Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

Buồng thơm” –Một bài thơ hay



Buồng thơm


Đêm vắng
Buồng thơm
Em soi gương trộm
Ngọn đèn mượn gió nghé nghiêng

Phùng Cung

Làm đẹp, soi gương để kiểm tra nhan sắc hầu như là thuộc tính của bất cứ người phụ nữ nào. Dù ma chê quỷ hờn như thị Nở hay nghiêng nước nghiêng thành như Tây Thi, Đát Kỷ thì chắc chắn cũng giống nhau ở điểm đó. Nhưng soi gương trong buồng, lại là soi ban đêm, soi trộm, sợ người khác nhìn thấy thì chỉ có ở hai lứa tuổi:
Một là những thiếu phụ hoài xuân, nhớ tiếc tuổi xuân sắc của mình.
Hai là những thiếu nữ mới vào tuổi cập kê và nói như có người đã nói thì nàng đang dùng giằng ở tuổi nhỏ, vừa muốn lại vừa không muốn thành người lớn, nàng đang khám phá mình.
Ở đây tôi nghiêng về khả năng thứ hai bời tác giả đã dùng chử “buồng thơm”, theo tôi chỉ buồng của người khuê nữ mới đáng được gọi là buồng thơm. Thứ nửa tác giả dùng đại từ “em” vừa trìu mến vừa độ lương chứ không dùng chữ “nàng” có thể là thành kính nhưng xa cách.
Nhưng dù là thiếu phụ hoài xuân hay thiếu nữ đang khám phá mình thì lúc này, lúc đứng trước gương nàng cũng đang khỏa thân. Có khỏa thân thì mới cần kín đáo đền thế, cũng có khỏa thân thì mới thấy hết những gì của cơ thể mình dù đó là những nét quen thuộc đến mức đáng thương hay những nét lạ lùng mới nảy nở. Nàng khỏa thân trong buồng kín và nghĩ rằng việc soi gương trộm của mình là bí mật lắm, “Chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay…”. Nhưng nàng đã lầm, buồng đêm không chỉ có nàng mà còn có thêm hai nhân vật nữa đó là ngọn đèn và…gió. Ngọn đèn như một chàng trai trẻ vừa tò mò, vừa trợn trạo nhưng cũng vừa dè dặt rụt rè. Nghĩa là nếu cứ như vậy không có gí tác động thêm thì nó cứ yên vị thế, bằng lòng thưởng thức “âm bản”, tức phía sau của người đẹp. Nhưng ở đây lại có thêm ngọn gió quái quỷ làm đồng lõa, thế là ngọn dèn nghiêng đi, nghé nhìn,để thấy những gì đáng ra không được thấy. Đừng có ai trách gì nhọn đèn cả, nó cũng chỉ là tha thiết với cái đẹp thôi….
Bài thơ theo tôi thật tinh tế và tuyệt đẹp

27/12/2008


1 nhận xét:

Vuong Duc Binh nói...

Hay! Bài thơ đã hay, gần như haiku của Nhật nhưng lời bình thì thật tuyệt!