Mẩu 1:
Trước nhà bưu điện tỉnh năm khoảng năm 1990- 1991, giữa hai người phụ nữ tuổi từ 35 đên 40, có vẻ trí thức:
- Ôi chị Sáu! Lâu quá không gặp chị, có lẽ từ ngày Tiếp Thu Sài Gòn đến giờ đấy chị nhỉ?
- Ừ! từ ngày Tiếp Thu chị không đi đâu nên ít có dịp gặp lại bạn bè cũ lắm, em có khoẻ không, công việc làm ăn thế nào?...
Mẩu 2:
Tại quầy bán vịt làm sẵn Chợ Chùa, hơn một tháng trước:
- ......
- Từ ngày anh Bảy Quân hy sinh rồi chị không đến với ai nữa sao chị Tư?
- Bảy quân hy sinh chị mất vài năm mới bình tĩnh lại được. Tiếp quản Sài Gòn thì chị đã thành quá lứa, lúc này thì còn ai chú ý đên mhững đứa mhư mình nữa. Giải phóng rồi đâu còn là những ngày ở rừng ...
Mẩu 3:
Mấy ngày trước trong bãi giữ xe ở chợ:
- Tôi gửi lại anh luôn cả tền ngày hôm qua nữa anh Sáu.
- Thôi anh Hai à, coi như tôi khuyến mãi anh một ngày thôi mà, ngày nào anh chẳng đi chợ.
- thôi! Cùng là dân lao động với nhau, đã không giúp được gì cho nhau thì cũng nên sòng phẳng.
- Chèn đét ơi! anh nói gì vậy anh Hai? tụi tôi mới là dân lao đông chứ anh là dân trí thức thứ thiệt mà!
- Trí thức thì sao chứ anh Sáu! tôi hay anh đều phài đổ mồ hôi, công sức ra thì mới có ăn, chứ có ai lấy không được của thiên hạ đống nào. Mà hễ ai bỏ công sức ra để kiém ăn thì đều là dân lao động cả.
....
Thì ra là thế...
VÔ ĐỀ GÒ CÔNG
-
* Đêm trung thu (29/9/2023) ôm cây guitar qua Gò Công đàn mấy bản buồn:
Lagrima, Adelita, Pavana của Francisco Tarrega. Nói với những bạn nghe mấy
bản nà...
1 năm trước
5 nhận xét:
Hơi kì lạ. Mình không hiểu mối liên quan giữa những mẫu đối thoại này?! Hay vì mình là người ngoài cuộc!
Hình như mối liên quan giữa những mẫu đối thoại này là: con người dù sống ở môi trường nào, chế độ nào thì cũng phải lao động để kiếm "miếng ăn". Quan trọng là họ lao động như thế nào thôi :P, phải không chú?
quan hệ giữa những mẩu đối thoại này là: Với mỗi sự việc, sự kiện mỗi con người có những nhận thức riêng đánh giá riêng, thái độ riêng...ví dụ người ta gọi việc giải phóng Sài Gòn là "tiếp thu" mà không phải là "tiếp quản", ai không ăn trên ngồi trốc,Phải làm mới có ăn thì "đều là dân lao động" chứ không theo nghĩa hẹp thường dùng...
Chắc vậy quá. Phải không Bác Dương Sinh?!
Ơ... vậy hiểu rồi!
Đăng nhận xét