NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC MUỐN GÌ?
Lê Phú Khải
LỜI TÒA SOẠN: Những người chủ trương LBT chưa đọc cuốn sách “Ma chiến hữu” này, vì thế chúng tôi không bình luận về bài viết này. Nhưng chúng tôi đăng tải bài này như sự ghi nhận tấm lòng của một nhà báo: anh Lê Phú Khải. Rất mong nhà xuất bản Văn Học có ý kiến.
Một người bạn hốt hoảng chạy đến nhà tôi, anh ta chìa cuốn sách và nói trong giận dữ: Chúng nó ca ngợi những tên xâm lược đã giết hại đồng bào mình! Anh hãy đọc đi, hết chỗ nói rồi(!)
Tôi cầm cuối sách. Nó có tên là “Ma chiến hữu”, của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, được Trần Trung Hỷ dịch, Nguyễn Cừ chịu trách nhiệm xuât bản, Triệu Xuân và Mạc Nguyên biên tập, được nhà xuất bản Văn Học liên kết với công ty văn hóa Phương Nam xuất bản… Bìa trước có vẽ hình ba người lính Trung Quốc, bìa sau còn có hình nhiều tên xâm lược Trung Quốc… Dưới cùng còn có lời giới thiệu của những người làm sách: Một cách nghĩ khác về chiến tranh; Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng…
… Tôi đọc được hơn 50 trang đã thấy đất dưới chân mình như đang sụt lún… Và, tôi đã thức trắng đêm để “nghiên cứu” cuốn sách khốn nạn, vô sỉ này.
Bằng một thủ pháp nghệ thuật chẳng có gì mới, là sử dụng yếu tố hư ảo, người chết nói chuyện với người sống (thế kỷ 15, 16… các nhà văn Phương Tây như Sếch – pia đã sử dụng thủ pháp này), nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc miêu tả một người lính Trung Quốc có tên là Tiền Anh Hào, người đã hy sinh vào tháng hai năm một ngàn chín trăm bảy mươi chín trong một trận phản kích”! (trích nguyên văn trang 13). Trước khi Tiền Anh Hào được điều ra trận “vì ở phía Nam đang đánh nhau” (trang 17), anh ta là một tên lính toàn diện, xạ kích, ném lựu đạn, đánh cận chiến, gài bộc phá hay đào hầm… thứ gì tên này cũng hay! Trước khi lên đường xuống phía Nam, anh ta được cấp trên chúc rượu: “chúc đồng chí lập nhiều công, giết nhiều địch để làm rạng rỡ quân đội anh hùng.” (trang 17). Khi nằm dưới mồ rồi, nghe tin của Bộ Ngoại giao (TQ) nói hai nước TQ và Việt Nam đã bắt đầu bình thường hóa… tên lính này than: “- Tôi càng nghĩ càng cảm thấy mình chết thật oan uổng! “(trang 56). Và anh ta được giải thích rằng: “- Trên thế giới này không hề có một tình bạn vĩnh viễn, cũng không hề có một kẻ thù vĩnh viễn. Quan hệ giữa con người và con người là như vậy, quan hệ giữa nước này và nước khác cũng vậy. Mâu thuẫn tích lũy đến một mức độ nào đó tất sẽ đánh nhau, đánh nhau thì tất có dừng. Không đánh nhau ắt không có ngày hòa bình hôm nay…” (trang 57)
Cuộc chiến vượt biên giới, vào sâu đất liền giết hại đồng bào ta đập phá nước ta năm 1979 của những tên xâm lược TQ được giải thích là một cuộc “đánh nhau”! Nghĩa là không có kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược. “Địch” ở đây chính là Việt Nam, giết Việt Nam tức là giết địch (!) Thứ lý luận lưu manh truyền kiếp và tàn độc đó lại được “anh em ta” ở nhà xuất bản Văn Học dịch ra in thành sách để đồng bào mình đọc(!) Thật không còn gì bỉ ổi hơn, khi những tư tưởng đó được giới thiệu ở bìa sách là : “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng”!
Lê Phú Khải
(Một đêm thức trắng 25/2/2009)
Trong lễ mừng cắm xong cột mốc cuối cùng ở biên giới hai nước người ta đã trưng lên một vòng hoa với dòng chữ "DỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ TRUNG QUỐC" và ngay biên giới cò một nghĩa trang chung cho cả bộ đội Việt Nam và lính Trung Quốc (có cả tượng đài hai người lính hẳn hoi)(daohieu.com).Thì việc dịch một cuốn sách như vậy và nhất là với lối dịch như vậy chẳng qua cũng là một sự nhất quán mà thôi. Anh thức trắng đêm mà làm gì, hốt hoảng mà làm gì cho thêm bạc tóc hả anh Lê Phú Khải?
DƯƠNG SINH
VÔ ĐỀ GÒ CÔNG
-
* Đêm trung thu (29/9/2023) ôm cây guitar qua Gò Công đàn mấy bản buồn:
Lagrima, Adelita, Pavana của Francisco Tarrega. Nói với những bạn nghe mấy
bản nà...
1 năm trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét