói đến mổ, mà trang bị mổ của chúng tôi lúc bấy giờ có gì đâu anh. Phòng mổ là một cái lán sơ sài như mọi lán thương binh khác, nap41 dưới bóng những tàn cây lớn hay tầng giây leo như mây, choại…. Trên trần được căng một tấm nilon lớn để tránh bụi. bàn mổ làm bằng những tấm ván gỗ đặt trên những giá đỡ bằng bình linh, già, đủng đỉnh…ghép lại. Trùm bên trên là một chiếc màn thật lớn, cả ca mổ làm việc trong đó. Ánh sáng thiếu thì chúng tôi dùng đèn 5 pin tự tạo bằng cách chắp thêm ống thân đèn. Có khi chúng tôi thiếu cả chiếc cưa chuyên dụng, đành dủng cưa sắt để đoạn chi cho anh em, vừa làm vừa rơi nước mắt… Nếu không có tình đồng chí đồng đội thì không sao làm nổi…
Phải, tôi biết chỉ có tình đồng chí, đồng đội trong chiến tranh mới giúp các anh các chị vượt lên tất cả để tận tình chữa trị cho anh em thương binh để họ có thể mau chóng trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu… .Chỉ có tình đồng đội mới giúp Năm Nguyện đủ kiên nhẫn, mày mò tìm đủ mọi cách điều trị vết thương đứt động mạch khoeo và cuối cùng giữ lại được cái chân cho Năm Hùng, bí thư đảng, xã đội trưởng Bình Thành (về sau anh này trở về, tiếp tục chiến đấu và hy sinh). Không có tình đồng chí, đồng đôi thì các chị Hai Bé, Năm Phấn có đủ nghị lực bón cho thương binh từng muỗng sữa, cả những khi thương binh không nuốt được phun cả muỗn sữa vào mặt. Hằng đêm hắng đêm dù mưa hay nắng các chị vẫn đến từng lán trại để trò chuyện, dộng viên anh em hay tém lại tứng mối màn bị hở để đồng đội không bị muỗi đốt…
* * *
… Anh Năm Nguyện đột ngột dừng lại làm đứt dòng suy tưởng của tôi. Thấy tôi nhìn như dò hỏi, anh vừa cười vừa đưa tay khoát rộng về phía trước:
- Đó chú xem! Từ sáng tới giờ, theo yêu cầu của chú, tôi đã đưa chú đi khắp những nơi mà trước đây quân y cánh B chúng tôi đã từng dựng lán trại để điều trị cho anh em thương binh. Nói một cách văn hoa thì đó là những nơi chúng tôi từng đóng đại bản doanh. Tất cả một thời đã gắn bó với chúng tôi biết bao nhiêu. Thế mà…giờ đây hầu như tất cả đều không còn dấu tích gì. Cuộc chiến tranh đã lùi xa hơn một phần ba thế kỷ. thời gian và cuộc sống đã xóa nhòa đi tất cả. Nhưng trách nhiệm chúng ta là phải nhớ lấy, nhớ lấy để tránh cho con cháu chúng ta không phải chịu đựng những đều mà cha ông chúng phải chịu. Và việc làm của chúng ta hôm nay cũng nhằm mục đích đó.
- Tại sao đến năm 1968 cánh B của quân y mình lại chuyển về Châu Bình mà không đóng lại Châu Hoà hay Phong Mỹ là những nơi có nhiều điều kiện thận lợi hơn hả anh?
Anh Năm Nguyện trầm ngâm như nhớ lại:
- Sau Mậu Thân, địch tạm thời giành thế chủ động trên chiến
trường Miền Nam nói chung. Ở Bến Tre cũng thế, chúng lợi dụng thế chủ động đó mở nhiều cuộc càn quét, rúng ép ta, tạo ra không ít khó về nhiều mặt cho ta trên khắp địa bàn tỉnh. Vì vậy, lúc này Châu Hoà hay Phong Mỹ không còn là địa bàn thuận lợi cho hoạt động của Quân y như lúc trước nữa. Một là cả hai địa phương này đều cận kề với vùng mà địch hoạt động mạnh, những trận càn lớn xảy ra hầu như thường xuyên. Hai là địa hình ở đó lúc này trở nên trống trải, các vườn dừa bị chất độc hoá học làm đổ trụi hết lá, chỉ còn lại những thân dừa trơ trọi trông như những bãi chông khổng lồ cắm thẳng lên bầu trời. Cây cối tầng dưới thì chết hết, chỉ một vài chỗ mới bắt đầu có những bụi cây lúp xúp nửa thân người. Quân y cần có một địa bàn an toàn hơn để có thể điều trị tốt cho thương binh, ví thế cấp trên quyết định đưa đơn vị về Châu Bình. Châu Bình lúc đó có thể coi là một vùng hẻo lánh, vừa ở xa địch vừa có rừng chồi mênh mông có đủ các loại cây: cao vượt đầu người vài tầm như giá, già, mét đủng đỉnh…, có loại bò lan trên mặt đất hay lúp xúp đầu người như ô rô, cóc kèn, ráng…, có loại cây dùng các cây to làm giá đỡ bò lan chằng níu ngay ở tầng giữa, cao hơn đầu ngưòi như mây, choại…. Địa hình và vị trí đó rất thích hợp cho việc tỏ chức đời sống và sinh hoạt của một trạm quân y…
Tuy nhiên tình hình lúc này không cho phép quân y tổ chức thành một đơn vị lớn, tập trung, bề thế mà phải sao cho gọn nhẹ, linh hoạt. Vì thế ngay khi mới đăt chân về Châu Bình, đơn vị đã phải chia thành ba trại, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của thương binh. Các trại này không được xa nhau quá để tiện việc liên lạc, nhưng cũng không được gần nhau quá để không ảnh hưởng tới nhau nếu gặp các tình huống bất trắc: địch càn, bom pháo… Cách xây dưng lán trại cũng phải hết sức đơn giản sao cho phù hợp với tình hình thực tế nơi ấy. Đơn giản nhưng trong điếu kiện lúc lại vẫn là kỳ công…
Tôi nhớ chị Hai Bé kể:
Ở những nơi có cây to, có tàn che bên trên thì dễ rồi nhưng ở những chỗ chỉ có dây bụi và dây leo thì nhiều khi chúng tôi phải dùng những cây lớn như giá, mét, đủng đỉnh chống cả tầng dây leo lên làm lán phía dưới, cột lán nhièu khi chỉ cao hơn đầu người chừng vài mươi xentimet. Giường thương binh nằm là những dãy sạp dài được ken bằng cây bình linh, giá đỡ là những cây già có nạng. Trên sạp chúng tôi trải những tấm đệm lớn (như đệm phơi lúa của dân), tối đến ngủ thì màn ai nấy mắc…
Nhớ lại lời anh Tám The hôm trước, tôi hỏi chị:
- Nghe nói mình còn phải đào cả trảng xê ngay trong lán phải không chị?
- Phải, anh ạ! Trong lán, dọc theo chiều dài sạp nằm, một bên chúng tôi để lối ra vào, một bên chúng tôi đào trảng xê để anh em có thể tránh được bom pháo khi cần thiết. Có thời kỳ địch bắn pháo vào vùng này nhiều lắm. Ban đêm cứ đầu mỗi giờ là chúng lại bắn pháo, mỗi lần như thế là anh em thương binh lại phải xuống trảng xê để tránh… - Bỗng nhiên tôi thấy chị cười cười, mặt hơi đỏ lên – Vào mùa mưa mới khổ, trảng xê nhiều khi ướt át, lầy lội. Cứ mỗi tối anh em sắm một nùi dẻ để bên, cởi truồng nằm ngủ. Địch bắn pháo, nhảy xuống trảng xê, hết pháo lại lên lấy nùi dẻ lau chân cẳng, lại nằm truồng ngủ tiếp. Vậy chứ anh tính, anh em chỉ có hai cái quần tiều mà mỗi đêm phài nhảy lên nhảy xuống năm bảy lần, không làm thế chịu sao cho thấu. Ở trại nặng chúng tôi còn phải đào cả hầm bí mật để trong những trường hợp bất ngờ có thể dấu được anh em…
Chị chép miêng tần ngần một lúc rồi mới nói tiép:
- Lẽ ra việc tạo nơi ăn chốn ở cho đơn vị dù khó khăn nhưng nếu chỉ là trong buổi đầu thôi thì cũng không có gì đáng nói. Nhưng khổ nỗi chỉ trong hơn hai năm (1968 – 1970) chúng tôi đã phải chuyển đi chuyển lại lán trại của anh em thương binh qua rất nhiều chỗ: ấp ba, ấp sáu, ấp tám, xẻo bà Bồi, xẻo bà Mười Tân, cú lao Dê…Mỗi lần chuyển như thế là cả một vấn đề lớn, nên việc đó đã trở thành gánh nặng gây rất nhiều khó khăn cho đơn vị…
Tuy không trực tiếp phải chịu đựng những trận càn lớn, những tổn thất lớn về người (cả thương binh và cán bộ) như ở cánh A, nhưng cánh B lại gặp những khó khăn khác mà nhiếu khi cũng rất gay gắt, đó là về đới sống. Ở xa trên, xa các đơn vị khác, quân y cánh B lột thỏm vào giữa rừng chồi mênh mông của Châu Bình. Việc quân lương về chậm về không đủ hầu như là chuyện thường xuyên.Vào thờ kỳ khó khăn nhất, tiêu chuẩn thực phẩm của anh em có khi chỉ là bốn con khô cá kèo mỗi người một ngày. Gạo muối thiếu, thuốc men, dụng cụ y tế thiếu… Nhất là dụng cụ y tế và thuốc men bao giờ cũng là nỗi lo đau đáu của anh em trong đơn vị từ lãnh đạo các y sỹ, ytá, cứu thương. Mà có lẽ lúc này cả chiến trường đều trong tình hình như vậy nên ống thuồc chích từ penicilin cho đến loại nhọn hai đầu đều phài giữ lại để đem về trên đổi. Băng tháo từ vết thương ra cắt bỏ đoạn dính máu mủ quá nhiều, đem giặt đi lại rồi dùng tiếp, phải ba bốn lần mới bỏ. Những dụng cụ tuy đơn giản nhưng không thể thiéu như băng nẹp nhiều khi anh em tự làm lấy
Về chuyện này, anh Năm Nguyện đã từng nòi với tôi:
- Vào những thời điểm khó khăn nhất, có lúc nhìn vết thương của anh em bị nhiễm trùng đau đớn mà đơn vị không có cả những thứ thuốc kháng sinh thông thường hay một ống thuốc giảm đau, tôi muốn trào nước mắt…
Tôi hỏi lại anh:
- Vậy rồi mình tháo gỡ bằng cách nào hả anh?
- Trong hoàn cảnh ấy không thể cứ ngồi chờ. Tôi (lúc đó là phó ban phụ trách cánh B) suy nghĩ nhiều lắm, sau đó tôi họp anh em trong đơn vị lại phát huy ý kiến đóng ghóp dân chủ. Khó khăn đã tạo cho chúng tôi thành những con người đa năng, cả về cách nghĩ lẫn cách làm. Không kể công việc ruộng vườn (chúng tôi hầu hết đều từ nông dân mà), mỗi đứa đếu có thể đốn lá, chằm lá, chèo ghe, chài, thả lưới, đóng đáy… Tám The có lần nói đùa: “Nhiều nghề thế này sau về nhà chắc vợ đỡ nhăn…”- Anh cười cởi mở rồi nói tiếp - Ngoài thời gian chăm sóc thương binh thì trồng mỳ, trồng chuối, trống rau, đánh bắt cá tôm… là những công việc lớn của chúng tôi lúc ấy mà người nào cũng phải tham gia không kể lãnh đạo hay cán bộ. Phải nói là trong những công tác lao động tự túc của chúng tôi thì đánh bắt tôm cá đem lại nguồn tài chính lớn nhất. Thực ra thì ban đầu chúng tôi có đứa nào biết chài lười gì đâu. Nhưng ròi nhờ mấy anh máy chú quen nghề như ông Tám Lùn, ông Ba Phước, ông Năm Rái… (những ông này là người Châu Bình vì bị giặc o ép nên ra sống chung với chúng tôi, cùng làm cùng ăn gần như người của cơ quan vậy, có ông ở với quân y mãi đến tận ngày giải phóng) chỉ vẽ, rồi nghề dạy nghề đứa nào cũng trở nên thành thạo. Cá tôm lúc đó nhiều vô kể vì hầu như không ai đánh bắt. Lúc đầu chúng tôi chỉ có một tay lưới, vậy mà đã có đủ tôm cá cho tất cả các trại. Về sau tôi về mượn tiền của gia đình sắm được một miệng đáy thì cá tôm đánh bắt được phải đem bán. từ tiền đó chúng tôi sắm được miệng đáy thứ hai…
Hai Tuấn từng kể cho tôi nghe:
- Cá tôm nhiều đến mức mỗi chiều nước ( lần nước lên nước xuống trong ngày) mỗi miệng đáy có thể thu từ 300 – 500 ký là thường. Có lần tháo đáy, do sơ ý, anh em để lệch miệng khỏi xuồng, cá kèo trào ra nhận chìm luôn xuồng… Cá tép bắt được chúng tôi nhờ mấy bà mấy chị đem lên mấy chợ trên bán giùm. Họ tốt lắm, bán như vậy nhưng tự giác chỉ lấy vừa tiền công, còn lại bao nhiêu đều đưa lại hết cho đơn vị. Mấy năm đó nhờ vào những khoản tiền tự túc đó mà chúng tôi tháo gỡ được khó khăn mỗi lúc quân lương không về kịp, mà việc này thì xảy ra luôn. Nghe anh Năm Nguyện nói, cho đến ngày giải phóng, trên vẫn còn thiếu quân y cánh B chúng tôi một số tiền khá lớn…
Còn chị Hai Bé thì kể:
- …Thiếu gạo chúng tôi mua gạo, thiéu thuốc men , chúng tôi mua thuốc men. Những việc mua bán này chúng tôi đèu nhờ bà con cơ sở ở các chợ cả. Anh tính ở giữa rừng, lại xa trên thì việc thiếu thốn là tất nhiên thôi, phải không? Nhưng “cái khó ló cái khôn” không thể ngồi nhìn anh em đau đớn hay đói khát. Chúng tôi lại phải kiếm cách xoay xở lấy. Có tiền trong tay, chúng tôi cử người lên liên lạc với các bà các chị quen biết ở mấy chợ như Châu Hoà, Châu Thới nhờ mua dùm các thứ mình thiếu. Công việc nhìn tưởng đơn giản nhưng thật ra rất nguy hiểm, nếu lộ ra thì cầm tù là cái chắc. Được cái những người mình nhờ hầu hết đều là con em các đồng chí mình cả nên họ đếu hết sức giúp đỡ. Khi có tiền đã đành, khi không có tiền họ sẵn sàng cho mua thiếu rồi trả sau. Tôi còn nhớ, mãi sau giải phóng quân y cánh B chúng tôi mới trả tiền 400 lít gạo mua của chị…từ hồi 72 – 73… Ngoài những thiếu thốn mà chúng tôi đã nói với anh còn một cái thiếu khác nữa cũng quan trọng không kém, thậm chí có phần hơn nữa là khác - Chị bỗng trở nên trầm ngâm như nhớ lại một thưở gian khổ mà hào hùng – Không nói thì anh cũng biết, đối với y tế nước ngọt cần biết chừng nào, đối với các vết thương chiến tranh thì nước ngọt lại càng cần hơn bất cứ ở đâu. Vậy mà ở Châu Binh (nơi quân y chúng tôi đóng), suốt sáu tháng mùa khô hầu như lúc nào cũng chỉ có nước mặn. Muốn có nước ngọt chúng tôi phải lên tận ngã ba sông Châu Bình hay ngã tư sông Ba Lai với rạch An Hoá cách nơi ở cả chục cây số mới lấy được. Mà nào chỉ có vất vả vì đường sá xa xôi, nhiều khi còn bị tàu địch rượt đuổi, máy bay xăm xoi… Nhiều khi mất cả nước cả xuồng, còn lại người là may mắn lắm…
Khi nghe chị Hai Bé kể tôi chợt liên tưởng đến một chuyện thật cảm động mà chị Năm Phấn đã kể cho nghe:
Lần đó tôi và anh Dũng dược phân công đi lấy nước ngọt. Lúc đó đang là cuối mùa khô, muốn lấy được nước ngọt phải lên tận ngã tư sông Ba Lai với sông An Hoá… Lấy nước xong về đến nửa dường (lối một bên là Phong Mỹ, bên kia là Châu Hưng, tôi loay hoay quay tới quay lui làm sao mà ghe lật úp. Vì là chở xá (nước đổ thẳng vào lòng ghe đã trải vải mủ mà không dùng bao ni lông đóng lại thành từng bao lớn) nên nước đổ ra hết. Vừa kịp bíu xuồng, tôi thấy anh Dũng giận đỏ mặt, giá tay lên (có lẽ lúc đó anh
giận quá đến nỗi muốn cho tôi một cái tát tay). Lúc đó thâm tâm tôi rất sợ nhưng lại tiếc ghe nước đứt ruột và nghĩ: “Mình cũng đáng đánh lắm!...”, liền nhắm mắt chờ cái tát của anh hạ xuống… Nhưng chờ mãi mà không thấy, khi mở mắt ra thì thấy tay anh đã buông xuống, mặt vẫn còn đỏ nhưng miêng hơi cười cười… Hai anh em lại lui cui chèo ghe ngược lên lấy nước rối trở về. Về đến cù lao Dê (lúc đó trại đang ở cù lao Dê) Thấy mọi người đang lao xao đứng đợi vẻ sốt rột vì hai đứa về muộn… Về sau anh Dũng nói lại với anh em rằng: “Lúc đó tao giận lắm muốn đánh thật sự nhưng nhìn nó nhắm mắt chờ đơi cái tát, vẻ cam chịu. Tự nhiên thấy thương quá, không đánh được nữa…”…
Nào chỉ có khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà thôi đâu. Còn đạn bom, còn những trận càn quét của quân thù vào địa bàn đơn vị. Trong một cuộc chiến tranh không phân tuyến như ở Miền nam Việt Nam thì không có nơi nào thực sự là hậu phương cả, mọi thứ (chiến trường hậu phương, ta địch…) cứ đan cài vào nhau tất cả. Quân y cánh B của Giồng Trôm lúc ấy đang ở trong rừng Châu Bình, về mặt nào đó cò thể coi là phía sau mặt trận. Ấy vậy mà đã không dưới năm bảy lần bị đánh vào: lần thì do có kẻ chiêu hồi dẫn đường, lần thì bị lính Mỹ đổ quân ngay sau lưng để ứng cứu khi khi bọn đi càn bị quân ta chặn đánh tơi tả ở bờ sông Châu Bình, lần thì máy bay phát hiện và dùng máy bay bắn pháo vào ngay lán thương binh.
Anh Năm Nguyện kể:
- Khoảng tháng bảy , tháng tám Năm một chín sáu tám, nghĩa là lúc quân y vừa tạm gọi là đứng chắc chân ở địa bàn Châu Bình thì bị địch, do một tên chiêu hồi (trước từng là thương binh nằm diều trị trong đơn vị) dẫn đường, càn thẳng vào căn cứ mà cụ thể là bộ phận ở ấp 3. Được bên quân báo báo sang, ngay trong đêm chúng tôi vội sơ tán anh em thương binh về các trại khác ở Mương Khai (ấp 6) , Ở xèo Cây me bà Mười Tân (ấp 8). Xong việc, chúng tôi quay lại gài trái trên trên các điểm trọng yếu của đường váo trại. Sáng hôm sau, địch càn vào, chỉ càn lại trại không nhưng chính chúng đã bị tiêu diệt 7 tên do vương trái.
Anh Tám The, anh Hai Tuấn thì kể về chuyện bảy ngày địch càn liên tiếp ba trận vào cứ của đơn vị đóng tại Mương Khai. Anh em vừa phải bảo vệ thương binh, lớp sơ tán lớp đưa xuống hầm bí mật, vứa triển khai đánh địch. Tổng kết những trận càn này riêng đơn vị đã tiêu diệt mười chín (19) tên…
Khi tôi hỏi Tám The có trận nào địch đánh vào đơn vị mà làm anh nhó “đời không”, thì anh cười hiền lành:
- Thực ra thì trận nào củng đáng để nhớ đới cả vì nếu chỉ có mình mình thì dễ thôi nhưng lùc ấy còn có cả mấy chục sinh mạng của anh em thương binh trong tay mình, phải làm sao bảo vệ được anh em trong sự khốc liệt của kẻ thù… tuy nhiên, có trận khoảng tháng hai tháng ba năm bảy mươi (1970) là làm tôi nhớ nhất. Trận này tuy địch không trực tiép đổ quân xuống nhưng tình huống nguy hiểm thì còn hơn các trận khác nhiều do mình hoàn toàn bất ngờ…
Thấy vẻ háo hức của tôi, anh bình tĩnh rít thêm hơi thuốc, từ từ nhả khói rồi mới nói tiép (người kể chuyện nào mà chẳng vậy, càng tới chỗ khúc mắc thì càng hưỡn đãi để buộc người nghe chú ý):
- Lúc ấy trại nhẹ chúng tôi ở Mương Khai có khoảng mười bốn, mười lăm thương binh. Sáng đó lối tám giờ hay hơn một chút, anh em cán bộ của trại đã phân tán đi công việc cả (người đi đóng đáy, người lên chợ Châu Hoà mua gạo…), ở nhà chỉ còn tôi và anh Trương Sáu. Vừa làm thuốc cho anh em xong (thay băng, rửa vết thương) thì nghe tiếng Bù nóc, tôi dặn anh em bình tĩnh rối tính bước ra ngoài để quan sát tình hình. Nhưng vừa ló cổ ra khỏi mái lán thì Bù nóc đã nhào xuống bắn điểm. phát đạn bắn điểm đó không ngờ lại trúng ngay hai quả lựu đạn hỏng anh em bỏ ở gốc cột lán phía đối diên tôi định ra. Hú hồn! nếu ra đằng đó là tôi tiêu rồi (anh cười – ra cái điều cũng chẳng ăn nhằm gì). Nghe tiếng nổ mặt đất, chiếc Bù nóc ngóc lên, lập tức hai chiếc Cá lẹp nhào tới bắn pháo liền. Lúc này anh em thương binh đã xuống cả “trảng xê” và đang ở yên dưới đó. Nhưng khi Cá lẹp quần tới quần lui, bắn đến trái thứ năm thì một số anh em hoang mang rúng động định nháo ra ngoài. Không ai hẹn ai mà tôi và anh Trương Sáu (lúc này ngồi ở hai đầu trảng xê) cùng hét: “Ở yên! Ai bị người nấy chịu…chạy ra lúc này là chết hết!...”, anh em bình tĩnh lại dần.Bắn đến trái đạn thứ bảy, không thấy gì. Có lẽ nó nghĩ đó là lán trại cũ đã bỏ nên cả hai chiếc Cá lẹp lượn thêm hai vòng rồi cút thẳng, thật hú vía…Về sau quan sát lại tôi mới biết trại bị lộ là do đóng dưới một gốc me cực lớn (nó trùm bóng che có tới nửa công đất) nhưng mùa khô lá me rụng nhiếu nên lộ lán ra… lại có cái may nữa là mấy trái đạn pháo do cá lẹp bắn không chính xác, cứ còn cách khoảng 5-10 mét chứ nó bắn chính xác hơn thì chưa biết sự thể sẽ ra sao….
Khó khăn, vất vả, đạn bom… Trong điều kiện ấy họ đã điều trị cho thương binh như thế nào và bằng cách nào? Tôi nhớ đã có lần hỏi các anh: Tư Chí Hiếu (tức Hiếu nhỏ - người hầu như có mặt ở quân y từ những ngày đầu mới thành lập), anh Hai Tuấn Về vấn đề này. Anh Tư Hiếu nói:
Khó khăn thì thì khó khăn thật. Nhưng khó mấy cũng phải làm chứ anh, lập ra quân y là để điều trị cho thương binh mà. Thực ra quân y Giồng Trôm những ngày đầu mới thành lập, (lúc này chưa chia tách thành A và B) lực lượng rất mỏng, vừa yếu lại vừa thiếu. Cả đơn vị lớn mà không hề có một y sỹ nào (chứ đừng nói bác sĩ, chỉ có cả thảy ba y tá là anh tư Chí Hiếu (được phân công trưởng ban), anh Năm Nguyện, anh Hai Long. Còn lại tụi tôi đều là du kích xã lên học cứu thương rồi được giữ lại. Nói như vậy để anh biết về chuyên môn lúc đó chúng tôi hầu như chưa có gì. Về sau anh Tư Hiếu được cử đi học y sĩ trên khu, tiếp đó là anh Năm Nguyện và anh Hai Long thì chúng rôi có được ba y sĩ. Sau cùng thêm anh Sáu Lam Giang nữa là bốn. Khi chia thành hai bộ phận cánh A và cánh B, anh Năm Nguyện được cử phụ trách cánh B, các anh khác chạy đi chạy lại giữa hai bộ phận. Như vậy điều kiện thì khó khăn, thiếu thốn, trình độ chuyên môn thì rất yêu. Có điều là chiến trường thì không thể chờ cho đủ, cho mạnh mới đánh nhau, mới có thương binh. Lúc đầu những ca nặng chúng tôi gửi sang cánh A (là nơi có điều kiện tương đối tốt hơn), hay gửi lên quân y tỉnh, chỗ anh Hai Thủy. Về sau tình hình biến đổi, thương binh nhiều thêm. Việc chuyển thương lại gặp nhiều khó khăn, nên nhiều ca năng mà chúng tôi vẫn phải giữ lại. Giữ lại là phải điều trị, phải mổ cho anh em. Dầu sao chúng tôi cũng rất thận trong. Phương châm của chúng tôi lúc đó là “… Nếu không mổ mà không chết thì không mổ, nếu mổ mà không chết thì mổ. nếu không mổ chắc chết mổ có một phần hy vọng sống thì mổ…”. Mỗi khi muốn thực hiện một ca mổ, chi bộ đảng phải họp, phân tích rồi quyết định mổ hay không. Những ca mổ đầu tiên thường do anh Tư Hiếu phụ trách. Về sau các anh Năm Nguyện, Hai Long đi học y sĩ về thì khả năng điều trị, mổ xẻ của quân y Giồng Trôm chúng tôi (cả hai cánh) được nâng lên rất nhiều. Điều nảy làm giảm rất nhiều áp lực khó khăn cho quân y tỉnh lúc bấy giờ…
Anh Hai Tuấn bổ sung thêm:
- Nói đến quân y là nói đến vết thương chiên tranh, nói đến mổ, mà trang bị mổ của chúng tôi lúc bấy giờ có gì đâu anh. Phòng mổ là một cái lán sơ sài như mọi lán thương binh khác, nap41 dưới bóng những tàn cây lớn hay tầng giây leo như mây, choại…. Trên trần được căng một tấm nilon lớn để tránh bụi. bàn mổ làm bằng những tấm ván gỗ đặt trên những giá đỡ bằng bình linh, già, đủng đỉnh…ghép lại. Trùm bên trên là một chiếc màn thật lớn, cả ca mổ làm việc trong đó. Ánh sáng thiếu thì chúng tôi dùng đèn 5 pin tự tạo bằng cách chắp thêm ống thân đèn. Có khi chúng tôi thiếu cả chiếc cưa chuyên dụng, đành dủng cưa sắt để đoạn chi cho anh em, vừa làm vừa rơi nước mắt… Nếu không có tình đồng chí đồng đội thì không sao làm nổi…
Phải, tôi biết chỉ có tình đồng chí, đồng đội trong chiến tranh mới giúp các anh các chị vượt lên tất cả để tận tình chữa trị cho anh em thương binh để họ có thể mau chóng trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu… .Chỉ có tình đồng đội mới giúp Năm Nguyện đủ kiên nhẫn, mày mò tìm đủ mọi cách điều trị vết thương đứt động mạch khoeo và cuối cùng giữ lại được cái chân cho Năm Hùng, bí thư đảng, xã đội trưởng Bình Thành (về sau anh này trở về, tiếp tục chiến đấu và hy sinh). Không có tình đồng chí, đồng đôi thì các chị Hai Bé, Năm Phấn có đủ nghị lực bón cho thương binh từng muỗng sữa, cả những khi thương binh không nuốt được phun cả muỗn sữa vào mặt. Hằng đêm hắng đêm dù mưa hay nắng các chị vẫn đến từng lán trại để trò chuyện, dộng viên anh em hay tém lại tứng mối màn bị hở để đồng đội không bị muỗi đốt…
* * *
… Anh Năm Nguyện đột ngột dừng lại làm đứt dòng suy tưởng của tôi. Thấy tôi nhìn như dò hỏi, anh vừa cười vừa đưa tay khoát rộng về phía trước:
- Đó chú xem! Từ sáng tới giờ, theo yêu cầu của chú, tôi đã đưa chú đi khắp những nơi mà trước đây quân y cánh B chúng tôi đã từng dựng lán trại để điều trị cho anh em thương binh. Nói một cách văn hoa thì đó là những nơi chúng tôi từng đóng đại bản doanh. Tất cả một thời đã gắn bó với chúng tôi biết bao nhiêu. Thế mà…giờ đây hầu như tất cả đều không còn dấu tích gì. Cuộc chiến tranh đã lùi xa hơn một phần ba thế kỷ. thời gian và cuộc sống đã xóa nhòa đi tất cả. Nhưng trách nhiệm chúng ta là phải nhớ lấy, nhớ lấy để tránh cho con cháu chúng ta không phải chịu đựng những đều mà cha ông chúng phải chịu. Và việc làm của chúng ta hôm nay cũng nhằm mục đích đó.
2 nhận xét:
Vừa hay vừa là tư liệu lịch sử cực kỳ quí giá! Tôi cũng được nghe kể những chuyện tương tự - chẳng hạn từ anh Bảy Xuân (Bác còn nhớ Bảy Xuân dạy nhạc không? Là một kho câu chuyện về Côn Đảo đấy) - nhưng với cái mớ ngổn ngang tư liệu ấy tôi không làm sao biết cách dựng lại hình ảnh lịch sử! Uổng hết sức!
Đọc bài Giáo Dục :xin cho tôi nói thẳng của G/S Hoàng Tụy thấy hơi buồn cho trí thức của mình.Đã là giáo sư thì muốn nói ,cần nói thì cứ nói tội gì lại xin,cho.Còn thằng dân đen như tôi thì phải quỳ để nói à.Chán thật.
Mời các bác xem bài của tôi trên trang bờ -lốc:
http://longdientimhieu.blogspot.com/2009/11/cuoc-chien-viet-nam-1945-1975-chuong-i.html
Đăng nhận xét